Biểu hiện của thoái hóa khớp gối là gì và có những phương pháp nào điều trị căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS. Nguyễn Thái Sơn - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Biểu hiện của thoái hóa khớp gối là gì và có những phương pháp nào điều trị căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS. Nguyễn Thái Sơn - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bệnh thoái hóa khớp có thể gặp mọi sắc tộc, ở mọi điều kiện khí hậu, địa lý và kinh tế. Tần số mắc bệnh tăng lên theo tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau ở cả hai giới. Tuy nhiên nữ có tỷ lệ thoái hóa khớp gối cao hơn nam. Trong khi đó tỷ lệ thoái hóa khớp háng ở nam cao hơn nữ. Riêng Việt Nam chủ yếu gặp thoái hóa khớp gối ở nữ. Tổn thương thoái hóa khớp là ở các khớp chịu lực, tại Việt Nam thường gặp ở khớp gối.
Tổn thương thoái hóa khớp gối
Đau ở khớp bị tổn thương kiểu cơ học. Đau âm ỉ hoặc có thể có cơn đau cấp xuất hiện. Đau tăng khi vận động, thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau hoàn toàn. Sau đó tái phát đợt khác. Cơn đau liên tục tăng dần (thoái hóa khớp thứ phát) hành hạ người bệnh rất nhiều.
người bệnh bị cứng khớp vào buổi sáng, kéo dài khoảng 15-30 phút. Triệu chứng này thường gặp sau khi nghỉ ngơi. Người bệnh phải vận động một lúc mới trở về trạng thái bình thường. Thời gian cứng khớp thường diễn ra trong khoảng 15 phút và không quá 30 phút.
Mỗi khi bệnh nhân vận động, có thể cảm nhận được tiếng lắc tại khớp (thường ở khớp gối). Đôi khi người ngoài cũng có thể nghe được
các động tác của khớp bị thoái hoá hạn chế một phần. Trường hợp người bệnh bị hạn chế vận động nhiều thường do phản ứng co cơ kèm theo. Người bệnh không thể quay cổ, cúi sát đất hay ngồi xổm được.
lệch trục khớp (có thể có trước trong trường hợp thoái hoá thứ phát. Các biến dạng khác do hiện tượng mọc thêm xương, hoặc do hoặc thoát vị màng hoạt dịch: ở khớp.
Thoái hoá khớp gối âm thầm nặng dần lên theo từng ngày, khiến chúng ta đau nhức, khổ sở và cuối cùng là tàn phế, yếu liệt.
Tổn thương hủy sụn, biến dạng xương, gây mất chức năng và đau đớn, tàn phế
Tiêu chuẩn lâm sàng:
Nguyên tắc là tránh làm khớp bị quá tải do vận động và trọng lượng. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên dùng nạng 1 hoặc 2 bên đối với các thoái hóa khớp ở chi dưới. Đối với người bệnh thừa cân, phải chú ý giảm trọng lượng nếu có thể.
Vật lý trị liệu cũng là một biện pháp có tác dụng giảm đau tốt, giúp chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp, thường được chỉ định mát-xa và các biện pháp dùng nhiệt lượng.
Thuốc tác dụng nhanh: Giảm triệu chứng
Dùng thuốc tác dụng nhanh giúp giảm đau nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ về dạ dày - ruột
Tuy các thuốc tác dụng nhanh có thể giảm đau nhanh nhưng sẽ đi kèm tác dụng phụ về dạ dày - ruột, gây hậu quả là chảy máu đường tiêu hoá.
Phẫu thuật nội soi khớp gối là phương pháp can thiệp nhẹ nhàng, ít xâm lấn và an toàn cao. Dưới camera nội soi, bác sĩ có thể nhìn thấy cụ thể và rõ ràng các tổn thương trong khớp, từ đó chỉnh sửa một cách tỉ mỉ, loại bỏ các tổn thương trực tiếp và hiệu quả nhất.
Dưới nội soi khớp, bác sĩ có thể rửa khớp, lấy bỏ các thành phần ngoại lai trong khớp (có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra hoặc các thành phần bị canxi hoá), gọt giũa phần bề mặt không đều của sụn, cắt bỏ các phần sụn chêm bị tổn thương. Kết quả điều trị đối với thoái hóa khớp gối là rất tốt.
Phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Trên đây là những thông tin cần biết về thoái hóa khớp gối nói chung, những biểu hiện và phương pháp điều trị hiện nay. Để đặt lịch thăm khám và điều trị với các chuyên gia ngoại khoa hàng đầu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quý khách vui lòng liên hệ 19001806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.