Suy giãn tĩnh mạch ăn gì? Các thực phẩm có lợi dành cho người bệnh

Nguyễn Phương Thảo

18-12-2024

goole news
16

Đối với người trưởng thành, suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến. Ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng và lối sống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến cho bệnh phát triển. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề “Suy giãn tĩnh mạch ăn gì?” để có thể xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh, thúc đẩy quá trình điều trị và hồi phục sớm nhất. 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng phồng, giãn hoặc xoắn có thể dễ dàng nhìn thấy qua da. Chúng thường xuất hiện ở bàn chân, chân, mắt cá chân hoặc một số vị trí khác như vùng xương chậu, đùi, giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nếu không điều trị, suy giãn tĩnh mạch có thể chuyển biến xấu theo thời gian, khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, nặng nề, sưng phù, hay bị chuột rút ở cơ bắp kèm theo những thay đổi ở da như đỏ da, loét da, phát ban,....

Suy giãn tĩnh mạch không đe doạ tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ đối với người bệnh

Suy giãn tĩnh mạch không đe doạ tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ đối với người bệnh

Nguyên nhân bị suy giãn tĩnh mạch là do thành tĩnh mạch bị yếu đi, áp lực trong tĩnh mạch tăng lên khiến cho tĩnh mạch giãn ra. Lúc này, các van giữ cho máu di chuyển theo một hướng trong tĩnh mạch không thể hoạt động bình thường. Máu chảy chậm, bị ứ đọng khiến cho tĩnh mạch bị giãn ra và đi ngoằn ngoèo. 

Suy giãn tĩnh mạch được chia thành 3 loại:

  • Tĩnh mạch nông nằm sát với bề da nhất;
  • Tĩnh mạch sâu nằm len lỏi giữa các nhóm cơ;
  • Tĩnh mạch xuyên nối tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu với nhau; 

Tĩnh mạch sâu dẫn đến mạch chủ, đưa thẳng máu về tim và cũng là tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể. 

Đối với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch thường sẽ xảy ra ở tĩnh mạch nông của chân. 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng như thế nào với người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch?

Chế độ dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và phòng ngừa biến chứng. Một thực đơn hợp lý có thể tác động tích cực đến tuần hoàn máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch, và hỗ trợ cơ thể phục hồi.

  • Tăng cường sức khỏe mạch máu, tăng sức bền và tính thấm mao mạch. Từ đó sẽ hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng bị giãn tĩnh mạch cũng như sự ứ máu ở các van tĩnh mạch. 
  • Kiểm soát cân nặng. Ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng áp lực trực tiếp lên hệ thống tĩnh mạch. Do đó, chế độ ăn ít chất béo bão hòa, hạn chế đường, và giàu protein thực vật sẽ giúp duy trì cân nặng lý tưởng và cải thiện lưu thông máu hiệu quả.
  • Phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm sự kết dính của tiểu cầu. Do đó, cần bổ sung thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh như quả mọng (dâu tây, việt quất) và trà xanh.
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu nhờ các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia, và các loại đậu, giúp giãn cơ và tĩnh mạch, cải thiện lưu lượng máu. Kali trong chuối, khoai lang, và nước dừa cũng giúp cơ thể giảm giữ nước, hạn chế phù nề ở chân – một triệu chứng phổ biến của suy giãn tĩnh mạch.
  • Hạn chế tình trạng viêm, hỗ trợ cải thiện chức năng mạch máu nhờ các loại thực phẩm giàu flavonoid, có trong trà, táo, và ca cao.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch ăn gì? 

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế ăn tinh bột và chất béo bão hoà. Nên bổ sung nhiều chất xơ, các loại trái cây và rau củ, đảm bảo uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để tránh mất nước, duy trì lưu thông máu. Dưới đây là những lợi ích về các loại thực phẩm bệnh nhân nên bổ sung, đồng thời cũng có thể giải đáp câu hỏi “Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?” 

Bơ tươi

Bơ là thực phẩm giàu axit béo không bão hoà và vitamin có lợi dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch

Bơ là thực phẩm giàu axit béo không bão hoà và vitamin có lợi dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch

Bơ là nguồn cung cấp dồi dào axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm viêm trong cơ thể và cải thiện lưu thông máu. Điều này đặc biệt quan trọng với người bị giãn tĩnh mạch, vì viêm và tuần hoàn kém là hai yếu tố góp phần làm bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, bơ còn chứa hàm lượng kali cao, là một khoáng chất cần thiết giúp cân bằng điện giải và giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể. Đồng thời, bơ còn rất giàu vitamin C và E. Đây là những dưỡng chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ thành mạch khỏi tổn thương do gốc tự do. Vitamin C còn tham gia vào quá trình sản xuất collagen, một loại protein quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và chắc khỏe của tĩnh mạch. 

Tuy nhiên, người bị giãn tĩnh mạch cần chú ý không lạm dụng bơ quá mức, vì bơ có hàm lượng calo cao. Kết hợp bơ tươi vào một chế độ ăn cân đối, giàu rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và protein nạc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Củ cải đường

Củ cải đường là một thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa hàm lượng lớn nitrate tự nhiên, khi được tiêu hóa, sẽ chuyển hóa thành oxit nitric - một chất giúp giãn nở mạch máu, tăng lưu thông máu và giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Điều này rất quan trọng trong việc hạn chế tình trạng ứ đọng máu, giảm sưng phù và đau nhức ở người mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, củ cải đường giàu chất chống oxy hóa betacyanin giúp giảm viêm và bảo vệ thành mạch máu khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Quá trình này không chỉ giúp cải thiện độ đàn hồi của mạch máu mà còn ngăn ngừa bệnh tiến triển. Đồng thời, hàm lượng chất xơ hòa tan trong củ cải đường giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch - một yếu tố nguy cơ lớn gây giãn tĩnh mạch.

Măng tây

Măng tây chứa hàm lượng cao vitamin K, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông – một trong những biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, loại rau này cung cấp một lượng lớn chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành mạch máu, ngăn ngừa tổn thương do stress oxy hóa và cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch.

Măng tây cũng là nguồn dồi dào axit folic (vitamin B9), đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh, cải thiện quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng đến các mô cơ thể. Điều này rất có lợi cho người bị giãn tĩnh mạch, giúp giảm triệu chứng đau nhức và sưng tấy ở chân hiệu quả.

Củ dền 

Củ dền chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình hồi phục hiệu quả

Củ dền chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình hồi phục hiệu quả

Củ dền được coi là một thực phẩm lý tưởng cho những người bị giãn tĩnh mạch nhờ vào những lợi ích dinh dưỡng đặc biệt của nó. Một trong những điểm nổi bật của củ dền là khả năng cải thiện tuần hoàn máu nhờ vào hàm lượng nitrat tự nhiên cao. Khi được tiêu thụ, nitrat chuyển hóa thành oxit nitric trong cơ thể, giúp làm giãn nở các mạch máu và cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, củ dền chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là betalain – hợp chất có khả năng chống viêm và bảo vệ thành mạch tốt hơn.

Dù có nhiều lợi ích, người bị giãn tĩnh mạch nên tiêu thụ củ dền ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì có thể gây rối loạn cân bằng đường huyết ở những người nhạy cảm hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Gừng 

Trong gừng có chứa gingerol và zingerone, hai hợp chất chống viêm mạnh, giúp giảm sưng tấy ở tĩnh mạch và cải thiện lưu thông máu. Gừng giúp giảm độ nhớt của máu, hỗ trợ máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch bị giãn. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn hỗ trợ phá vỡ fibrin, một loại protein làm máu đông và góp phần vào việc tắc nghẽn tĩnh mạch.

Tham khảo: 

Nghệ 

Nghệ là một loại thảo dược giàu curcumin, hoạt chất có tính chống viêm mạnh và khả năng chống oxy hóa cao. Các đặc tính này giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm viêm ở các mạch máu. Bên cạnh đó, nghệ còn giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng máu đông nhờ khả năng giảm mức độ kết dính của tiểu cầu. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông mà còn tăng cường khả năng vận chuyển máu qua các tĩnh mạch.

Nho

Nho, đặc biệt là nho đỏ và đen, chứa hàm lượng cao flavonoid và resveratrol – những chất chống oxy hóa mạnh. Các chất này giúp bảo vệ thành mạch máu khỏi sự tấn công của các gốc tự do, duy trì sự bền vững và độ đàn hồi của tĩnh mạch. Đồng thời, chúng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, ngăn ngừa nguy cơ máu đông. 

Ngoài ra, nho còn là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin như vitamin C và vitamin K. Vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen. Vitamin K hỗ trợ đông máu, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết bên trong các mạch máu yếu.

Quế

Quế là loại gia vị giúp điều chỉnh đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2

Quế là loại gia vị giúp điều chỉnh đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2

Quế là một loại gia vị phổ biến, đồng thời cũng là một dược liệu quý được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại. Với người bị giãn tĩnh mạch, quế được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống nhờ những lợi ích sức khỏe đáng kể như tăng cường tuần hoàn máu nhờ hợp chất như cinnamaldehyde, giảm viêm và sưng đau do chứa chất chống oxy hóa mạnh (như polyphenol, flavonoid), cân bằng đường huyết vì quế giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát mức đường huyết rất tốt.

Gan động vật 

Vì gan động vật chứa hàm lượng lớn sắt. Với người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch hoặc thiếu máu thì sắt chính là thành phần cốt lõi, đảm bảo chức năng của não và quá trình sản xuất hemoglobin hiệu quả hơn. 

Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ sắt, các enzym tự nhiên sẽ được kích hoạt và hình thành axit amin, collagen, hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều nội tạng động vật sẽ mang lại tác dụng ngược, bạn nên kết hợp cùng các loại rau xanh để tăng cường khả năng lưu thông máu. 

Rau xanh và các loại hạt 

Đối với các loại rau xanh, đặc biệt là những loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, cải kale và rau diếp cá, chứa nhiều chất xơ, vitamin C và K, giúp tăng cường sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi và độ bền của tĩnh mạch, cũng như hỗ trợ quá trình đông máu, giảm nguy cơ sưng viêm và xuất huyết tại các tĩnh mạch bị giãn. 

Còn với các loại hạt như hạt hạnh nhân, óc chó, hạt chia và hạt lanh là nguồn giàu axit béo omega-3, magie và chất xơ. Axit béo omega-3 giúp giảm viêm và cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng ứ đọng máu trong tĩnh mạch. Magie có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, từ đó cải thiện các triệu chứng như đau nhức và phù nề. Chất xơ từ các loại hạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm áp lực từ bụng lên các tĩnh mạch vùng chân.

Điều chỉnh chế độ ăn uống với rau xanh và các loại hạt không chỉ hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, phòng ngừa nhiều bệnh lý tim mạch khác.

Nước ép trái cây 

Nước ép trái cây sẽ giúp làn da của người bệnh trở nên hồng hào, sáng mịn hơn. Đồng thời nước ép còn có thể phòng ngừa hiệu quả các bệnh cảm vặt, cải thiện hệ tiêu hoá tốt nhất. Bạn có thể sử dụng nước ép trái cây tươi hàng ngày để duy trì cân nặng ở mức ổn định cũng như tránh được các bệnh lý liên quan đến giãn tĩnh mạch. 

Suy giãn tĩnh mạch nên kiêng ăn gì? 

Suy giãn tĩnh mạch không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm mà bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung thì cũng sẽ có những thực phẩm nên kiêng, chẳng hạn như: 

Tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

Tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường khiến cho khả năng hoạt động của các chất oxy hoá bị hạn chế. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều những thực phẩm này còn có nguy cơ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến tĩnh mạch nói riêng và sức khoẻ tổng thể nói chung. 
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán và nhiều muối bởi chúng có thể làm tăng mức cholesterol gây ra các mảng bám tích tụ trong động mạch, cản trở khả năng lưu thông máu và dẫn tới xơ vữa động mạch. 
  • Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn được lót bằng một chất là bisphenol. Bisphenol A là chất hoá học tương đương Estrogen và gây rối loạn nội tiết tố. Do đó khi sử dụng những thực phẩm đóng hộp, chất này có thể thấm vào thức ăn, gây tăng hormone khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Bị suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì? - Chính là những đồ uống có cồn, chất kích thích gây hại có thể gây mất nước, ảnh hưởng cho hệ thống tuần hoàn khiến chúng hoạt động chậm chạp hơn, người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải. 

 

Liên hệ với Bệnh viện Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp trên website để chúng tôi có thể tiếp nhận thông tin và hỗ trợ quý khách hàng sớm nhất.

Kết luận 

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Suy giãn tĩnh mạch ăn gì?” và “suy giãn tĩnh mạch nên kiêng ăn gì?”. Lối sống và chế dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị cũng như phục hồi của người bệnh, vì vậy hãy cân nhắc thật kĩ trước khi tiêu thụ bất kì thực phẩm nào. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

99

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám