Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tình trạng tăng huyết áp kháng trị chiếm tỷ lệ từ 10- 12%. Trong tổng số bệnh nhân được điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện, có một số trường hợp tăng huyết áp giả kháng cự. Chẳng hạn như hiện tượng áo choàng trắng, đo áp huyết không chính xác. Hay thậm chí là sử dụng thuốc không hợp lý hoặc bệnh nhân không tuân thủ đúng liệu pháp điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết về cơ chế gây tăng huyết áp, cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tăng huyết áp kháng trị là gì
Đây là tình trạng xảy ra khi huyết áp của bạn không thể kiểm soát được. Mức huyết áp của bạn kiểm tra ra vẫn cao hơn mức mục tiêu điều trị. Trong trường hợp bạn đã sử dụng tối đa ba loại thuốc huyết áp để điều trị. Trong đó bao gồm thuốc chặn kênh canxi với tác dụng kéo dài; thuốc ức chế men chuyển angiotensin; thuốc chặn thụ thể angiotensin; thuốc lợi tiểu mà tình trạng không cải thiện. Rất có thể bạn bị tăng huyết áp kháng trị.
Bác sĩ có thể xác định tình trạng huyết áp cao nếu bạn cần sử dụng bốn hoặc nhiều hơn bốn loại thuốc. Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), các mức huyết áp sau đây phản ánh tình trạng tăng huyết áp:
- Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu từ 120- 129 mmHg và huyết áp tâm trương là 80mmHg;
- Tăng huyết áp giai đoạn 1: huyết áp tâm thu 130- 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80-89 mmHg;
- Tăng huyết áp giai đoạn 2: huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg.
Đo huyết áp theo dõi bất thường
Những dấu hiệu tăng huyết áp kháng trị
Theo thông báo từ Đại học Johns Hopkins, các triệu chứng cao huyết áp thường không xuất hiện rõ ràng. Để xác định liệu bạn có bị cao huyết áp hay không, việc quan trọng là nên gặp bác sĩ để được kiểm tra. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho biết bạn đang trải qua cơn tăng huyết áp:
- Xuất hiện những triệu chứng đau đầu, đau ngực, chảy máu mũi và khó thở.
- Một triệu chứng phổ biến là đau đầu, thường xuất hiện nhất ở vùng sau đầu.
- Bị cảm giác chói lọi mà người bệnh lầm tưởng là vấn đề về thị lực hoặc cảm thấy cơn chói bất chợt xảy ra.
- Cảm giác nặng, đau và căng tức ngực
- Mức huyết áp của bạn vẫn duy trì ở mức cao dù đã sử dụng ba loại thuốc huyết áp.
- Sau 6 tháng điều trị huyết áp tại bệnh viện, mức huyết áp vẫn cao hơn mức mục tiêu.
Người bệnh thường xuyên căng tức ngực khi huyết áp lên cao
Lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện khi huyết áp đã tăng đến mức cao và đã gây tổn thương cho các cơ quan và mạch máu. Nếu gặp những dấu hiệu này với tần suất ngày một nhiều hơn, có thể bạn bị tăng huyết áp. Việc đo huyết áp định kỳ và kiểm tra sức khỏe tổng quát giúp người bệnh có hướng điều trị thích hợp.
Ngoài ra, một số các đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị cũng bao gồm:
- Người có độ tuổi cao
- Giới tính nữ
- Huyết áp căn bản cao
- Béo phì và ít vận động
- Bệnh thận mạn tính
- Tiểu đường
Các nguyên nhân phía sau tình trạng tăng huyết áp kháng trị
Nguyên nhân của tình trạng huyết áp tăng cao là một vấn đề phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Việc chẩn đoán và điều trị đòi hỏi sự phân tích cẩn thận từ các chuyên gia y tế. Dưới đây, Bệnh viện đa khoa Phương Đông là liệt kê một số nguyên nhân người bệnh cần chú ý.
Các vấn đề sức khỏe gây tăng huyết áp kháng trị
Tình trạng tăng huyết áp thường không dễ dàng xác định nguyên nhân chính xác. Một số bệnh lý dưới đây có thể là yếu tố gây tăng huyết áp trong cơ thể:
- Bệnh thận: suy thận, hẹp động mạch thận làm suy giảm khả năng lọc của thận, dẫn đến giữ nước cao.
- Cường Aldosteron nguyên phát: tăng nồng độ aldosterone kích hoạt quá mức trục RAA, gây tăng huyết áp khó kiểm soát.
- Rối loạn giấc ngủ: đặc biệt là triệu chứng ngưng thở khi ngủ, có thể gây ra tình trạng giữ nước và tăng huyết áp.
- U tủy thượng thận: tiết hormone epinephrine gây tăng huyết áp đột ngột.
- Hội chứng Cushing: tăng cortisol dẫn đến tăng huyết áp và nhiều vấn đề khác.
- Hẹp eo động mạch chủ: gây ra tình trạng tăng áp tỉ lệ thuận với mức hẹp eo.
- U nội sọ: các khối u não có thể chèn ép mạch não, gây tăng áp nội sọ.
Thói quen không lành mạnh
Các vấn đề về sức khỏe, thói quen sống không lành mạnh có thể góp phần tạo nên sự khó kiểm soát của huyết áp và tăng huyết áp kháng trị.
- Tiêu thụ muối cao: Lượng muối cao trong chế độ ăn có thể gây tăng áp và giữ nước, tạo áp lực lên mạch máu.
- Lối sống thiếu vận động: Thiếu hoạt động thể chất đều đặn có thể góp phần vào tình trạng tăng huyết áp khó kiểm soát.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ và giàu chất béo: Chế độ ăn không hợp lí có thể ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe tim mạch, gây tăng huyết áp.
- Uống nhiều rượu và bia: Việc tiêu thụ lượng lớn rượu và bia đem đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Gây ra tình trạng tăng huyết áp kháng trị và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ăn quá nhiều gia vị là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp
Sử dụng các loại thuốc
Để chắc chắn sử dụng thuốc điều trị phù hợp, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là cần thiết. Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp cần chú ý như:
- NSAIDs, Corticoid, Cocain, Amphetamine, Cyclosporine, Erythropoietin
- Thuốc chẹn beta (Beta-blockers): Chúng làm giảm huyết áp bằng cách ngăn chặn tác động của hormone adrenaline, làm giảm nhịp tim và lực bơi máu. Ví dụ: Atenolol, Metoprolol.
- Thuốc chẹn canxi (Calcium channel blockers): Chúng giảm áp lực trong mạch máu bằng cách ngăn canxi từ việc đi vào cơ bắp của mạch máu và trái tim. Ví dụ: Amlodipine, Diltiazem.
- Thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin (ACE inhibitors): chúng giảm áp lực máu bằng cách ngăn chặn sự chuyển hóa của angiotensin, một chất gây co thắt mạch máu. Ví dụ: Enalapril, Lisinopril.
Một số bệnh nhân sử dụng những loại thuốc làm tăng nội tiết quá liều như: Thuốc tránh thai, thực phẩm chức năng, thuốc chống trầm cảm… Hoặc tự ý điều trị khi sử dụng các phương pháp Đông y không rõ nguồn gốc cũng khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Quan trọng nhất, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Và không nên tự thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không thảo luận với chuyên gia y tế. Điều trị bệnh tăng huyết áp thường đòi hỏi sự theo dõi đều đặn và điều chỉnh liều lượng để đảm bảo kiểm soát tốt nhất cho mỗi người.
Khi nào bị tăng huyết áp kháng trị cần gặp bác sĩ
Nếu huyết áp của bạn vẫn cao mặc dù đã tuân theo toa thuốc và thay đổi lối sống. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ biết về các kết quả đo huyết áp tại nhà của bạn. Tình trạng tăng cao không ngừng có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý tiềm ẩn tăng huyết áp kháng trị.
Người bệnh cần cân nhắc việc sở hữu và sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để tự theo dõi tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trước khi bạn sử dụng hãy đưa thiết bị đến phòng khám để được hiệu chuẩn đúng cách. Đừng ngần ngại việc đi khám bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng mới nào. Khi xuất hiện các triệu chứng như đau tim hoặc đột quỵ, hãy gọi ngay cấp cứu để được điều trị kịp thời.
Một số phương pháp điều trị tăng huyết áp kháng trị
Để điều trị hiệu quả tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát, quan trọng nhất là loại bỏ các nguyên nhân gây hại. Có một số biện pháp người bệnh có thể thực hiện để giúp ngăn chặn hoặc giảm nguy cơ tăng huyết áp. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa và điều trị kết hợp:
Sử dụng thuốc để điều trị các loại bệnh nền
Nếu bạn mắc một trong những bệnh lý làm tăng nguy cơ khó kiểm soát huyết áp. Hãy thường xuyên khám bác sĩ và tuân thủ điều trị để cải thiện bệnh và đưa huyết áp về mức mục tiêu. Thuốc lợi tiểu Thiazide là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Trong trường hợp suy thận, có thể thay thế bằng lợi tiểu quai (hoặc Furosemide). Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi Natri và Kali trong máu thường xuyên để điều chỉnh liều lượng thuốc.
Dự trữ thuốc trong nhà là việc quan trọng mà Bệnh viện đa khoa Phương Đông luôn khuyên bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp. Nếu bệnh nhân đã được kê đơn thuốc để kiểm soát huyết áp. Tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Không ngừng sử dụng thuốc mà không thảo luận với chuyên gia y tế.
Uống thuốc huyết áp đúng liều lượng và thời gian trong ngày
Điều chỉnh lối sống để cải thiện tình trạng tăng huyết áp
Nghiên cứu chỉ ra rằng lối sống lành mạnh là yếu tố hàng đầu giúp cải thiện tình trạng bệnh tăng huyết áp kháng trị. Sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát:
- Ăn giảm muối, với lượng tiêu thụ dưới 100 mEq/24 giờ.
- Thực hiện chế độ giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì.
- Duy trì thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày.
- Hạn chế rượu bia với lượng tương đương 1 đơn vị cồn/ngày (khoảng 300 ml bia hoặc 100 ml rượu vang đỏ).
- Nếu có chứng ngưng thở khi ngủ nhẹ, hãy nghiêng khi nằm. Đối với trường hợp nặng, cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác.
Trường hợp bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp. Bạn phải tuân thủ lịch trình đo huyết áp do bác sĩ chỉ định. Việc theo dõi huyết áp mỗi ngày, kết hợp dùng thuốc đúng chỉ định sẽ góp phần kiểm soát bệnh. Nếu có sự biến động không bình thường, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay
Tập luyện thể thao thường xuyên để cải thiện tình trạng huyết áp
Lời kết
Thông qua các thông tin về tình trạng bệnh tăng huyết áp kháng trị đã cung cấp trong bài viết này. Có thể thấy, tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát là một trạng thái phức tạp. Thường xảy ra khi huyết áp vẫn cao mặc dù đã sử dụng nhiều loại thuốc và thay đổi lối sống. Việc chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả đòi hỏi sự tập trung cao từ các bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhận cũng phải có sự chủ động trong việc thay đổi lối sống chưa phù hợp của mình.
Nếu cần sự hỗ trợ sự hỗ trợ, giải đáp nào từ Bệnh viện Phương Đông, vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần để đặt lịch.