Những điều cần biết về bệnh lý thiếu máu thiếu sắt

Thu Hiền

07-07-2023

goole news
16

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng nghiêm trọng, gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm. Nó cũng khiến cuộc sống người bệnh ảnh hưởng nhiều khi thường xuyên mệt mỏi, mất sức. Hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh lý nguy hiểm này nhé.

Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Đây là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không đủ sắt để đáp ứng nhu cầu tạo và sử dụng hồng cầu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thời gian qua, lượng người bị bệnh lý thiếu máu thiếu sắt đang tăng lên. Nguyên nhân do cuộc sống bận rộn khiến họ không quan tâm đầy đủ đến hàm lượng vi chất cần thiết trong bữa ăn.

Đây là tình trạng cơ thể không có đủ sắt, máu để cung cấp cho các cơ quanĐây là tình trạng cơ thể không có đủ sắt, máu để cung cấp cho các cơ quan

Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra với cơ thể, thiếu sắt sẽ khiến nhiều cơ quan khác nhau bị ảnh hưởng. Như hệ thống miễn dịch, thần kinh… Khi đó hoạt động thể chất, trí tuệ đều bị suy giảm rất nhiều.

Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm tức thời, nhưng nó ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, năng suất lao động. Về lâu dài, nó có thể gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là với những người bệnh, phụ nữ mang thai.

Dưới đây là những dấu hiệu sớm giúp bạn nhận biết căn bệnh này sớm nhất có thể:

  • Mệt mỏi;
  • Thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc;
  • Da xanh xao, niêm mạc có màu nhợt nhạt;
  • Lưỡi nhợt, hoặc nhẵn do mất đi các gai lưỡi;
  • Lông, móng, tóc khô, dễ gãy rụng hơn bình thường;
  • Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt;
  • Máu lên não không đủ khiến các mạch máu sưng lên có thể gây đau đầu, đau nửa đầu;
  • Đau ngực, khó thở, triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi làm việc gắng sức;
  • Tim đập nhanh;
  • Người bệnh thường xuyên lạnh tay, chân về đêm do oxy không đầy đủ;
  • Khi đứng lên đột ngột hoặc thay đổi độ cao như đi thang máy, đi máy bay thường thấy hoa mắt, chóng mặt;
  • Thèm ngủ nhiều hơn, nhưng sau khi ngủ vẫn không thấy người dễ chịu;

Ai có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao?

Có một số nhóm người có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao hơn bình thườngCó một số nhóm người có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao hơn bình thường

Dưới đây là những nhóm người có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao hơn thông thường:

  • Trẻ em;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người già;
  • Người mắc các vấn đề dinh dưỡng;
  • Những người mới phẫu thuật xong;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú;
  • Người mắc các bệnh dạ dày, đường ruột;

Thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không?

Như đã nói, đây không phải một căn bệnh cấp tính. Tuy nhiên, lượng hồng cầu suy giảm dẫn đến việc vận chuyển oxy đi các cơ quan khác nhau trong cơ thể không đảm bảo.

Lúc này, lượng oxy lên não, tay, chân sẽ thiếu trầm trọng. Hầu hết các tế bào, cơ quan trong cơ thể đều phải đối diện với tình trạng thiếu máu, thiếu oxy.

Tim sẽ vì nhu cầu oxy của các tế bào cố gắng hoạt động nhiều hơn, đập nhanh hơn bình thường. Điều này khiến cả tim và hệ mạch đều phải chịu áp lực lớn.

Các chuyên gia đã chỉ ra những nguy hại có thể gặp phải đối với người mắc bệnh thiếu máu kéo dài như sau:

Đối với trẻ em

Hệ miễn dịch sẽ suy giảm rất nhanh, làm các bé dễ mắc các bệnh liên quan tới đường ruột. Hoạt động thể chất, trí tuệ cũng suy giảm. Ngoài ra trẻ còn thường xuyên mất ngủ, kém tập trung và dễ bị kích động hơn.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Tình trạng thiếu máu thiếu sắt khiến nguy cơ sảy thai cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bị sinh non, dễ tăng huyết áp và gặp các tai biến sản khoa trong quá trình sinh nở.

 Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu thiếu sắt đặc biệt nguy hiểmỞ phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu thiếu sắt đặc biệt nguy hiểm

Với các mẹ đang cho con bú, thiếu máu khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Những bà mẹ như vậy sẽ không đủ sữa cho con bú, cũng không có đủ sức khỏe để chăm sóc con. Trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng và tổn hại sức khoẻ từ sớm.

Tác hại của thiếu máu thiếu sắt đối với người trưởng thành

Ở người trưởng thành, bệnh thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi hơn và làm giảm sút khả năng lao động chân tay, suy nghĩ. Ngoài ra, nó còn khiến nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh, tim mạch tăng lên nhiều.

Đối với người già

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ, sa sút trí tuệ. Ngoài ra , tình trạng này cũng khiến các vết thương lâu lành, làm người già khó phục hồi sau khi mắc bệnh.

 

Có thể thấy bệnh lý thiếu máu thiếu sắt khiến chất lượng cuộc sống giảm đi rất nhiều. Di chứng của nó cũng có thể kéo dài cả chục năm, đến hết cuộc đời nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý đến những dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt sớm nhất có thể và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa nhé.

Những nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt

Không phải tình trạng hiếm gặp, nhưng rất nhiều người vẫn không có đủ nhận thực về căn bệnh này. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất khiến một người mắc bệnh thiếu máu.

Ăn uống không đủ chất

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến người dân Việt Nam thiếu sắt. Sắt là khoáng chất phổ biến, có hàm lượng cao trong các thực phẩm hàng ngày. Nhưng cơ thể lại không dễ hấp thụ thành phần này sau khi tiêu thụ. Đặc biệt là với người có sức khoẻ kém, đang ăn kiêng hay người mới phẫu thuật xong. Lúc này, họ sẽ cần tới những phương thức bổ sung sắt hợp lý để cơ thể có đủ những vi chất thiết yếu.

Do cơ thể mất máu

Gặp phải chấn thương, phẫu thuật hoặc bị chảy máu dạ dày là những nguyên nhân khiến người bệnh bị thiếu máu. Mọi người nên tìm cách giúp cơ thể hồi phục sau chấn thương. Đồng thời sử dụng các thực phẩm bổ máu để tránh tình trạng thiếu máu diễn ra quá lâu.

Khả năng hấp thu chất sắt kém

Sắt là khoáng chất rất khó hấp thu thông thường. Tuy nhiên với một người bình thường, họ hoàn toàn có thể nạp đủ sắt từ thực phẩm hàng ngày. Ngược lại, bệnh nhân mắc các bệnh lý đường ruột khó hấp thu sắt hơn. Do vậy dù ăn uống đầy đủ họ vẫn không có đủ lượng sắt cần thiết.

Với trường hợp này, cần phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, có được những biện pháp điều trị triệt để và chăm sóc cơ thể hợp lý.

Biện pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt

Hãy cùng tìm hiểu về những biện pháp, nguyên tắc khi điều trị bệnh lý thiếu máu thiếu sắt nhé.

Nguyên tắc điều trị

Quá trình điều trị thiếu máu cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọngQuá trình điều trị thiếu máu cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng

Khi điều trị tình trạng thiếu máu thiếu sắt, cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc dưới đây:

  • Hạn chế áp dụng phương pháp truyền máu. Chỉ thực hiện cách này nếu cơ thể thiếu máu nặng, cần bù máu gấp.
  • Bổ sung các dạng chế phẩm sắt theo hình thức truyền tĩnh mạch hoặc các dung dịch uống, viên nén. Khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt là dạng uống.
  • Chỉ định cho bệnh nhân sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp dưới đây:
  1. Thiếu máu thiếu sắt rất nặng;
  2. Thiếu máu trong khi mắc các bệnh mạn tính và những bệnh đó vẫn đang tiến triển;
  3. Cơ thể không hấp thu được sắt dạng uống;
  • Trong giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt và chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua đường ăn uống và các chế phẩm có chứa thành phần sắt;
  • Thời gian bổ sung sắt: Nên thực hiện với thời gian dài, đừng quên tiếp tục bổ sung sắt thêm 3 tháng sau khi lượng huyết sắc tố được chẩn đoán ở mức bình thường;
  • Phối hợp điều trị nguyên nhân: Cần chú ý tìm kiếm nguyên nhân gây nên vấn đề thiếu sắt là gì. Sau đó, tìm cách điều trị trực tiếp nguyên nhân đó để loại bỏ căn nguyên của bệnh.

Chế phẩm thuốc có thể bổ sung sắt

Thuốc dạng uống

  • Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate;
  • Liều lượng: 2mg sắt/kg/ngày;
  • Thời gian dùng thuốc: từ 6 tháng đến 12 tháng.

Cần bổ sung thuốc dạng uống trong một thời gian dàiCần bổ sung thuốc dạng uống trong một thời gian dài

Nếu sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần sử dụng vitamin C. Hoặc uống nước cam chanh để làm mát cơ thể và tăng khả năng hấp thu sắt.

Những loại thuốc này mang lại hiệu quả hấp thu tốt nhất nếu uống khi đói. Tuy nhiên với những người kích ứng dạ dày thì nên uống thuốc trong khi ăn cơm.

Các thuốc dạng truyền tĩnh mạch

  • Iron sucrose; Iron dextran… chỉ được dùng ở cơ sở y tế, không tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn.

Cách tính liều lượng thuốc bổ sung sắt dạng tiêm:

Tổng liều (mg) = P (kg) x (Hb đích (G/L) – Hb thực (G/L)) x 0,24 + 500 mg

Trong công thức đó, các chỉ số như sau:

  • P: trọng lượng cơ thể (kg);
  • Hb: nồng độ huyết sắc tố (G/L).

Chẩn đoán và cách điều trị thiếu máu thiếu sắt

Phương pháp chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Khi nghi ngờ bệnh nhân thiếu sắt, các bác sĩ sẽ thực hiện những phương án chẩn đoán sau đây:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sắt huyết thanh, độ bão hoà transferrin, ferritin huyết thanh, khả năng gắn sắt trong máu,, hồng cầu lưới, tiêu bản máu ngoại vi, độ rộng phân bố hồng cầu (RDW).
  • Với những trường hợp hiếm gặp và khó xác nhận, có thể sẽ phải tiến hành xét nghiệm tuỷ xương.

Phương án điều trị thiếu máu thiếu sắt

Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bệnh bằng 1 trong các phương án sau:

  • Bổ sung sắt theo đường uống;
  • Đôi khi truyền theo đường tĩnh mạch

Đồng thời, bệnh nhân sẽ được xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học. Mục tiêu là bổ sung lượng sắt còn thiếu và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Cách phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

Dù có cách điều trị, nhưng tốt nhất mọi người nên phòng ngừa thiếu máu. Từ đó giúp cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh và hạn chế những mối nguy hại lâu dài.

Dưới đây là một vài phương pháp giúp bạn làm được điều đó.

Thực hiện chế độ ăn cân đối

Đây chính là nguyên tắc đầu tiên cần chú ý để bảo vệ sức khoẻ cũng như phòng chống thiếu sắt. Mọi người nên thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo cơ thể có đủ chất cho hoạt động, sức khoẻ.

Trong trường hợp cá nhân có khả năng hấp thu sắt kém hay đang điều trị bệnh, cần chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu từ sớm.

Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu sắt

Như đã nói, có nhiều chứng bệnh khiến cơ thể không hấp thu được lượng sắt như bình thường. Dù ăn uống đầy đủ, họ vẫn rơi vào trạng thái thiếu sắt, thiếu máu và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nếu có bệnh căn nguyên,cần được điều trị dứt điểmNếu có bệnh căn nguyên,cần được điều trị dứt điểm

Lúc này, việc cần làm là tìm ra căn nguyên của tình trạng kém hấp thu sắt. Sau đó điều trị triệt để. Chỉ khi đó bạn mới có thể phòng bệnh thiếu máu một cách hữu hiệu nhất.

Khám sức khỏe định kỳ

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp mọi người phát hiện bệnh thiếu máu sớm. Đồng thời kiểm tra tình trạng sức khoẻ để có phương án điều trị, giải quyết sớm nhất có thể.

Tốt nhất, bạn nên đăng ký các gói khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện uy tín. Lúc này, sự hỗ trợ của các chuyên gia sẽ giúp bạn chăm sóc cơ thể mình tốt nhất.

Lời kết

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh lý thiếu máu thiếu sắt. Đây là một căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ của Bệnh viện Phương Đông để được giúp đỡ. Bằng kinh nghiệm, họ sẽ giúp bạn nắm chắc tình trạng sức khoẻ của mình và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Nếu cần thêm thông tin tư vấn, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

534

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám