Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng nội khoa thường gặp ở những phụ nữ mang thai, nó chiếm từ 5- 10% ở phụ nữ mang thai. Cao huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến các tiền sản giật, sản giật, thai nhi có nguy cơ bị lưu hoặc sinh non. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết để phòng chứng cao huyết áp khi mang thai.
Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ (trong tiếng Anh gọi là Pregnancy-Induced Hypertension) là hiện tượng huyết áp tăng cao xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và nó sẽ trở về mức bình thường sau 6 tuần sau sinh.
Trong mỗi lần khám thai bác sĩ đều kiểm tra huyết áp cho thai phụ
Huyết áp thai kỳ dựa vào trị số huyết áp tại bệnh viện (hoặc phòng khám). Trong đó, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg]. Mức độ nhẹ là 140-159/90-109 mmHg và mức độ nặng là ≥ 160/110 mmHg. khác với phân độ theo hướng dẫn tăng huyết áp của ESC/ESH.
Huyết áp bình thường của phụ nữ mang thai là 140/90 mmHg.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai
Cao huyết áp thai kỳ xuất hiện do một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ không phù hợp, đồ ăn quá mặn.
- Thai phụ không hoạt động thể chất, dưỡng thai không đúng cách.
- Thời tiết thay đổi đột ngột như quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến huyết áp tăng cao.
- Mang thai khi đã trên 35 tuổi.
- Thai phụ bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh lý liên quan dẫn đến biến chứng cao huyết áp.
Tăng huyết áp thai kỳ gồm 4 thể lâm sàng
- Tăng huyết áp mạn tính: xuất hiện trước khi mang thai, trước tuần thai thứ 20 hoặc ở tuần 20 của thai kỳ. Tình trạng này có thể kéo dài sau 6 tuần sinh và có thể liên quan với tiểu đạm.
- Tăng huyết áp thai kỳ: được xác định khi tăng huyết áp xảy ra trong thai kỳ nhưng không có dấu hiệu tiền sản giật khác và trở lại bình thường trong vòng 42 ngày sau sinh. Tuy nhiên nó cũng có thể trở thành tăng huyết áp mạn nếu huyết áp tiếp tục tăng sau đó.
- Tiền sản giật: thường xuất hiện trong lần mang thai đầu tiên, đa thai, thai trứng hoặc hội chứng kháng phospholipid. Nhất là ở các trường hợp thai phụ tăng huyết áp mạn tính, bị bệnh về thận hoặc đái tháo đường.
Bệnh thường được chẩn đoán dựa vào protein niệu và HATT >140mmHg hoặc HATTr > 90mmHg. Xảy ra sau tuần thứ 20 dù trước đó thai phụ có huyết áp bình thường.
Tiền sản giật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sinh non.
Tiền sản giật gây chậm phát triển cho thai nhi do suy nhau. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sinh non.
- Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính: thường thấy ở các mẹ bầu bị tăng huyết áp có thêm protein niệu lần đầu hoặc ở phụ nữ có tiền sử bị tăng huyết áp và protein niệu, nay lại tăng đột ngột huyết áp hoặc protein niệu, giảm tiểu cầu hoặc tăng men gan.
Dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ
Cơ địa của mỗi người là khác nhau do đó mà triệu chứng hay dấu hiệu của cao huyết áp khi mang thai cũng có thể khác nhau. Thậm chí còn có trường hợp mắc bệnh nhưng không có bất kỳ một triệu chứng nào.
Dấu hiệu phổ biến nhận biết cao huyết áp thai kỳ
Các dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh như là:
- Huyết áp cao hơn mức bình thường (cụ thể là > 140/90 mmHg)
- Thiếu hoặc có protein trong nước tiểu
- Phù nề chân, tay
- Tăng cân đột ngột
- Thị giác thay đổi, cụ thể như là nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực thoáng quá,...
- Buồn nôn, ói mửa
- Bị đau bụng bên phải hoặc quanh dạ dày
- Đi tiểu một lượng nhỏ
- Đau đầu dữ dội, đau ngực sau xương ức và khó thở.
Biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp ở bà bầu không chỉ tác động xấu cho sức khỏe người mẹ mà thai nhi trong bụng cũng bị ảnh hưởng.
Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào hai yếu tố là thời gian mang thai và mức tăng huyết áp của thai phụ. Tình trạng huyết áp trong thai kỳ càng cao, xuất hiện sớm thì nguy cơ biến chứng mà thai phụ và thai nhi gặp phải càng lớn.
Tăng huyết áp khi mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Đối với thai phụ, tăng huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Tiền sản giật: Thống kê cho thấy, 25% phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, trong đó có 5- 8% các trường hợp sản giật tử vong.
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau sinh, khả năng hồi phục chậm.
- Khả năng cao bị huyết áp thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo.
- Nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thận…
Đối với thai nhi có mẹ bị cao huyết áp thai kỳ:
- Chậm phát triển hoặc chết lưu: Do thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ dẫn tới phát triển chậm, cân nặng không đạt theo mức trung bình trong bảng tiêu chuẩn, thậm chí là còn bị thai lưu khi còn trong bụng mẹ.
- Sinh non: Mặc dù được phát hiện và điều trị nhưng một số trường hợp, thai phụ cần sinh sớm để tránh ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và bé. Những em bé sinh non, không đủ sức khỏe có nguy cơ tử vong cao.
Phương pháp điều trị tăng huyết áp thai kỳ như thế nào?
Phương pháp điều trị tăng huyết áp khi mang thai cần được chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ trên cơ sở:
Một số phương pháp được áp dụng để điều trị tăng huyết áp thai kỳ
- Khám sức khỏe tổng thể trong quá trình mang thai, thông báo về lịch sử bệnh của thai phụ với bác sĩ phụ trách.
- Xác định tình trạng bệnh mức độ nghiêm trọng là bao nhiêu.
- Khả năng chịu đựng của mẹ bầu đối với các loại thuốc hoặc các liệu pháp phẫu thuật cụ thể.
- Mong muốn của thai phụ và gia đình về quá trình thăm khám và điều trị.
Thai phụ cần điều trị ngay khi nhận thấy:
- Huyết áp cao hơn (≥) 140/90 mmHg;
- Khi huyết áp tâm thu lớn hơn (≥) 170 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương hơn (≥) 110 mmHg, thai phụ cần nhập viện ngay để cấp cứu nhằm tránh nguy hiểm đáng tiếc xảy ra;
- Methyldopa, labetalol… là loại thuốc được ưu tiên sử dụng trong điều trị huyết áp thai kỳ. Chống chỉ định các loại thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể vì có thể gây dị tật thai nhi;
- Với những thai phụ có hiện tượng bị tăng huyết áp hoặc tiền sản giật ở mức độ nhẹ sẽ được khuyến cáo chấm dứt thai kỳ ở tuần 37.
Phòng ngừa cao huyết áp thai kỳ
Huyết áp cao ở bà bầu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Do đó, để tránh các sự cố đáng tiếc khi mang thai thì ngoài việc khám thai đều đặn theo lịch, đo huyết áp thường xuyên thì thai phụ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, cụ thể như:
- Hạn chế dùng muối trong chế biến thức ăn.
- Bổ sung thêm nước, uống ít nhất 8 cốc mỗi ngày.
- Tăng lượng protein nạp vào, giảm các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, đồ ăn vặt.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Tập thể dục đều đặn, không khuyến khích nằm tại giường trong thời gian dài.
- Không uống rượu, bia, chất kích thích như caffeine.
- Có thể uống thêm thuốc bổ nhưng phải đảm bảo theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tăng huyết áp thai kỳ là điều mà không mẹ bầu nào muốn mình gặp phải. Tuy nhiên nếu chẳng may bị, bạn đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời thăm khám sát sao để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói chăm sóc toàn diện khi mang thai và nhận thêm các ưu đãi từ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, mẹ có thể liên hệ tới số hotline 19001806.