Thóp sau của trẻ sơ sinh nằm ở đâu, có vai trò gì?

Hoàng Lan

04-01-2021

goole news
16

Nhiều người thường chỉ biết thóp trẻ sơ sinh đằng trước mà không biết trẻ còn có 1 thóp nằm phía sau. Vậy thóp sau của trẻ sơ sinh nằm ở vị trí nào cụ thể và đóng vai trò gì? 

thóp sau của trẻ sơ sinh nằm ở đâu?

Vị trí thóp sau của trẻ sơ sinh

Khi sờ trên đầu trẻ mới sinh trong vòng vài tháng tuổi, cha mẹ sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, gọi là thóp - chính là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ. Thóp còn được gọi với tên nôm na là “cửa đình đầu”, bởi nằm ở nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết.

Thóp sơ sinh phân thành 2 phần là thóp trước và thóp sau. Thóp trước chính là khe hở hình thoi nằm giữa xương đỉnh và xương trán. Thóp sau chính là khe hở hình tam giác nằm giữa xương đỉnh và xương chẩm. 

Đặc điểm của thóp bình thường là bề mặt bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim trẻ. Nếu dùng ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm và rỗng ở phía dưới.


thóp sau của trẻ sơ sinh thường đóng sớm

Thóp sau đóng rất sớm, thường khép kín lại chậm nhất khi bé được 4 tháng tuổi.

Khi nào thóp sau của trẻ sơ sinh đóng kín?

Cả thóp sau và thóp trước đều không sờ thấy nữa khi đã đóng lại sau một thời gian nhất định. Thời gian đóng thóp của trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau, chỉ khác ở trẻ sinh thiếu tháng khá nhiều.

Thóp sau của trẻ lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ. Thóp sau đóng rất sớm, thường khép kín lại chậm nhất khi bé được 4 tháng tuổi. Trong khi đó, thóp trước thay đổi liên tục, với thời gian đóng thóp trước trung bình là 14 tháng.  

Khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước bình thường là 2,5 x 2,5cm, sau khi sinh 2 đến 3 tháng thóp sẽ tăng to lên theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ. Tiếp sau đó, kể từ thời điểm bé được 1 tuổi cho đến khi bé 1 tuổi rưỡi (18 tháng), thóp trước sẽ khép lại do xương phát triển lấp kín. 

thóp sau của thẻ sơ sinh có bất thường

Các thóp sẽ giúp các bé sơ sinh hạn chế được các tổn thương trong quá trình vận động hàng ngày.

Vai trò của thóp trước và thóp sau đối với sức khỏe của bé 

Sự thay đổi của thóp sau cũng như thóp trước sẽ phản ánh được tình trạng cơ thể của trẻ.

Cả thóp trước và thóp sau đều có các chức năng sau:

  • Các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ “đảm nhiệm” một một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài khi bé được sinh ra. Trong lúc sinh nở bằng cách sinh thường, đầu bé sơ sinh bị ép chặt lại khi chui ra từ người mẹ.
  • Thóp hay các khoảng hở đàn hồi sẽ giúp bé không bị đau. Nếu không có chúng, thậm chí có còn thể xuất hiện tình trạng chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương của trẻ.
  • Chính các thóp sẽ giúp các bé sơ sinh tránh, hạn chế được các tổn thương trong quá trình vận động hàng ngày.  Thóp có tác dụng như một cái đệm khi trẻ bị ngã và bảo vệ trẻ khỏi chấn thương não. Đặc biệt khi bé được vài tháng tuổi bắt đầu tập lật (lẫy), tập bò hay tập đứng, khi đó bé rất dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp sẽ giúp bảo vệ bé hạn chế hệ lụy.

Làm gì khi thóp sau của trẻ sơ sinh bất ổn

Quá trình phát triển xương dần lấp kín thóp ở trẻ sơ sinh

Bất thường ở thóp báo hiệu vấn đề gì?

  • Thóp phồng: khi sờ thóp trước thấy căng hơn bình thường, thậm chí phồng lên. Nên kiểm tra để phát hiện bất thường này trong lúc trẻ nằm ngủ yên để dễ phân biệt. Hiện tượng thóp phồng cho thấy bé đã gặp phải có tình trạng tăng áp lực nội sọ. Nếu bé bị thóp phồng cần cảnh giác và đưa bé đi khám ngay, bởi có thể bé đang mắc các bệnh lý như: xuất huyết não, viêm não, viêm màng não, não úng tủy, u não,...
  • Thóp lõm: Sờ tay thấy thóp lõm hơn bình thường. Phân biệt chính xác bằng cách sờ lúc thóp bình thường. Hiện tượng thóp bị lõm gặp phải khi cơ thể trẻ bị mất nước, nguyên nhân có thể do nôn trớ, tiêu chảy, sốt, suy dinh dưỡng.
  • Thóp không đóng khi đến thời điểm cần đóng: Ngược lại, thóp còn mở rộng ra ngày càng nhiều khi bé lớn dần thêm. Lý do  có thể do tình trạng xương chậm phát triển (chậm cốt hóa). Điều này bắt nguồn từ chức năng tuyến giáp kém hoặc trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Cũng có thể do não phát triển bất thường.
  • Thóp kín quá sớm: có thể là não bé hoặc xương đầu cốt hóa quá sớm. Tình trạng này gây hạn chế sự phát triển trí tuệ ở trẻ. Lý do thường do khiếm khuyết bẩm sinh hoặc do người mẹ thường xuyên chụp X-quang khi mang thai, hoặc do bé bị viêm não, đại não ngừng phát triển.
  • Thóp đóng muộn: thường là dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
44,262

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám