Thóp trước trẻ sơ sinh là một cấu trúc giải phẫu đặc biệt cha mẹ cần lưu ý. Nếu thóp trước đóng sớm hay quá muộn đều có thể coi là hiện tượng bất thường. Bài viết sau Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ gửi đến quý độc giả những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Kích thước và vị trí của thóp trước trẻ sơ sinh
Thóp trước của trẻ sơ sinh là vùng hình tứ giác phía trước đầu. Vùng này thường nằm giữa 2 đường tăng trưởng, cũng chính là nơi các xương sợ giao nhau. Về mặt giải phẫu đây là khoảng trống được bao phủ bởi màng xơ đàn hồi.
Thóp trước được hình thành khi có ít nhất ba xương hộp sọ trở lên nằm gần nhau. Giữa các xương sẽ là khoảng trống, mang xơ đàn hồi làm nhiệm vụ che phủ khoảng trống và liên kết các xương lại.
Thêm một kiến thức bổ ích dành cho các mẹ đó là trẻ em khi sinh ra sẽ có 6 thóp bao gồm: Thóp trước, thóp sau, hai thóp xương bướm và ha thóp xương chũm. Tuy vậy thực tế chỉ có thóp trước là mang nhiều ý nghĩa nhất, trong khi thóp sau thường rất nhỏ, 4 thóp còn lại có thể đóng từ tuần cuối của thai kỳ.
Thóp trước trẻ sơ sinh là vùng tứ giác ở phía trước đầu
Cấu trúc màng xơ làm nhiệm vụ gắn kết các xương hộp sọ, đường nối đàn hồi giữa các xương này. Ngoài ra nhờ màng xơ mà đầu của bé có thể thay đổi hình dạng, kích thước với đường âm đạo của mẹ khi chuyển dạ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình ra đời.
Khi em bé chào đời thóp sẽ đóng vai trò bảo vệ não trẻ khỏi các chấn động nếu như không may bị ngã. Về kích thước, ngay sau khi sinh ra thóp trước của trẻ sơ sinh bị lõm và có kích thước khoảng 2.5 cm x 2.5 cm. Ở một số bé phần thóp này có thể rộng tới 5cm x 5cm.
Thóp trước trẻ sơ sinh đóng khi nào?
Thóp trước của trẻ đóng khi nào là vấn đề cha mẹ cần quan tâm để có những xử trí sớm nhất, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Nghiên cứu cho rằng kích thước phần não bộ trẻ nhỏ có thể tăng lên rất nhanh. Khi em bé của bạn đạt 6 tháng tuổi thì thể tích não có thể tăng gấp đôi so với khi sinh ra, thậm chí tăng gấp 3 lần so với khi trẻ được 30 tháng.
Màng xơ và thóp đàn hồi là yếu tố để tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi và phát triển nhanh của não bộ.Nghiên cứu tại Mỹ về việc thóp trước lõm đóng lại khi nào cho ra kết quả là thời gian từ khi trẻ 4 đến 26 tháng tuổi, trong đó tỷ lệ cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh đóng thóp trước trong khoảng thời gian từ 4 - 26 tháng
- Trẻ từ 7 - 19 tháng tuổi: Tỷ lệ đóng thóp là khoảng 90%.
- Trẻ đạt 1 tuổi: Tỷ lệ thóp trẻ sơ sinh đóng là khoảng 41.6%.
- Trẻ nhỏ 6 tháng tuổi: Tỷ lệ đóng thóp là khoảng 2.7%.
- Trẻ nhỏ 9 tháng tuổi: Tỷ lệ đóng thóp khoảng 13.5%.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 1677 trẻ sơ sinh. Theo kết quả của nghiên cứu, đa phân thóp của trẻ sơ sinh sẽ đóng ở trước thời điểm 19 tháng tuổi. Những trường hợp trẻ nhỏ trên 27 tháng tuổi nhưng vẫn chưa đóng thóp cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Trẻ đóng thóp quá sớm hoặc quá muộn có sao không?
Thóp trước trẻ sơ sinh đóng quá sớm hay quá muộn đều là dấu hiệu bệnh lý. Vì thế cha mẹ cần đặc biệt theo dõi tình trạng thóp trước của bé. Nếu thóp, khe xương đóng muộn, không đóng hoặc thậm chí mở rộng theo độ tuổi của bé thì đây là một hiện tượng bất thường.
Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể tới tình trạng suy dinh dưỡng, do não to lên một cách bất thường khiến thóp không thể đóng lại. Hoặc tình trạng cũng có thể xảy ra do chức năng hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm.
Trẻ sơ sinh đóng thóp quá sớm hay quá muộn đều cần phải theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Với trường hợp thóp trước của trẻ bị đóng sớm, cần phải xem xét thêm một số yếu tố liên quan khác. Khi thóp của bé đóng sớm nhưng chu vi vòng đầu vẫn đang ở mức tiêu chuẩn thì vẫn chưa phải là vấn đề bất thường. Tuy vậy cha mẹ cần theo dõi cẩn trọng tình trạng này để có sự đánh giá và xử trí phù hợp.
Khi chu vi vòng đầu của bé ở dưới giá trị tham chiếu mong muốn thì cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp nhằm đánh giá và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ đóng thóp sớm.
Thóp trước trẻ sơ sinh đóng sớm có thể gây ra tình trạng biến dạng đầu, ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ và hộp sọ, thậm chí gia tăng áp lực lên nội sọ.
Thóp phập phồng có sao không?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết khi thóp trước của bé phập phồng theo nhịp đập của mạch máu mà bé vẫn ăn ngủ bình thường thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm. Lý do là bởi đây là hiện tượng bình rất bình thường của bé.
Trường hợp cha mẹ phát hiện thóp trẻ sơ sinh bị phồng lên kèm theo hiện tượng bỏ bú, trẻ nhỏ quấy khóc bất thường. Thậm chí có bé kèm theo sốt, nôn, co giật thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị viêm màng não, xuất huyết não hoặc một số bệnh lý gây tăng áp lực trong não.
Cách kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ qua thóp
Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé thông qua thóp trước trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể dùng tay sờ lên vùng thóp trẻ một cách nhẹ nhàng. Số lần thực hiện sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của bé.
- Khi thấy thóp bé lõm xuống thì có thể bé đang suy dinh dưỡng, bị tiêu chảy gây nôn.
- Khi thóp bé phồng lên và đầy đặn thì có nghĩa là áp suất trong đầu bé cũng đang tăng lên, biểu hiện của bệnh não úng thủy hoặc viêm màng não.
Bác sĩ đo kích thước cỡ đầu để kiểm tra thóp trước trẻ sơ sinh
Bên cạnh đó như đã nói ở trên bác sĩ sẽ phải căn cứ vào kích thước đầu và hình dạng đầu mới có thể đưa ra kết quả chính xác cho tình trạng sức khỏe của trẻ.
Khi nào bé sơ sinh cần đi khám? Khám cho bé ở đâu Hà Nội?
Cha mẹ cần theo dõi tình trạng và nắm bắt các vấn đề liên quan tới thóp trước trẻ sơ sinh để đưa bé đến gặp bác sĩ khi thóp đóng quá sớm hoặc quá muộn. Trường hợp thóp sau to hơn thóp trước cũng cần đến tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều cha mẹ lựa chọn
Hiện nay Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ khám bệnh uy tín, trong đó có khám thóp với trẻ sơ sinh. Dưới đây là tổng hợp những ưu điểm khi cha mẹ cho bé thăm khám tại đây.
- Đội ngũ bác sĩ đầu ngành về nhi khoa: Các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao từng làm việc ở các bệnh viện lớn như: Nhi Trung Ương, Bạch Mai,…Am hiểu tâm lý trẻ em, áp dụng các phương pháp mới trong điều trị bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
- Trang thiết bị hiện đại: Tất cả các trang thiết bị đều được nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu về sản xuất thiết bị y tế như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn... đảm bảo hỗ trợ tối đa và phát hiện bệnh lý chính xác, hạn chế các thủ thuật không cần thiết, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên của viện luôn chu đáo, tận tâm, thân thiện và nhiệt thành với người bệnh. Đặc biệt bệnh viện có tích hợp không gian vui chơi cho bé đầy màu sắc, tạo không gian thoải mái cho bé hoạt động.
Thóp trước trẻ sơ sinh đóng khi nào là vấn đề các bậc cha mẹ cần quan tâm. Thời gian bé đóng thóp phổ biến nhất là từ 7 đến 19 tháng tuổi. Sau thời điểm này nếu bé chưa đóng thóp cần liên hệ ngay tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Khi cần đặt lịch khám cho bé hãy liên hệ số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và hỗ trợ.