Tắc vòi nhĩ là một dạng bệnh lý thường gặp, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng nghe và sự cân bằng bình thường của cơ thể. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ tiềm ẩn giúp bạn kịp thời bảo vệ sức khỏe, kịp thời phòng ngừa biến chứng không mong muốn.
Tắc vòi nhĩ là gì?
Tắc vòi nhĩ là tình trạng tai cảm thấy bị áp lực, ù tai, nghe kém, nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến nguy hiểm liên quan đến thính giác. Tình trạng khởi phát phần lớn do nhiễm trùng vùng mũi họng, đường thông khí bị sưng phù, khó chịu.

Tắc vòi nhĩ là hiện tượng tai cảm thấy bị áp lực, giảm thính lực
Vòi nhĩ hay Eustachian là ống nối nhỏ tai giữa với vòm họng. Bộ phận này có chức năng cân bằng áp suất tai trong với môi trường bên ngoài, đồng thời dẫn lưu dịch thừa ở tai xuống họng.
Nguyên nhân tắc vòi nhĩ
Có nhiều nguyên nhân khiến vòi nhĩ bị tắc, phần lớn liên quan đến các bệnh lý tai mũi họng. Cụ thể:
- Nhiễm trùng tai, đường hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm khiến đường dẫn lưu vòi nhĩ bị tắc nghẽn. Hay nhiễm trùng tai giữa khiến sưng tay, ứ dịch khiến hoạt động vòi nhĩ bị ảnh hưởng.
- Dị ứng trước tiên khiến niêm mạc mũi, họng bị sưng lên, kéo theo lượng dịch nhầy sản xuất nhiều, cản trở quá trình dẫn lưu thông thường.
- Một số yếu tố ngoại cảnh như thay đổi áp suất đột ngột khi đi máy bay, lặn sâu. Hoặc ảnh hưởng từ lối sống sinh hoạt thiếu khoa học như hút thuốc lá làm tổn thương niêm mạc.
- Do các u lành, u ác như u xơ, polyp vòm họng, ung thư vòm họng hoặc thoái hóa đuôi cuốn dưới,...

Một số nguyên nhân khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn
Bệnh thường diễn tiến nghiêm trọng vào mùa Đông, tỷ lệ cao hơn các mùa khác trong năm. Đây là thời điểm ưa thích của virus, vi khuẩn hoạt động mạnh nên cần chủ động phòng ngừa, giữ ấm cho cơ thể.
Triệu chứng tắc vòi nhĩ
Tình trạng này có thể nhận biết sớm, kịp thời điều trị dựa trên các triệu chứng nghi ngờ cơ bản dưới đây:
- Ù tai, có cảm giác gió rít hoặc tiếng vọng trong tai.
- Nghe kém, đặc biệt khi môi trường ồn ào.
- Tai đau nhức, áp lực trong tai tăng lên nhiều khi thay đổi độ cao.
- Viêm tắc có thể khiến bệnh nhân bị mất phương hướng, chóng mặt.
- Tiềm ẩn nguy cơ ngã khi di chuyển.
- Một số triệu chứng tương tự cảm lạnh, bệnh hô hấp khác như sổ mũi, nghẹt mũi, đau khó chịu lan từ tai xuống họng.
Phương pháp chẩn đoán
Xác định tắc või nhĩ cần trải qua các bước khám lâm sàng và cận lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên môn. Trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tai, mũi, họng phát hiện tình trạng sưng viêm, đồng thời kiểm tra màng nhĩ xem xét độ ảnh hưởng của dịch hoặc áp suất tai giữa.
Dựa vào dấu hiệu ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu:
- Đo thính lực đánh giá ngưỡng nghe, từ đó xác định mức độ suy giảm thính lực.
- Nội soi tai mũi họng cho bác sĩ quan sát chi tiết vòi nhĩ, cấu trúc khu vực xung quanh.
- Chụp CT/MRI thực hiện khi có nghi ngờ xuất hiện biến chứng hoặc tổn thương nặng.

Một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
Cách chữa viêm tắc vòi nhĩ
Chữa tắc vòi nhĩ cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, sau khi đã có kết luận chẩn đoán cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chính, tùy thuộc theo độ nghiêm trọng của bệnh nhân.
Điều trị nội khoa
Trường hợp bệnh nhẹ sẽ được hướng dẫn thuyên giảm triệu chứng bằng các loại thuốc cơ bản như:
- Thuốc kháng sinh với nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Thuốc kháng viêm hỗ trợ giảm sưng, viêm bên trong khu vực vòi nhĩ.
- Thuốc kháng histamin phù hợp với nhóm bệnh viêm do dị ứng.
- Thuốc giảm đau điều trị tình trạng áp lực, khó chịu ở tai.
Điều trị ngoại khoa
Một số thủ thuật được xem xét thực hiện dựa trên bệnh tình:
- Chọc hút dịch nhằm dẫn lưu dịch ứ đọng ra ngoài tai, giúp giảm áp lực và cải thiện thính lực.
- Đặt ống thông khí nhằm lấy lại sự cân bằng áp suất, ngừa tình trạng viêm tái phát.
- Phẫu thuật khi nhận định xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, vùng tổn thương lớn.

Hướng dẫn điều trị ngoại khoa vòi nhĩ bị tắc nghẽn
Hướng dẫn chăm sóc
Để kết quả điều trị đạt hiệu quả mong muốn, bạn lưu ý chế độ chăm sóc:
- Vệ sinh mũi bằng dung dịch vệ sinh giúp làm sạch đường hô hấp, giảm tình trạng tắc nghẽn vòi nhĩ.
- Nhai kẹo cao su, thao tác nuốt nhiều hơn để kích thích vòi nhĩ mở, lấy lại mức cân bằng áp suất.
- Tập thở sâu, thở đều để giảm tình trạng áp lực trong tai.
Viêm tắc vòi nhĩ có nguy hiểm không?
Viêm tắc vòi nhĩ là bệnh lý nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách, đánh trúng nguyên nhân có thể gia tăng những biến chứng:
- Nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn, khó có thể phục hồi trước những tổn thương nghiêm trọng.
- Vùng nhiễm trùng lan rộng xuống xương chũm, não, đe dọa đến tính mạng.
- Chất lượng cuộc sống suy giảm khiến người bệnh không còn tự tin, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng.

Biến chứng vòi nhĩ tắc nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm
Biện pháp phòng ngừa
Tắc vòi nhĩ có thể chủ động phòng ngừa với những biện pháp đơn giản thường ngày như:
- Tập thói quen rửa tay thường xuyên ngừa nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không ngoáy tai bằng các dụng cụ cứng hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Đều đặn vệ sinh nhà cửa để loại bỏ phấn hoa, bụi bẩn - môi trường ưa thích của virus, vi khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại hoặc sử dụng thuốc lá.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây hại.
- Xây dựng lộ trình thể dục thể thao điều độ để cải thiện sức khỏe.

Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa tắc vòi nhĩ
Tắc vòi nhĩ nếu gây các triệu chứng ù tai kéo dài, đau tai dữ dội, mất thính lực hoặc mất thăng bằng cần được cấp cứu y tế kịp thời. Xuyên suốt thời gian điều trị, bạn cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, kịp thời phản ánh với bác sĩ chuyên khoa.