Tán sỏi bàng quang: Đối tượng chỉ định, ưu điểm và biến chứng

Kiều Liên

07-08-2024

goole news
16

Sỏi bàng quang hình thành bên trong lòng bàng quang hoặc di chuyển từ thận xuống, nếu không điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm. Nội soi tán sỏi bàng quang là kỹ thuật hiện đại, được ứng dụng trong điều trị bệnh lý hiệu quả, cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Nội soi tán sỏi bàng quang là gì?

Nội soi tán sỏi bàng quang là phương pháp sử dụng năng lượng tia laser để phá vỡ sỏi, là kỹ thuật tiên tiến mang lại hiệu quả điều trị cao. Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng, đưa qua đường niệu đạo vào trong bàng quang, tiến hành tán sỏi trước khi lấy sạch những mảnh sỏi vụn khỏi cơ thể.

Nội soi tán sỏi bàng quang là kỹ thuật dùng tia laser để phá vỡ sỏi

(Nội soi tán sỏi bàng quang là kỹ thuật dùng tia laser để phá vỡ sỏi)

Tùy tình trạng và kích thước sỏi trong bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Có thể kết hợp nội khoa dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa với những sỏi nhỏ. Trường hợp sỏi quá lớn kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác như rối loạn tiểu tiện, cần tiến hành phẫu thuật.

Chỉ định tán sỏi bàng quang

Tán sỏi bàng quang thường được chỉ định khi nước tiểu lâu ngày không được thải ra ngoài, tích tụ vi khuẩn, cặn lắng và khoáng chất. Hoặc một số trường hợp cụ thể sau:

  • Đau bụng dưới âm ỉ, dữ dội do sỏi bàng quang lăn qua lại trong bàng quang.
  • Đau hoặc khó chịu dương vật ở nam giới.
  • Tiểu khó, tiểu buốt, làm gián đoạn dòng nước tiểu.
  • Tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần do sự tồn tại của sỏi trong bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu.
  • Tiểu máu hoặc nước tiểu sẫm màu.

Những đối tượng chỉ định tán sỏi bên trong bàng quang

(Những đối tượng chỉ định tán sỏi bên trong bàng quang)

Phương pháp này cũng được chống chỉ định với nhóm đối tượng:

  • Người mắc bệnh nền nội khoa kèm chống chỉ định gây mê, phẫu thuật.
  • Người nhiễm khuẩn đường tiết niệu không được kiểm soát tốt.
  • Sỏi có kích thước > 5cm hoặc số lượng sỏi lớn, khuyến khích mổ mở.
  • Người bệnh bị hẹp niệu đạo.

Quy trình tán sỏi bàng quang

Quy trình tán sỏi bàng quang về cơ bản diễn ra như sau:

  • Bước 1: Khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định vị trí, kích thước của sỏi, đưa hướng điều trị phù hợp.
  • Bước 2: Bệnh nhân được gây tê tủy sống, hướng dẫn nằm ở tư thế sản khoa.
  • Bước 3: Bác sĩ đưa ống nội soi vào bàng quang, theo hướng dẫn của camera trên màn hình, tiếp cận vị trí có sỏi.
  • Bước 4: Tiến hành tán sỏi bàng quang bằng laser.
  • Bước 5: Bác sĩ hút các mảnh vỡ nhỏ ra ngoài cơ thể hoặc để tự đào thải qua đường nước tiểu, chỉ thực hiện khi các sỏi đã vỡ vụn.

Quy trình kỹ thuật tán sỏi cơ bản

(Quy trình kỹ thuật tán sỏi cơ bản)

Thời gian tán sỏi thông thường diễn ra trong 30 - 60 phút, tùy kích thước và vị trí của sỏi. Bệnh nhân được chuyển về phòng hậu phẫu, theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu không xuất hiện biến chứng có thể xuất viện ngay sau 24 giờ.

Ưu điểm của kỹ thuật tán sỏi bàng quang

Kỹ thuật tán sỏi bàng quang sở hữu những ưu điểm vượt trội sau:

  • Tán sạch sỏi đối với cả viên sỏi có kích thước lớn.
  • Kỹ thuật tiến hành qua đường niệu đạo, người bệnh không có vết mổ, không bị đau hoặc để lại sẹo.
  • Thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh chóng.

Biến chứng có thể gặp phải

Tán sỏi bàng quang dù chỉ là thủ thuật đơn giản, song vẫn có thể gây ra những biến chứng cho cơ thể như:

  • Tổn thương bàng quang do bị lan tia laser hoặc đốt nhầm vị trí.
  • Đi tiểu lẫn máu.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đội ngũ chuyên khoa lành nghề và giàu kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa biến chứng. Không nên thực hiện tại các phòng khám chui, rẻ tiền không đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm: Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lưu ý trước khi phẫu thuật tán sỏi bàng quang

Nếu là người lần đầu thực hiện tán sỏi bàng quang, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo cuộc phẫu thuật diễn ra thành công:

  • Người bệnh phải được kiểm tra bệnh sử, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT.
  • Khám tiền mê, đánh giá nguy cơ trước mổ dựa trên tuổi tác, tiền sử bệnh và nguy cơ phẫu thuật.
  • Khai báo tình trạng sử dụng thuốc, tuân thủ chỉ định ngừng dùng thuốc trước khi phẫu thuật.
  • Tùy theo cơ địa nhận chỉ định kiểm tra điện tâm đồ, công thức máu, chức năng đông máu, một số xét nghiệm tiền phẫu khác.
  • Nhịn ăn, uống từ nửa đêm ngày hôm trước.

Những lưu ý quan trọng cần chuẩn bị trước ca phẫu thuật nội soi

(Những lưu ý quan trọng cần chuẩn bị trước ca phẫu thuật nội soi)

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật

Phương pháp tán sỏi nội soi bàng quang rút ngắn thời gian điều trị, bình phục của bệnh nhân, chỉ cần lưu viên 2 - 3 ngày, nhanh hơn có thể trong vòng 24 giờ. Đây là kỹ thuật điều trị công nghệ cao, người bệnh chỉ nghỉ ngơi một vài ngày trước khi quay lại sinh hoạt bình thường.

Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh và gia đình cần chú ý đến chế độ chăm sóc khoa học, tránh ảnh hưởng đến bàng quang cũng như cơ quan lân cận. Bạn tham khảo một số gợi ý sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình cần 2 lít/ngày.
  • Không nhịn tiểu nhằm giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng ứ đọng nước tiểu.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây giàu chất xơ, vitamin, phòng tránh tình trạng táo bón, giúp giảm áp lực lên các cơ quan bài tiết.
  • Chế độ ăn thanh đạm, hạn chế các món nhiều gia vị như muối, ớt, tiêu, dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có gas, chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, trà,...
  • Bổ sung đạm từ trứng, sữa, cá. Hạn chế thịt động vật, nội tạng động vật.

Chế độ chăm sóc hậu can thiệp bàng quang tán sỏi nội soi

(Chế độ chăm sóc hậu can thiệp bàng quang tán sỏi nội soi)

Bệnh nhân thực hiện tán sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể nhận tư vấn dinh dưỡng từ Chuyên khoa Dinh dưỡng & Tiết chế. Chế độ ăn sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân, hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe.

Chi phí tán sỏi bàng quang

Chi phí tán sỏi bàng quang gồm nhiều thành phần, trong đó:

  • Xét nghiệm cận lâm sàng, kiểm tra trước mổ dao động 1.000.000 - 3.000.000 VNĐ.
  • Chi phí mổ, tán sỏi dao động 5.000.000 - 10.000.000 VNĐ.

Chi phí can thiệp nội soi sỏi trong bàng quang

(Chi phí can thiệp nội soi sỏi trong bàng quang)

Giá thành tán sỏi có thể thay đổi theo kích thước, nguy cơ biến chứng, bệnh viện và chuyên gia thực hiện. Bạn nên trực tiếp đến cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc tán sỏi có được bảo hiểm không?

Tán sỏi bàng quang bằng kỹ thuật nội soi hiện được ứng dụng phổ biến, tối ưu thời gian nằm viện và hồi phục hậu phẫu. Chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân cần chọn đơn vị y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị tiên tiến, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,754

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám