Giải đáp thắc mắc: Thai nhi chậm phát triển phải làm sao?

Bích Ngọc

26-07-2024

goole news
16

Khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp tình trạng thai nhi chậm phát triển. Hiện tượng này thường không có những dấu hiệu rõ ràng nhưng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Vậy khi thai nhi chậm phát triển phải làm sao? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây. 

Tổng quan về thai nhi chậm phát triển

Thai nhi chậm phát triển là gì?

Thai nhi chậm phát triển là tình trạng thai nhi tăng trưởng kém, có kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai. Tình trạng này còn có nhiều tên gọi khác như: Suy dinh dưỡng bào thai, thai nhỏ hơn so với tuổi thai,... 

Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển

Có 4 nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng thai phát triển chậm trong tử cung như: 

  • Nguyên nhân từ thai nhi: Do thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể, thai bị dị tật, đa thai,... 
  • Nguyên nhân từ nhau thai: Suy chức năng bánh nhau, nhau bám màng, bất thường tử cung,... 
  • Nguyên nhân từ mẹ: Mẹ bầu gặp các tình trạng như cao huyết áp; vóc dáng nhỏ, thiếu chất dinh dưỡng; mắc bệnh mãn tính về tim, thận; tiểu đường thai kỳ; hồng cầu liềm,...
  • Từ các yếu tố khác: Các tác nhân bên ngoài như rượu bia, thuốc lá,... cũng có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Hoặc mẹ mắc bệnh lý nhiễm trùng trong thai kỳ như giang mai, sởi, nhiễm toxoplasma,.... 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thai nhi tăng trưởng chậmCó nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thai nhi tăng trưởng chậm

Dấu hiệu khi thai nhi chậm phát triển

Dấu hiệu của thai nhi chậm tăng trưởng thường không rõ ràng, tuy nhiên có một vài đặc điểm như: 

  • Mẹ bầu tăng cân ít hơn so với bình thường. 
  • Thiểu ối
  • Mẹ gặp cá bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ,... 

Hầu hết những dấu hiệu không rõ ràng nên chủ yếu được phát hiện qua khám thai định kỳ. Dựa vào một số chỉ số liên quan như: 

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh
  • Chỉ số chu vi bụng
  • Chỉ số chiều dài xương đùi
  • Ước lượng cân nặng của thai nhi
  • Chỉ số Doppler động mạch

Thai nhi chậm phát triển có nguy hiểm không?

Suy dinh dưỡng bào thai có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Chậm phát triển khiến tăng nguy cơ các bệnh lý như: Suy hô hấp sau sinh, hạ đường máu sau sinh, nhiễm trùng, rối loạn thân nhiệt,... 

Ngoài ra, thai nhi chậm phát triển còn khiến quá trình phát triển sau này của trẻ cũng gặp nhiều ảnh hưởng: Trẻ phát triển chậm, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp. 

Suy dinh dưỡng bào thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhiSuy dinh dưỡng bào thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Thai nhi chậm phát triển phải làm sao?

Mẹ cần phát hiện sớm hiện tượng thai nhi chậm tăng trưởng để can thiệp kịp thời. Cách xác định chính xác nhất là mẹ nên khám thai định kỳ để biết tình trạng phát triển của thai nhi. Từ đó, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị kịp thời. 

Vậy thai nhi chậm phát triển phải làm sao? Đây là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi thai nhi chậm tăng trưởng. Dưới đây là một số điều mẹ cần làm khi biết bé phát triển chậm: 

  • Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. 
  • Khi nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng bên trái để tăng lượng máu, oxy và chất dinh dưỡng đến tử cung giúp cung cấp đầy đủ cho thai nhi. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đủ chất, đảm bảo mẹ không bị suy dinh dưỡng. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày, mẹ có thể uống nước ép hoa quả, sữa bầu,... để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất. 
  • Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích và thuốc lá, khói thuốc lá. 
  • Chú ý đến thai máy mỗi ngày, mẹ có thể theo dõi bằng máy monitoring. 
  • Theo dõi sự phát triển của thai nhi chặt chẽ cùng bác sĩ khoa sản và chuyên gia dinh dưỡng. 
  • Có thể can thiệp sinh mổ nếu có những dấu hiệu bất thường. 

Mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡngMẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

Cách phòng tránh tình trạng thai nhi chậm phát triển

Để giảm nguy cơ mẹ bầu gặp tình trạng thai nhi chậm phát triển. Mẹ bầu có thể áp dụng một số áp dụng một số cách sau: 

  • Vợ chồng khi có kế hoạch mang thai nên khám tiền sản để phát hiện những vấn đề bất thường và bệnh di truyền. 
  • Mẹ bầu không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,... trước và trong quá trình mang thai. 
  • Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống chứa caffeine. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, một số bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội,.... 
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Thăm khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Khám thai định kỳ sẽ theo dõi được tình trạng phát triển và phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhiKhám thai định kỳ sẽ theo dõi được tình trạng phát triển và phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi

“Thai nhi chậm phát triển phải làm sao?” - chắc hẳn khi gặp tình trạng này, bất cứ mẹ bầu đều lo lắng. Tuy nhiên, mẹ nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có hướng can thiệp kịp thời. Từ đó, giúp thai nhi phát triển kịp với so với tuổi thai, sẵn sàng chào đời. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc “Thai nhi chậm phát triển phải làm sao?”. Mẹ nên chủ động thăm khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi và sớm phát hiện những bất thường để can thiệp kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
460

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám