Thóp trẻ sơ sinh không đập có đáng lo không?

Hoàng Lan

03-01-2021

goole news
16

Ở nhiều trẻ sơ sinh có hiện tượng thóp trẻ đập phập phồng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp thóp trẻ sơ sinh không đập.  Vậy hiện tượng thóp trẻ sơ sinh không đập có đáng lo hay không? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.

thóp trẻ sơ sinh không đập vì sao

Thóp trẻ sơ sinh không đập phập phồng khi xương đã phát triển lấp kín

Đặc điểm và vai trò của thóp trẻ sơ sinh

Khi trẻ mới sinh ra, trên đầu trẻ có 2 thóp: Thóp trước và thóp sau. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ.

Ở trẻ sơ sinh, thóp và các khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não phát triển. Thông thường, ở các bé sinh đủ tháng thóp sau sẽ liền ngay sau khi sinh, nhưng cũng có thể đến tháng thứ 3 mới liền. Còn thóp trước thường liền khi trẻ được 12 tháng - 15 tháng tuổi.

Thóp của trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau, là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Những lớp màng sợi này giúp đầu bé dễ thay đổi kích thước và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của mẹ để trẻ sinh ra được dễ dàng hơn. Ngoài ra, thóp còn có nhiệm vụ bảo vệ não trẻ khỏi những chấn động từ bên ngoài nếu chúng xảy ra. 

thóp trẻ sơ sinh không đập do đã đóng

Hiện tượng thóp đập phập phồng là do thóp tạm thời chưa được lấp kín bằng xương

Vì sao thóp trẻ sơ sinh không đập?

Trước hết, cần biết rằng thóp trẻ sơ sinh đập hay thực chất là phập phồng theo nhịp đập của mạch máu. Trong những tháng tuổi đầu tiên của bé, thóp trước có thể thay đổi và thời gian đóng thóp cũng khác nhau ở từng trẻ. Ở đa số trẻ sơ sinh, thóp sẽ đóng khi bé được 14 – 15 tháng tuổi. Thời gian đóng thóp bình thường có giới hạn tối đa đến 18 tháng sau sinh.

Theo các chuyên gia, hiện tượng thóp đập phập phồng là do thóp tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé. 

Khi trẻ ăn, ngủ bình thường, thóp phập phồng theo nhịp đập của mạch máu. Đó là hiện tượng bình thường ở những trẻ mới sinh khi mà thóp chưa đóng. Như vậy, khi đến một thời gian nhất định, thóp trẻ sơ sinh không còn phập phồng do xương đã được phát triển lấp kín.

Ở những trẻ có thóp còn phập phồng rất có thể là biểu hiện của một vấn đề bất ổn cần chú ý. 

thóp trẻ sơ sinh không đập không đáng lo

Thóp bé sơ sinh có thể căng phồng liên tục trong trường hợp áp lực sọ tăng.

Những bất ổn khiến thóp trẻ sơ sinh đập phập phồng

Thóp đập phập phồng có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương: Nếu thóp bé rộng so với tuổi sẽ là biểu hiện thường gặp trong bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh. Lúc này cha mẹ cần đưa bé đi khám để xác định thêm các dấu hiệu khác của chứng còi xương để chẩn đoán bệnh chính xác.

Thóp đập phập phồng cũng có thể là dấu hiệu hay gặp sau khi bé bị xuất huyết màng não, viêm màng não mủ. Trẻ gặp tình trạng này cũng thường có thóp rộng, thậm chí thóp quá rộng, đầu quá to.

Do áp lực trong sọ tăng: Thóp bé sơ sinh có thể căng phồng liên tục trong trường hợp áp lực sọ tăng. Đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý. Lúc này trẻ cần được đưa đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. 

Do cơ thể bé mất nước khi bị tiêu chảy, nôn nhiều: Tình trạng này khiến thóp có thể bị lõm. Lúc này cha mẹ và người thân cần bổ sung nước cho bé, tốt nhất là nước điện giải và phải cho đi khám ngay.

an tâm nếu thóp trẻ sơ sinh không đập

Cần cho bé đi khám để sớm phát hiện vấn đề thóp của bé rộng so với số tháng tuổi.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh và bảo vệ thóp

Lưu ý đầu tiên và cơ bản nhất khi bảo vệ thóp cho trẻ sơ sinh là tuyệt đối không được để vật nhọn, sắc, thô cứng chạm vào thóp bé. Khi thóp đập phập phồng trước thời gian thóp đóng hoàn toàn thì không đáng lo. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho bé đi khám để sớm phát hiện vấn đề thóp của bé rộng so với số tháng tuổi. Trường hợp thóp rộng sẽ cần được bổ sung thêm vitamin D và canxi để ngăn còi xương.

Về việc chăm sóc trẻ sơ sinh, bé cần được kiểm tra sức khỏe để bổ sung vitamin D và canxi cần thiết với lượng thích hợp. Nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng trong 10 – 15 phút trước 9 giờ sáng. Cần để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của bé nhằm phòng tránh chứng còi xương.

Tốt nhất nên cho bé tắm nắng trước 9 giờ sáng, bởi sau giờ này sẽ xuất hiện tia cực tím bất lợi. Chú ý không để trẻ nhìn về phía mặt trời để tránh hại mắt. 

Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ đủ số tháng tuổi phù hợp theo tư vấn của bác sĩ Nhi khoa. Với các bé đến tuổi ăn dặm, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất như tư vấn chuyên môn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
22,092

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám