Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

19-12-2024

goole news
16

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính là một bệnh lý khá phổ biến, trung bình khoảng 20 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi trên 50 tuổi, tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều người trẻ mắc bệnh mà không biết và không được điều trị. Nếu mắc bệnh trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu kỹ về bệnh qua bài viết sau. 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng van tĩnh mạch không đóng kín khiến phần máu nghèo oxy chảy ngược xuống chân và ứ đọng tại đó. Trong cơ thể, tim có nhiệm vụ cung cấp cho cơ thể lượng máu giàu oxy để nuôi dưỡng các cơ quan bằng động mạch, tĩnh mạch sẽ đưa máu nghèo oxy về tim và tiếp tục vòng tuần hoàn vô hạn của cơ thể. 

Tĩnh mạch càng xa thì màu về tim sẽ càng chậm, đặc biệt là tĩnh mạch ở chi dưới. Máu tĩnh mạch chân sẽ có khả năng bị ứ đọng cao hơn do phần lớn thời gian trong ngày chỉ ở tư thế ngồi hoặc đứng. Tĩnh mạch có nhiều van một chiều phân bố dọc đường đi, các van tĩnh mạch giúp máu di chuyển về tim, các van giúp ngăn chặn tình trạng ứ máu ở phần xa của cơ thể. 

Theo thời gian, tình trạng suy giãn tĩnh mạch diễn ra thầm lặng và gây ra các triệu chứng khiến người bệnh khó chịu. Lâu ngày, nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn để suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính, gây biến chứng nguy hiểm. 

Suy giãn tĩnh mạch mãn tính là tình trạng máu bị ứ đọng tại tĩnh mạch trong thời gian dàiSuy giãn tĩnh mạch mãn tính là tình trạng máu bị ứ đọng tại tĩnh mạch trong thời gian dài

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính

Nếu đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, đồng thời không tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch và tình trạng giãn tĩnh mạch không thể phục. Dần dần, tình trạng này làm suy yếu van tĩnh mạch, ngoài ra, các cục máu đông trong hệ tĩnh mạch sâu ở chân sẽ là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính. 

Nữ giới thường dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn so với nam giới. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ như: 

  • Tuổi tác: Trên 50 tuổi. 
  • Người có thể trạng thừa cân, béo phì. 
  • Người sử dụng thuốc lá thường xuyên. 
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đã mang thai nhiều lần. 
  • Gia đình có tiền sử suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính. 
  • Người có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu. 

Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch mãn tính

Một số triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính thường gặp từ bàn chân, đến bắp chân ở giai đoạn đầu và xuất hiện ở đùi ở giai đoạn sau: 

  • Sưng hoặc nặng chân, đặc biệt vùng cẳng chân và mắt cá chân. 
  • Đau
  • Ngứa
  • Tê bì chi dưới
  • Giãn tĩnh mạch (xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện li ti hoặc nổi gồ dưới bề mặt da)
  • Da sậm màu và chai chứng. 

Những triệu chứng này của bệnh tĩnh mạch thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi chiều hoặc khi đi ngủ và sẽ giảm khi nằm ngủ tư thế kê cao chân. Do khi kê chân cao hơn so với tim, máu sẽ di chuyển về tim tốt hơn giúp giảm các triệu chứng căng tức do ứ đọng máu gây ra. 

Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, áp lực do ứ đọng máu ở tĩnh mạch lâu ngày làm vỡ các mạch máu nhỏ ở chân, khiến da chuyển màu sang nâu sẫm, đặc biệt vùng da gần mắt cá chân. Hơn nữa, suy giãn tĩnh mạch mãn tính còn làm sưng và loét chân, dễ gây nhiễm trùng và khó khăn trong điều trị. 

Triệu chứng điển hình của bệnh là giãn tĩnh mạchTriệu chứng điển hình của bệnh là giãn tĩnh mạch

Xem thêm:

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như: 

  • Loét tĩnh mạch: Máu lưu thông từ chân về tim kém là nguyên nhân gây ra các vết loét ở chân. Những vết loét này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bệnh nhân đau đớn và lâu lành. 
  • Cục máu đông: Khi tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn, dòng máu chảy về tim sẽ di chuyển chẩm, tạo cơ hội hình thành các cục máu đông. Nếu không được can thiệp sớm, cục máu đông có thế gây thuyên tắc phổi. 
  • Chảy máu khó cầm: Khi gặp các vấn đề về tuần hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương. Điều đó đồng nghĩa nếu mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mãn tính và có vết thương hở ở chân, người bệnh có nguy cơ chảy nhiều máu hơn. 

Phương pháp chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch mãn tính

Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế Phương Đông, để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính cần thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng và khai thác tiền sử bệnh của người bệnh. Sau đó, kiểm tra tĩnh mạch chân bằng siêu âm doppler. Bằng kỹ thuật này giúp quan sát mạch máu, kiểm tra tốc độ và hướng máu nhờ sóng âm. Từ đó, xác định vị trí tĩnh mạch bị suy và các bệnh kèm theo ở chân, giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác nhất. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm máu, chụp X-quang, đo điện cơ, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI,... để xác định nguyên nhân khác gây đau, sưng, tê,...

Thăm khám suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính tại BVĐK Phương ĐôngThăm khám suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính tại BVĐK Phương Đông

Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính

Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính với mục đích chính là làm giảm các triệu chứng hiện tại, ngăn ngừa loét chân và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm: 

Thay đổi thói quen sống

Với những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính, điều đầu tiên trong quá trình điều trị cần thực hiện là thay đổi thói quen sống, bao gồm: 

  • Sử dụng tất y khoa điều trị giãn tĩnh mạch: Vớ tĩnh mạch tạo áp lực lên chân, giúp máu di chuyển và không gây ứ đọng. 
  • Di chuyển thường xuyên: Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu vì khiến máu về tim khó khăn hơn. Nếu ngồi lâu nên ngồi duỗi thẳng hoặc lắc lư bàn chân để máu lưu thông dễ hơn. Nếu đứng nhiều, cần tranh thủ ngồi sau 60 phút và gác chân lên cao. 
  • Tập thể dục: Tập thể dục giúp máu về tim tốt hơn, một trong những môn được khuyến cáo tập và đi bộ nhanh, giúp cơ chân khỏe và tăng cường lưu thông máu. 

Sử dụng thuốc

Dựa vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp như thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch, thuốc chống đông, thuốc kháng sinh,... 

Dựa vào tình trạng bệnh sẽ được kê đơn thuốc phù hợpDựa vào tình trạng bệnh sẽ được kê đơn thuốc phù hợp

Các thủ thuật điều trị

Nếu mắc suy giãn tĩnh mạch mãn tính ở mức độ nặng, bác sĩ cân nhắc áp dụng một số thủ thuật điều trị. Một số biện pháp đang được thực hiện tại Chuyên khoa Tim mạch và mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế Phương Đông, bao gồm: 

  • Tiêm xơ tĩnh mạch: Thực hiện tiêm thuốc vào tĩnh mạch mạng nhện dưới da để máu không đi theo tĩnh mạch bệnh nữ. Theo thời gian, tĩnh mạch trở nên xơ, biến thành sẹo và không hiện trên da. 
  • Bơm keo tĩnh mạch: Bác sĩ luồn dụng cụ vào tĩnh mạch bệnh để bơm keo giúp dính lòng tĩnh mạch lại, máu sẽ không theo tĩnh mạch đó mà chuyển hướng sang tĩnh mạch khỏe mạnh khác. 
  • Laser nội mạch: Bác sĩ luồn dây laser vào tĩnh mạch và thực hiện đốt nóng bằng sóng nhiệt giúp phá hủy tĩnh mạch bị bệnh. Đây là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ, tỷ lệ tái phát thấp. 

Hiện nay, tại Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế Phương Đông đang áp dụng phương pháp đốt laser nội mạch trong điều trị suy giãn tĩnh mạch mãn tính. Nếu Quý khách mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính, có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và đặt lịch hẹn với chuyên gia nhanh chóng. Với phương pháp hiện đại này, đảm bảo điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế tái phát, có tính thẩm mỹ cao và chi phí điều trị phù hợp. 

Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính

Dù không thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính hoàn toàn nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách: 

  • Không sử dụng thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá
  • Hạn chế mắc quần áo bó sát hoặc đeo thắt lưng quá chặt
  • Không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, nên đi lại thường xuyên. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho tim mạch: Giảm muối; hạn chế đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn; bổ sung thêm trái cây, rau củ quả,... vào bữa ăn hợp lý. 
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ phù hợp.
  • Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức ổn định và hợp lý. 

Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnhTập thể dục thể thao thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính không phải là một bệnh lý hiếm gặp, bệnh gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, nếu không được can thiệp điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính. Việc phát hiện và can thiệp điều trị từ đầu giúp người bệnh giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
33

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐOÀN DƯ MẠNH

Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám