Tổng quan về bệnh suy tuyến thượng thận- Nguyên nhân và điều trị

Phan Ngọc Linh

15-07-2022

goole news
16

Suy tuyến thượng thận là một căn bệnh rất khó chẩn đoán bởi những triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi. Bệnh có xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, độ tuổi nào, đặc biệt là những người từ 30-50 dễ mắc bệnh hơn cả. Vậy căn bệnh này xuất phát từ nguyên gì, cách điều trị ra sao, cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua những thông tin cụ thể dưới đây.

Đôi nét về bệnh suy tuyến thượng thận

Thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ thuộc khu vực phía trên của 2 bên thận, mỗi tuyến có cấu tạo bao gồm 2 phần. Trong đó, phần tủy tiết ra các hormone catechamin để duy trì huyết áp và nhịp tim, còn phần vỏ tiết ra hormone corticosteroid, là một hormone rất quan trọng đối với cơ thể. 

Suy tuyến thượng thận là tình trạng mà tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít hoạt chất cortisol. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của con người. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, có thể là ở trẻ em hoặc là người lớn. 

Suy tuyến thượng thận là tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít hoạt chất cortisol

Suy tuyến thượng thận là tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít hoạt chất cortisol

Phân loại suy tuyến thượng thận cụ thể

Bệnh suy vùng tuyến thượng thận hiện nay bao gồm 2 dạng chính, cụ thể là:

Suy tuyến thượng thận dạng nguyên phát (Addison)

Đây là tình trạng mà vỏ não bị tổn thương gây ra tình trạng không sản xuất đủ hormone suy tuyến thượng thận. Đây là một căn bệnh tự miễn và khiến cho chính hệ thống miễn dịch trong cơ thể hiểu vỏ thượng thận là một cơ quan lạ, dẫn đến tấn công và phá hủy nó. Người mắc Addison cũng có thể mắc nhiều bệnh tự miễn khác. 

Suy thượng thận nguyên phát là do vỏ não tổn thương

Suy thượng thận nguyên phát là do vỏ não tổn thương

Suy tuyến thượng thận thứ phát

Trong tuyến yên có một loại hormone có tên là hormone vỏ thượng thận (ACTH) đóng vai trò kích thích vỏ thượng thận sinh ra hormone. Giảm ACTH có thể gây ra giảm glucocorticoids và androgen, có thể gây suy tuyến thượng thận thứ phát mặc dù tuyến này không tổn thương. 

Hầu hết triệu chứng của suy thượng thận thứ phát có biểu hiện khá tương đồng với dạng nguyên phát. Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm khác biệt, người bệnh có thể nhận biết dễ dàng thông qua tăng sắc tố, hạ đường huyết, huyết áp thấp

Nguyên nhân dẫn đến suy tuyến thượng thận là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy tại tuyến thượng thận, cụ thể như sau:

Nguyên nhân tại chính tuyến thượng thận

Khi phần vỏ tuyến thượng thận bị phá hủy, dễ đến không thể sản xuất đủ lượng hormone đáp ứng đúng nhu cầu của cơ thể. Trong đó, nguyên nhân là bệnh tự miễn, nhiễm lao, nhiễm vi khuẩn hoặc do di căn của ung thư ở một số bộ phận khác tới thượng thận.,,

Nguyên nhân bên ngoài

Một số nguyên nhân từ bên ngoài tác động cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh như:

  • Tuyến yên tổn thương: Dẫn đến tình trạng sản xuất ACTH (Hormone kích vỏ thượng thận) giảm mặc dù tuyến thượng thận không hề bị tổn thương. 
  • Lạm dụng thuốc corticoid: Dùng quá nhiều, kéo dài hoặc liều cao một số loại thuốc như solu - medrol, rednisolol… trong điều trị bệnh, không tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ. Uống quá nhiều thuốc này sẽ gây ứng chế các hoạt động của tuyến thượng thận, mất khả năng phục hồi của bộ phận này. 

Lạm dụng thuốc corticoid là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh 

Lạm dụng thuốc corticoid là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh 

Triệu chứng điển hình của suy tuyến thượng thận cần biết

Có rất nhiều các triệu chứng để chẩn đoán bệnh nhân bị suy thượng thận, một số triệu chứng điển hình đó là:

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, yếu ớt không muốn vận động.
  • Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, rối loạn tâm thần.
  • Xuất hiện những cơn sốt thường xuyên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như sức khỏe.
  • Cơn đau đột ngột xuất hiện tại chân, vùng lưng.
  • Nhịp tim mạnh, nhanh, huyết áp rất thấp.
  • Thường xuyên đổ mồ hôi, cơ thể lạnh.
  • Da tăng sắc tố bởi những vùng sạm không đồng đều, da hở thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Xuất hiện những đốm màu đen tại vùng má lợi, sàn miệng, mặt trong má có những đốm màu đen. 

Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn là dấu hiệu điển hình của suy thượng thận

Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn là dấu hiệu điển hình của suy thượng thận

Một số biến chứng do suy tuyến thượng thận

Nếu như bị suy tuyến thượng thận mạn tính, khó tránh khỏi nhiều biến chứng nguy hiểm, một số biến chứng cụ thể: 

Cơn suy tuyến thượng thận cấp

Đây là biến chứng nặng nhất, thuộc bệnh lý cấp cứu của chuyên khoa nội tiết. Khi gặp tình trạng suy giảm chức năng cấp tính, nồng độ của hormone được bài tiết ra trong tuần hoàn không đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này có thể gây ra tụt huyết áp nhanh chóng, tay chân lạnh, kém đáp ứng với thuốc bù dịch, đột trụy tim mạch, điều này có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. 

Huyết áp thấp

Suy thượng thận mạn tính gây ra huyết áp thấp kéo dài theo tư thế, như những lúc thay đổi từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng, người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt và buồn nôn. Với người bệnh mắc thêm một số bệnh lý khác như viêm phổi, viêm phế quản dễ khiến bệnh trở nặng… dễ rơi vào suy thượng thận cấp như trên. 

Yếu ớt, gầy sút

Cortisol được xem là nền tảng của sự sống, vậy nên khi tuyến thượng thận suy yếu, cortisol không đủ sẽ khiến cho tất cả hoạt động trong cơ thể đình trệ. Cơ thể dần giảm sút, có thể sụt từ 2-10 kg chỉ trong vài tuần do mất quá nhiều muối qua đường tiểu.

Rối loạn tiêu hoá

Biến chứng gầy sút từ bệnh còn bắt nguồn từ chức năng của hệ tiêu hóa không đảm bảo. Người bệnh đau bụng âm ỉ, mơ hồ dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Tình trạng này về lâu dài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Giảm chức năng sinh dục

Nồng độ của cortisol giảm xuống có thể gây ra biến chứng rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm ở nữ giới và rối loạn cương dương ở nam giới. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng khác như bồn chồn, rối loạn tâm thần. mất khả năng suy nghĩ,...

Nồng độ của cortisol giảm xuống có thể gây ra biến chứng rối loạn sinh dục

Nồng độ của cortisol giảm xuống có thể gây ra biến chứng rối loạn sinh dục

Phương pháp điều trị suy tuyến thượng thận

Bệnh suy tuyến thượng thận nếu như không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong. Nhưng nếu như được điều trị kịp thời, có thể sống khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Một số phác đồ điều trị suy tuyến thượng thận, cụ thể:

Thay thế điều trị glucocorticoid

Để điều trị bệnh, thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng điều trị bằng việc thay thế thuốc glucocorticoid ở liều sinh lý, áp dụng cho cả người bệnh dạng nguyên phát và thứ phát. Theo đó, bệnh nhân có thể sử dụng hydrocortisone 25-30 mg/ngày thông qua đường uống. Các  glucocorticoid có thể được sử dụng thành 1 lần hoặc được chia nhỏ thành dạng 3 lần/ngày.

Bệnh nhân có thể sử dụng hydrocortisone để điều trị bệnh

Bệnh nhân có thể sử dụng hydrocortisone để điều trị bệnh

Theo triệu chứng bệnh 

Việc chữa trị suy tuyến thượng thận còn phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh, với các liều dùng thấp nhất để giúp giảm bớt tình trạng sạm da, giảm cân và mệt mỏi. Người mắc suy thượng thận nguyên phát có thể sử dụng mineralcorticoid thay thế với Fludrocortison với liều lượng  0,05 – 0,2 mg đường uống hàng ngày  và điều chỉnh theo các triệu chứng. 

Với suy tuyến thượng thận trẻ em, điều trị cần có phác đồ riêng, cần phù hợp với tình trạng cân nặng, sức khỏe của mỗi bé. Với suy thượng thận là bệnh tự miễn, gần như là điều trị suốt đời nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Còn trường hợp biến chứng nặng, có thể tử vong do hạ đường huyết, tăng kali máu... nên điều trị tích cực và nhanh chóng qua tiêm tĩnh mạch hydrocortison, truyền tĩnh mạch…

Cách để phòng ngừa suy tuyến thượng thận 

Để đề phòng bệnh suy tuyến thượng thận cấp và những biến chứng xấu của bệnh gây ra. Bạn cần thực hiện:

Đối với người bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc  hydrocortison đều đặn, phòng các cơn suy tuyến thượng thận cấp người bệnh cần thực hiện:

  • Đi khám đều đặn, uống thuốc đủ liều theo đúng chỉ định của bác sĩ, có thể điều chỉnh lượng thuốc uống cho phù hợp với giai đoạn.
  • Đeo thẻ, vòng có ghi vắn tắt chẩn đoán tình trạng bệnh để nếu như có hôn mê các thầy thuốc sẽ có phản ứng nhanh hơn và chính xác hơn. 
  • Dự trữ thuốc: Chỉ cần bỏ thuốc một ngày thôi cũng vô cùng nguy hiểm, vậy nên người bệnh cần dự trữ thuốc bên bình để uống theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra. 

Bệnh nhân nên dự trữ thuốc để phòng bệnh tái phát 

Bệnh nhân nên dự trữ thuốc để phòng bệnh tái phát 

Với trường hợp bình thường

Với những người khỏe mạnh, ngay từ bây giờ bạn cần thực hiện các phương pháp phòng chống bệnh như sau: 

  • Với những người bệnh mắc khớp chưa có chỉ định điều trị corticoid tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để chữa bệnh. Trong trường hợp phải dùng corticoid để điều trị, bạn cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên quá lạm dụng thuốc. 
  • Không nên hút thuốc, sử dụng nhiều đồ uống có cồn ảnh hưởng đến sự điều tiết hormone.
  • Xây dựng một chế độ khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Thường xuyên thăm khác bác sĩ để có thể nhanh chóng phát hiện bệnh kịp thời và có phác đồ thích hợp. Tại Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông đang có gói thăm khám sức khỏe định kỳ, với máy móc kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Đảm bảo phát hiện bệnh sớm đồng thời đưa ra được các phương pháp điều trị kịp thời. 

Thường xuyên thăm khác bác sĩ để có thể nhanh chóng phát hiện bệnh

Thường xuyên thăm khác bác sĩ để có thể nhanh chóng phát hiện bệnh

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh suy tuyến thượng thận

Bên cạnh những vấn đề tổng quan về bệnh, nhiều bệnh nhân còn có rất nhiều băn khoăn mong được giải đáp cụ thể. Bệnh Viện Phương Đông xin đưa ra những câu trả lời cụ thể như sau:

Nhưng ai thường dễ mắc bệnh suy tuyến thượng thận?

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiều hơn so với người bình thường đó là: 

  • Người đã được chẩn đoán mắc Addison.
  • Người có tiền sử tuyến yên bị tổn thương.
  • Người đã từng phẫu thuật tại tuyến thượng thận.
  • Người từng trải qua chấn thương về thể chất hoặc căng thẳng. 

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không, chữa được không?

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cấp khó có thể điều trị, gây ra nguy cơ tử vong cao, bệnh có thể chữa được nếu như người bệnh tuân thủ đúng quy trình điều trị của các bác sĩ. 

Suy tuyến thượng thận không còn là tình trạng bệnh lý hiếm gặp nhưng hầu hết bệnh nhân hiện nay phải chấp nhận điều trị duy trì bằng thuốc suốt đời. Thuốc có tác dụng bổ sung lượng hormone suy tuyến thượng thận bị thiếu hụt. 

Theo đó, bác sĩ thường dùng cortisol và aldosterone và các loại thuốc này có thể dùng liều cao mà không hề gây ra tác dụng phụ với sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên  lưu ý bổ sung thêm Canxi để phòng ngừa sự ảnh hưởng của thuốc trong thời gian dài, dùng thuốc an thần hỗ trợ mất ngủ.

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm 

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm 

Suy tuyến thượng thận ăn uống như thế nào?

Suy tuyến thượng thận nên ăn gì là điều mà rất nhiều người bệnh băn khoăn để giúp bệnh giảm thiểu các triệu chứng. Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn khoa học và hợp lý, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung những dưỡng chất sau: 

Dùng đồ ăn có lượng đạm cao

Bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt chất glucose. Vậy nên thực đơn dùng cho người bệnh cần được bổ sung thêm protein và những loại chất béo tốt. Bởi đây chính là nguồn năng lượng để giúp cho cơ thể chuyển hóa thành glucose, giúp cho cơ thể hoạt động bình thường. Một số thực phẩm nên chọn như  cá, thịt, trứng,... với hàm lượng protein cao.

Thực phẩm giàu vitamin C

Những người suy vùng thượng thận có những biểu hiện thường thấy như cơ thể mệt mỏi, đề kháng suy yếu. Vậy nên, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C điển hình như cam, táo, đu đủ, ổi… Những dưỡng chất có trong thực phẩm này sẽ giúp tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch đồng thời thúc đẩy sinh cortisol cho cơ thể.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin C 

Trong khẩu phần ăn hàng ngày bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin C 

Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B5 và B6 là những dưỡng chất có vai trò quan trọng khi tham gia trực tiếp vào hoạt động của hormone tuyến yên. Bạn có thể chọn mua một số thực phẩm giàu vitamin này trong các loại đậu, yến mạch, bơ…

Uống đủ nước

Người bị suy tuyến thượng thận phải đảm bảo dùng đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Hoặc bạn có thể bổ sung thêm các loại nước khác như nước lá, râu ngô, trà, sinh tố cũng rất tốt cho hỗ trợ điều trị bệnh. 

Người bị suy  thượng thận phải đảm bảo dùng đủ lượng nước

Người bị suy thượng thận phải đảm bảo dùng đủ lượng nước

Bệnh suy tuyến thượng thận sống được bao lâu?

Đây là một trong những điều mà người bệnh vô cùng băn khoăn và lo lắng bởi bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của họ. Thời gian sống của bệnh nhân mắc suy tuyến thượng thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, lối sống của bệnh nhân cũng như việc tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. 

Người bệnh hoàn toàn có thể sống như người bình thường nếu như tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần kết hợp với một lối sống lành mạnh để có hệ miễn dịch tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Người bệnh hoàn toàn có thể sống như người bình thường nếu như điều triij đúng 

Người bệnh hoàn toàn có thể sống như người bình thường nếu như điều trị đúng 

Với những thông tin mà Bệnh viện Phương Đông tổng hợp, bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh suy tuyến thượng thận. Để có được cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có được một chế độ sống khoa học, đồng thời nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm, điều trị hiệu quả nhất. Đến bệnh biện Phương Đông thăm khám ngay để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,223

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám