Chăm sóc sau khi tán sỏi bằng laser tránh biến chứng, sỏi không tái phát?

Chế Thị Thùy Linh

20-08-2020

goole news
16

Tán sỏi bằng laser là công nghệ điều trị sỏi đường tiết niệu lại hiệu quả cao, an toàn và nhanh chóng. Bên cạnh trình độ, kỹ thuật của y bác sĩ, việc chăm sóc sau khi tán sỏi bằng laser cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để tránh hiện tượng sỏi tái phát và những biến chứng về sau.

Tán sỏi bằng laser là gì?

Tán sỏi bằng laser là kỹ thuật sử dụng tia laser để “bắn” và làm vỡ sỏi thành những mảnh vụn rất nhỏ để chúng dễ dàng đào thải ra ngoài. Phương pháp điều trị này từ khi ra đời đã dần thay thế biện pháp truyền thống là mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc… 

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng sử dụng tia laser để làm nát sỏiPhương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng sử dụng tia laser để làm nát sỏi

Hiện nay, tán sỏi bằng laser được giới chuyên gia đánh giá là kỹ thuật tiên tiến hàng đầu do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể:

  • An toàn cho người bệnh.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ tái phát sỏi.
  • Hiệu quả cao ở mọi vị trí sỏi.
  • Kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp.
  • Chăm sóc hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân hồi phục nhanh.
  • Ít ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

Các vấn đề sức khỏe bệnh nhân sau tán sỏi laser?

Sau tán sỏi laser, người bệnh thường gặp phải một số vấn đề về sức khỏe nhất định. Tuy nhiên đa số đều là những biểu hiện bình thường, có thể khỏi sau vài ngày chăm sóc cẩn thận.

Cụ thể, triệu chứng sau khi tán sỏi thận bằng laser thường gặp bao gồm:

  • Đi tiểu lẫn máu: Sau khi tán sỏi bằng laser, người bệnh có thể đi tiểu lẫn máu trong vài ngày đầu ở nhiều thời điểm khác nhau. Hiện tượng này là do ống thông JJ gây ra. Cụ thể, việc vận động thể lực khiến dụng cụ đã vô tình khiến dụng cụ này di chuyển trong cơ thể và nước tiểu có thể lẫn máu.
  • Đau: Sau khi tán sỏi, đau ở vùng hông lưng, bàng quang, bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ là hiện tượng thường gặp. Đôi khi, cảm giác đau có thể lan xuống hai tinh hoàn (ở nam) và rõ rệt hơn sau các hoạt động thể lực hoặc sau khi đi tiểu.
  • Tiểu tiện bất thường: Ống thông có thể gây kích thích bàng quang khiến người bệnh sau tán sỏi phải đi tiểu thường xuyên hơn và thức dậy ban đêm để đi tiểu. Một số ít trường hợp, dụng cụ này ố còn có thể gây són tiểu ở phụ nữ.
  • Tê nhẹ hai chân: Biểu hiện này là do ảnh hưởng của thuốc tê và sẽ khỏi nhanh chóng.

Chăm sóc sau khi tán sỏi bằng laser giúp bệnh nhân nhanh phục hồi

Chăm sóc sau khi tán sỏi bằng laser hiệu quả, đúng cách sẽ giúp bệnh nhân nhanh phục hồi. Theo lời khuyên của các bác sĩ, sau khi thực hiện phương pháp điều trị này, chúng ta cần uống đủ nước, bổ sung đủ canxi, chú ý ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và đặc biệt là không được nhịn tiểu.

Uống đủ nước mỗi ngày

Mỗi ngày, uống từ 1,5-2 lít nước là đủ để thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất hại, cặn bã tồn đọng ở thận ra khỏi cơ thể. Bạn nên nhớ không nên uống quá nhiều nước vì khi thế cũng là tăng gánh nặng làm việc cho thận không tốt.

Uống đủ nước cũng là cách chăm sóc sau khi tán sỏi hiệu quả
Uống đủ nước cũng là cách chăm sóc sau khi tán sỏi hiệu quả

Đặc biệt, có thể bổ sung nước qua chính các thức uống chứa nhiều citrate giúp chống hình thành sỏi trở lại như: nước bột sắn, nước đỗ đen, nước cam, chanh, bưởi,...

Bổ sung canxi

Canxi là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân sau khi tán sỏi cần bổ sung thêm canxi qua một số loại thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai,.... 

Mỗi ngày, có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi chia đều vào buổi sáng, giữa buổi chiều và buổi tối hoặc có thể sử dựng một lượng tương đương thay thế có trong các sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai (khoảng 800 - 1.300mg canxi). 

Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa

Chế độ ăn uống là một yếu tố cần lưu ý hàng đầu trong cách chăm sóc sau khi tán sỏi bằng laser. Cụ thể là các dưỡng chất có trong các thực phẩm mà cơ thể người bệnh hấp thụ sẽ giúp làm lành những tổn thương vùng niêm mạc niệu quản. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp hỗ trợ quá trình đào thải các mảnh vụn sỏi sau tán, dịch máu hay các thành phần khác có trong niệu quản… ra bên ngoài một cách hiệu quả.

Vậy bệnh nhân sỏi thận, sỏi niệu quản mới bắn laser nên ăn gì? Trong cách chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi niệu quản, sỏi thận các chuyên gia, bác sĩ luôn luôn yêu cầu người bệnh ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp. Nguyên nhân là chúng rất dễ hấp thụ vào cơ thể, từ đó vết thương khả năng hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm dễ tiêu hóa cũng không tạo gánh nặng, áp lực cho bệnh nhân khi đi vệ sinh. 

Không nên nhịn tiểu

Việc thường xuyên nhịn tiểu chắc chắn sẽ làm gia tăng áp lực bàng quang. từ đó chức năng tiểu tiện bị dồn ép xuống thấp có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản và viêm bể thận hay bệnh thận suy. Đặc biệt, đối với bệnh nhân sau khi tán sỏi, việc nhịn tiểu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi và có thể kéo sỏi trở lại.

Sau khi tán sỏi bằng phương pháp laser nên kiêng gì?

Sau khi tán sỏi niệu quản nên kiêng gì? Các chuyên gia luôn khuyên người bệnh kiêng hoàn toàn đồ ăn cứng, cay nóng, thực phẩm chứa nhiều oxalate, thức ăn mặn,....

Đồ ăn cứng, cay nóng

Người vừa tán sỏi bằng laser tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm quá cay, chẳng hạn như ớt, kim chi, món hầm cay hay mì tôm… Nguyên nhân là do đa phần người bệnh sẽ bị chứng khó tiêu do ảnh hưởng của việc tán sỏi. Việc dung nạp thực phẩm cay nóng lúc này chắc chắn dẫn đến tình trạng bị táo bón, khó đại tiện.

Các thực phẩm mà bệnh nhân sau tán sỏi cần kiêng
Các thực phẩm mà bệnh nhân sau tán sỏi cần kiêng

Ngoài ra, bệnh nhân sau tán sỏi cũng nên tránh đồ ăn cứng, khó tiêu. Bởi chúng có thể ép dạ dày phải hoạt động liên tục, từ đó làm tình trạng khó tiêu ngày càng tồi tệ hơn.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều oxalate
Thực phẩm chứa nhiều oxalat cũng là lời giải đáp cho thắc mắc sau khi tán sỏi niệu quản nên kiêng gì. Đó là các loại thực vật rau lá xanh, củ quả và hạt như: lá củ dền, rau bina, cải xoăn, khoai lang, bột cacao, đậu phộng, củ cải, khế,... Mặc dù chúng có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như ngăn lão hóa, cải thiện sức đề kháng nhưng lại không phù hợp với một số người. Cụ thể, những thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ tái hình thành sỏi.

Không ăn mặn

Từ xưa đến này các bác sĩ vẫn thường khuyên rằng: “Ăn mặn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có thể kéo theo nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan đến thận”. Ăn mặn chính là tạo thêm gánh nặng cho thận, tăng lượng oxalate trong nước tiểu gây tạo sỏi. Do đó sau khi tán sỏi nên ăn nhạt, giảm hàm lượng muối trong các bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh nên tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò. 

Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh

Đồ nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh thông thường có chứa hàm lượng đạm và lượng muối rất cao. Do vậy, việc dung nạp chúng không chỉ ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, mà còn tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Như vậy, đối với người bệnh vừa tán sỏi xong lại càng hạn chế tối đa và tốt nhất là kiêng hoàn toàn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ưu tiên các cách chế biến không dầu như luộc, hấp.

Bệnh nhân có nên vận động sau tán sỏi không?

Chế độ vận động cũng là một trong số những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi niệu quản. Thông thường, sau khi tán sỏi xong, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nằm nghỉ tại giường ít nhất 1-2 ngày. Bởi lúc này, cơ thể họ còn yếu, có cảm giác đau nhiều tại vùng hông, bẹn nên cần hạn chế đi lại.

Người bệnh sau khi tán sỏi cần nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 1-2 ngày
Người bệnh sau khi tán sỏi cần nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 1-2 ngày

Sau khoảng từ 5-7 ngày, người bệnh có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng. Chú ý, chỉ tăng dần mức độ vận động và không nên quá sức.

Dấu hiệu bất thường của bệnh nhân sau tán sỏi bằng laser

Dù đã loại sạch sỏi tuy nhiên sau khi trở về nhà bệnh nhân vẫn cần theo dõi sát sao sức khỏe của mình. Hãy liên hệ với bác sĩ và tới ngay cơ sở y tế để khắc phục kịp thời nếu có các biểu hiện bất thường sau đây:

  • Bị đau quặn thận: Là tình trạng đau thắt lưng bên tán sỏi rồi đau lan xuống bẹn, cơ quan sinh dục sau đó đau xuyên ra sau lưng.
  • Tiểu ra máu nhiều ngày: Nguyên nhân là do bị tổn thương bàng quang, niêm mạc niệu quản, niệu đạo.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt kèm máu sau khi rút thông niệu quản. Nguyên nhân là do ống thông kích thích bàng quang.
  • Bị sốt rét run - dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Chướng bụng, đau bụng - dấu hiệu thủng bàng quang hoặc niệu quản.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ uy tín thực hiện dịch vụ tán sỏi bằng phương pháp laser. Chỉ trong 1 đến 2 ngày nằm nội trú bệnh nhân đã có thể xuất viện. Trong thời gian đó, các bác sĩ, điều dưỡng sẽ kiểm tra sức khỏe người bệnh đều đặn, nhắc nhở hướng dẫn uống thuốc chi tiết, vệ sinh vết mổ và được chăm sóc theo chế độ ăn khoa học phù hợp cho người tán sỏi. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đây, bạn đã nắm được cách chăm sóc sau khi tán sỏi bằng laser để nhanh hồi phục. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa biến chứng, người bệnh cũng nên lựa chọn địa chỉ tán sỏi uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại với chi phí hợp lý.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,491

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám