Bệnh thoái hóa khớp gối nguyên nhân do đâu và cách điều trị dứt điểm

Nguyễn Thu Hà

11-02-2022

goole news
16

Thoái hóa khớp gối hay còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Đây là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn) bị mài mòn. Khi đó, xương của các khớp cọ xát với nhau mạnh hơn dẫn đến các biểu hiện sưng, đau, cứng, khả năng di chuyển bị ảnh hưởng và đôi khi hình thành các gai xương ở vùng đầu gối.

Bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển qua nhiều giai đoạn. Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Trước đây, người già thường là đối tượng mắc bệnh chủ yếu. Tuy nhiên khi cuộc sống trở nên bận rộn cùng lối sống kém khoa học ngày nay khiến bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa.  

Thoái hóa khớp gối nguyên nhân từ đâu?

Thoái hóa khớp gối không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Do đó khi đã biết được thoái hóa khớp gối là gì. Thì nhiều người thường thắc mắc nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối?

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý này là do tuổi tác. Thực tế, khả năng tự chữa lành của sụn sẽ giảm dần theo thời gian. Nên hầu hết những người từ 50 tuổi trở lên đều có nguy cơ bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến khớp bị thoái hóa ở độ tuổi sớm hơn, đó là: 

  • Cân nặng:

Khi bạn bị thừa cân, béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp. Đặc biệt là đầu gối. Các nhà khoa học cho biết rằng khi tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 - 1,8kg trọng lượng trên đầu gối. 

  • Di truyền:

Yếu tố này bao gồm các đột biến di truyền. Khiến một người dù tuổi còn trẻ nhưng có nhiều khả năng bị viêm xương khớp ở đầu gối. Và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối khiến sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm. 

  • Giới tính:

Các số liệu thống kê cho thấy phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị thoái hóa ở khớp gối cao hơn nam giới. 

  • Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại:

Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực cho khớp. Như ngồi xổm, quỳ hoặc mang vật nặng từ 25kg trở lên… có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn so với người bình thường. 

  • Vận động viên thể thao:

Những người tham gia vào các môn thể thao như bóng đá, điền kinh, quần vợt. Các bộ môn đòi hỏi vận động khớp gối nhiều - có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối. Nếu vận động viên gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện hay thi đấu thì nguy cơ này sẽ cao hơn nữa. 

  • Một số bệnh cơ xương khớp khác:

Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, người có tiền sử bị một số rối loạn chuyển hóa. Chẳng hạn như dư thừa hormone tăng trưởng hoặc thừa sắt. Cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp. 

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối gồm 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn đều có những triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng khác nhau: 

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu tiên, sụn khớp gối bị thoái hóa thường không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau nhức. Do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể. 

Các giai đoạn tiến triển của bệnh thoái hóa khớp gối

Các giai đoạn tiến triển của bệnh thoái hóa khớp gối

Giai đoạn 2

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 2, lúc này người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên: hơi đau nhức nhẹ sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy; cảm thấy cứng khớp khi không cử động trong vài giờ; hoặc đau khi cúi/quỳ. 

Nếu đi khám và chụp X-quang thoái hóa khớp gối sẽ thấy không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp; và các xương không bị cọ xát với nhau. Đồng thời, khớp vận động bình thường do chất lỏng hoạt dịch vẫn được duy trì đủ. 

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 của tình trạng thoái hóa khớp gối được coi là mức độ trung bình. Với dấu hiệu tổn thương xuất hiện rõ ràng ở sụn giữa các xương và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại. 

Ở giai đoạn này, tần suất đau nhức tăng lên rõ rệt khi người bệnh đi bộ, chạy, quỳ, cúi. Tình trạng cứng khớp cũng có thể xảy ra khi thức dậy vào buổi sáng hoặc ngồi trong thời gian dài. Trong khi đó, nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng sưng khớp.  

Giai đoạn 4

Người bệnh sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi cử động khớp hoặc đi bộ

Người bệnh sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi cử động khớp

Bệnh khi tiến triển sang giai đoạn cuối thì đã trở nên rất nghiêm trọng. Người bệnh sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi cử động khớp hoặc đi bộ. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể. Sụn hầu như không còn nguyên vẹn khiến khớp bị cứng và có lúc trở nên bất động. Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng giảm đi khá nhiều và không còn đảm nhận được chức năng giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp. 

Thoái hóa khớp gối có chữa được không (phương pháp điều trị)

Có thể thấy thoái hóa khớp gối ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, câu hỏi thường được mọi người quan tâm đó là thoái hóa khớp gối có chữa được không? Các chuyên gia khoa Xương khớp cho biết khớp gối bị thoái hóa không thể phục hồi như cũ. Do đó, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau: 

  • Giảm đau
  • Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp gối
  • Ngăn ngừa cũng như hạn chế khớp biến dạng
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh

Nhìn chung, nếu chưa biết thoái hóa khớp gối có chữa được không hay chưa biết điều trị như thế nào. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Giảm cân

Việc giảm bớt cân nặng sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối đáng kể

Việc giảm bớt cân nặng sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối đáng kể

Đối với những bệnh nhân bị thừa cân, béo phì. Việc giảm bớt cân nặng sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối đáng kể. Điều này không chỉ giúp làm thuyên giảm tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp mà còn làm chậm quá trình thoái hóa. 

Ngoài ra, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh không chỉ giúp điều trị thoái hóa khớp gối mà còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý liên quan có thể phát sinh. Như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp…

Tập thể dục đều đặn

Một trong những biện pháp đơn giản mà hữu hiệu nhất vừa giúp hỗ trợ tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối. vừa giúp khớp ổn định hơn, giảm đau lại còn giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh đó là tập thể dục thể thao. 

Tuy nhiên, ở những người bị thoái hóa khớp gối. Phương pháp điều trị này có thể gây ít nhiều khó khăn vào thời gian đầu. Nếu duy trì đều đặn và thường xuyên thì các bài tập cho người bị thoái hóa khớp gối sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau và tình trạng thoái hóa ở đầu gối. 

Người bệnh có thể tham khảo các bài tập, hoạt động rèn luyện thể dục thể thao với cường độ thấp. Phù hợp cho khớp gối đang bị “bào mòn” như: đạp xe, bơi lội, đi bộ, thái cực quyền, một số bài tập yoga, co duỗi cơ…

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên tập thể dục dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Hoặc tập chung với người khác để duy trì động lực luyện tập. 

Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm

Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức dai dẳng, khó chịu. Vì thế sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm được coi là một trong những yếu tố không thể thiếu khi điều trị căn bệnh này. Một số loại thuốc giảm đau bác sĩ có thể kê cho bạn như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: paracetamol; các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids như ibuprofen, aspirin…
  • Thuốc giảm đau kê đơn: trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Hoặc gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc. Bác sĩ có thể đưa ra đề xuất chuyển qua dùng một số loại thuốc đặc hiệu phù hợp hơn. Hiện nay, thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 với tác dụng giảm đau, kháng viêm thường được chỉ định cho người bệnh. Bởi ít ảnh hưởng lên dạ dày và thận hơn thuốc NSAIDs truyền thống. 
  • Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da cũng được nhiều người bệnh sử dụng. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ này ít tác dụng phụ hơn so với thuốc dạng uống. 

Tuy vậy, người bệnh khi dùng thuốc cần lưu ý rằng thuốc giảm đau dạng bôi ngoài da hay dạng uống đều chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng đau nhức ở đầu gối. Chứ không thể chữa lành hoàn toàn căn bệnh này. 

Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là bước đột phá trong điều trị thoái hóa khớp gối

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là bước đột phá trong điều trị thoái hóa khớp gối

Để cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối nghiêm trọng do thoái hóa. Người bệnh có thể cần tiêm corticosteroid hoặc glucocorticoid trực tiếp vào khớp để giảm viêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Cơ xương khớp, đây không phải là giải pháp lâu dài vì steroid là chất góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối. 

Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, thay vì “sống chung” với thoái hóa khớp gối. Người bệnh hoàn toàn có thể phục hồi chức năng, tăng cường vận động khi điều trị bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP. 

PRP là một chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2 - 8 lần so với lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Thường được áp dụng trong điều trị chấn thương thể thao. Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị thoái hóa có thể kích thích quá trình chữa lành thương tổn tại đây. Từ đó đem lại hiệu quả giảm các triệu chứng đau nhức rõ rệt cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động của khớp gối. 

Các liệu pháp thay thế

Một số liệu pháp thay thế có thể đem lại kết quả khả quan đối với tình trạng thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình. Các liệu pháp này bao gồm châm cứu, kem bôi có capsaicin hoặc chất bổ sung (chondroitin, glucosamine…). 

Vật lý trị liệu

Với những người bị thoái hóa khớp gối gặp khó khăn trong sinh hoạt thì điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu sẽ đem lại hiệu quả đáng kể

Người bệnh nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức

Với những người bị thoái hóa khớp gối gặp khó khăn trong sinh hoạt thì điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu sẽ đem lại hiệu quả đáng kể. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp. Đồng thời chỉ bạn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày sao cho ít gây đau khớp nhất.  

Phẫu thuật

Khi áp dụng mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Để điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện những phương pháp phẫu thuật sau:

  • Nội soi khớp: Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ ở đầu gối. Sau đó sử dụng máy nội soi khớp và các dụng nhỏ để loại bỏ sụn bị hư hỏng; khôi phục dây chằng; làm sạch bề mặt xương. Phương pháp này thường được áp dụng cho người bệnh dưới 55 tuổi. 
  • Phẫu thuật cắt xương: Đây là thủ thuật làm thay đổi hình dạng của xương để khớp gối có sự liên kết chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không điều trị triệt để căn bệnh thoái hóa khớp gối. Người bệnh có thể phải thực hiện thêm một số cuộc phẫu thuật khác sau này. 
  • Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp: Khớp bị thoái hóa sẽ được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ nhựa hoặc kim loại. Phụ thuộc vào mức độ thương tổn mà người bệnh có thể bị thay một hoặc cả 2 bên đầu gối. Phẫu thuật thay khớp thường dành cho người bệnh trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng. Hầu hết các khớp nối mới có độ bền trên 20 năm. 

Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn cá hồi thường xuyên

Cá hồi rất tốt cho người bị bệnh thoái hóa khớp gối

Theo các chuyên gia y tế, một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm được bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày: 

  • Nhóm thực phẩm tăng khả năng chống viêm:

Người bệnh nên bổ sung các loại thức ăn có chứa Acid Omega-3. Giúp giảm tình trạng viêm khớp nặng hơn, góp phần giảm các triệu chứng sưng tấy, đau nhức. Một số loại thực phẩm giàu Acid Omega-3 có thể kể đến như: cá thu, cá hồi, cá cơm, cá trích, cá ngừ…

  • Nhóm thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa:

Một số loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa và các vitamin C, E, A có lợi cho việc điều trị và ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp gối như: cà chua, dâu tây, quả mâm xôi, quả anh đào. Một số loại rau củ có tác dụng kháng viêm như ớt chuông, rau họ cải (cải bắp, cải ngựa, cải mầm Brussels…), quả bơ, dưa hấu, nho, ô liu…

  • Nhóm thực phẩm giàu canxi giúp ngăn ngừa lão hóa sớm:

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa lượng canxi đầy đủ cho hệ xương khớp chắc khỏe như: các loại sữa ít chất béo, chất ngọt; nước dùng từ các loại xương hầm; một số loại rau củ có màu cam như bí ngô, cà rốt…

Bên cạnh các loại thực phẩm giúp ích cho quá trình điều trị bệnh thì một số loại gia vị cũng góp phần giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy cho người bệnh như: nghệ, tỏi, gừng, hạt tiêu, lá lốt…

Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?

Thuốc giảm đau là dạng thuốc cơ bản được sử dụng để điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự kê đơn của bác sĩ

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối, tuy vậy những loại thuốc này đều có 3 công dụng chính đó là: giảm đau, giãn cơ, bổ sung dịch nội khớp.

  • Thuốc giảm đau: Đây là dạng thuốc cơ bản được sử dụng để điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi các chuyên gia nghiên cứu cho biết việc dùng thuốc giảm đau quá liều có thể gây ảnh hưởng xấu tới trí nhớ. 
  • Thuốc giãn cơ thường được dùng ở liều thấp. Loại thuốc này có tác dụng với các cơn đau xuất phát do căng cơ. Hỗ trợ điều trị từ các cơ bị căng do cố gắng hỗ trợ các khớp thoái hóa. Việc sử dụng thuốc giãn cơ ở bệnh nhân cao tuổi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn là làm thuyên giảm triệu chứng. 
  • Thuốc bổ sung dịch nội khớp: Dịch nội khớp có tác dụng như đệm giảm xóc. Giúp bôi trơn và bảo vệ khớp. Ở người mắc bệnh thoái hóa khớp gối, lượng dịch nội khớp suy giảm nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống hoặc tiêm có chứa Acid hyaluronic - 1 trong những hợp chất tạo nên dịch khớp và giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy do bệnh gây ra. 

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ nhiều không?

đi bộ là môn thể thao tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Đi bộ là môn thể thao tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Các chuyên gia y tế cho biết đi bộ là môn thể thao tốt cho người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên ở thời gian đầu khi mới bắt đầu đi bộ, người bệnh sẽ cảm thấy ngại di chuyển vì thấy đầu gối đau. Nhưng nếu đi bộ thường xuyên, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng đau nhức được cải thiện rõ rệt. Dưới đây là một số lợi ích của việc đi bộ mang lại cho người bệnh thoái hóa khớp gối:

  • Tăng cường sức mạnh cho khớp
  • Tăng cường sức mạnh cho đôi chân
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Tuy nhiên, khi đi bộ hay đứng hoặc di chuyển nói chung; sức nặng của cơ thể sẽ dồn về phía chân. Trong đó khu vực khớp gối cũng chịu sức nặng khá lớn. Vì thế, người bệnh thoái hóa khớp gối khi đi bộ cũng cần biết tập đúng cách. Nếu không sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.  

Điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Phương Đông

Là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín ở phía đông Thủ đô. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã và đang tiếp nhận và điều trị hàng trăm ca bệnh về xương khớp. Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ Phương Đông đã thực hiện phẫu thuật thành công thay khớp gối toàn phần cho bệnh nhân 59 tuổi. 

Điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Phương Đông

Bác sĩ Mai Hồng đang thực hiện khám lâm sàng cho người bệnh

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được thăm khám chuyên sâu với hệ thống thiết bị y tế được nhập khẩu từ các quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản… hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. 

Với mức độ tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Giúp người bệnh giảm đau nhức cũng như linh hoạt hơn trong việc vận động. 

Đặc biệt, thăm khám và điều trị tại BVĐK Phương Đông. Khách hàng sẽ được áp dụng đồng thời cả BHYT và BHBL, đảm bảo lợi ích tối đa. 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là một bệnh lý không hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Do đó, biện pháp tối ưu để phòng tránh căn bệnh này chính là lối sống khoa học và cân bằng dinh dưỡng hợp lý. Nếu có câu hỏi thắc mắc hoặc cần đặt lịch khám sức khỏe cơ xương khớp, quý khách liên hệ theo số hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,540

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám