5 Nguyên nhân khiến thóp sau của trẻ sơ sinh lõm, cách khắc phục

Đỗ Linh Chi

22-12-2020

goole news
16

Tình trạng thóp sau của trẻ sơ sinh lõm có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe mà cha mẹ cần lưu ý. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, có nguy hiểm không và cần làm gì để khắc phục?

Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm khiến nhiều mẹ lo lắng, nhất là với những người lần đầu tiên được thực hiện thiên chức làm mẹ. Đa số tình trạng thóp trẻ sơ sinh lõm sau đó trở lại trạng thái ban đầu. Đây được coi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên với một số bé các dấu hiệu ở thóp có thể là biểu hiện cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. 

Thóp sau của trẻ sơ sinh

Cùng với thóp trước thì thóp sai là bộ phận cần được các mẹ quan tâm đặc biệt. Phần thóp là khe hở có hình tam giác được nằm giữa xương chẩm và xương đỉnh. Đặc điểm của thóp sau lõm là có bề mặt phẳng và thường phập phồng theo nhịp đập mạch tim của bé. 

Nếu cha mẹ sử dụng ngón tay sờ lên thóp của trẻ sẽ cảm thấy mềm, rỗng ở phía dưới. Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thóp sau của trẻ sơ sinh lõm thường đóng sớm. Thống kê cho thấy chúng thường khép kín lại chậm nhất là khi trẻ được 4 tháng tuổi. 

Thóp sau trẻ sơ sinh lõm là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Thóp sau trẻ sơ sinh lõm là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Chức năng của thóp sau là bảo vệ não bộ của bé khỏi tác động bên ngoài, nhất là trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ. Phần thóp sau lõm mềm sẽ giúp bé có thể chui ra một cách rõ ràng mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. 

5 nguyên nhân khiến thóp sau của trẻ sơ sinh lõm

Khi quan sát thất thóp sau của trẻ sơ sinh lõm nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Tìm hiểu các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này sẽ giải đáp thắc mắc và giảm phần nào những nỗi lo âu cho các bậc cha mẹ.

Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm do thiếu nước

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thóp sau của trẻ sơ sinh bị lõm. Vấn đề thường xảy ra khi trẻ sơ sinh không đủ chất lỏng để duy trì hoạt động bình thường. 

Đây là một trong số những tình trạng nguy hiểm cần tới sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Chính vì vậy mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ sơ sinh mất nước nhằm đưa bé tới cơ sở y tế kịp thời để khám và xử trí. Nhờ đó tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra. 

Bé bị suy dinh dưỡng khiến thóp sau bị lõm

Trẻ sơ sinh lõm sau đầu có thể do tình trạng suy dinh dưỡng. Nghiên cứu đã chỉ ra suy dinh dưỡng và mất nước có mối quan hệ chặt chẽ. Khi trẻ sơ sinh bị thiếu nước, em bé có nguy cơ cao mắc suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến thóp sau bị lõm

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến thóp sau bị lõm

Vấn đề có thể khiến vết lõm trên thóp nghiêm trọng hơn. Suy dinh dưỡng có thể xuất hiện do tình trạng thiếu calo hoặc do một nguyên nhân kèm theo nào đó, ví dụ như hội chứng kém hấp thu. Thông thường các trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng sẽ đi kèm với một số biểu hiện như sau:

  • Tình trạng thiếu cân.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi hay thờ ơ.
  • Da bé khô, độ đàn hồi kém kèm theo hiện tượng tóc khô và dễ rụng. 

Viêm đại tràng hoặc nhiễm độc cấp tính khiến thóp sau bị lõm

Thống kê cho thấy thóp trẻ sơ sinh lõm có thể do tình trạng viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính. Đây là một trong số những tình trạng rất hiếm gặp tuy nhiên có thể đe dọa tới tính mạng và thường xuất phát từ nhiễm trùng hoặc biến chứng của căn bệnh viêm ruột. Khi mắc phải bệnh lý này bé sẽ cần đến phẫu thuật để điều trị. 

Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm do bé bị bệnh Kwashiorkor

Thóp sau bị lõm là hiện tượng xuất hiện ở các bé sơ sinh mắc căn bệnh Kwashiorkor. Đây được gọi là một dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân là do thiếu protein. Nguy hiểm hơn là ngay cả khi được điều trị thì trẻ sơ sinh mắc bệnh cũng khó có thể đạt được khả năng phát triển đầy đủ. 

Bệnh Kwashiorkor cũng có thể là nguyên nhân khiến bé có thóp sau bị lõm

Bệnh Kwashiorkor cũng có thể là nguyên nhân khiến bé có thóp sau bị lõm

Việc điều trị diễn ra muộn sẽ gây ra tình trạng khuyết tật vĩnh viễn về tinh thần cũng như thể chất. Trường hợp bé không được điều trị có thể dẫn tới sốc, hôn mê và tử vong. 

Đái tháo nhạt gây tình trạng thóp sau lõm

Bé bị lõm sau đầu còn có thể do một nguyên nhân khác nữa. Đó chính là bệnh đái tháo nhạt, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý đây hoàn toàn không phải một dạng của đái tháo đường

Bác sĩ chuyên khoa cho biết đái tháo nhạt là tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi thận của bé không giữ được nước. Từ đó gây ra tình trạng thóp sau của trẻ sơ sinh bị lõm. Căn cứ vào mức độ cụ thể của từng bé, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau với loại bệnh này. 

Phương pháp khắc phục thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Trẻ bị lõm sau đầu cần được cha mẹ quan tâm đặc biệt. Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến cáo bậc cha mẹ nên thực hiện các biện pháp như sau:

  • Cho bé tăng cường hấp thu chất lỏng: Thực hiện bằng cách cho bé bú thường xuyên và nhiều lần mỗi ngày. 
  • Bổ sung chất điện giải: Tham khảo tư vấn bác sĩ để được chỉ định sử dụng chất điện giải với công thức dành riêng cho các bé sơ sinh. Chất điện giải bổ sung đường, kali vào cơ thể của bé để cải thiện tốt tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng với các bé đang thiếu nước bởi hàm lượng muối và đường ở trong điện giải sẽ gây mất nước. 

Bên cạnh đó cha mẹ cần biết cách phòng tránh tình trạng thóp sau của trẻ sơ sinh bị lõm. Biện pháp tốt nhất là tránh để con bị mất nước. Mẹ sau sinh cần cho bé bú đủ và bú khi có nhu cầu. Đồng thời hãy đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều cha mẹ lựa chọn để thăm khám cho con em mình

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều cha mẹ lựa chọn để thăm khám cho con em mình

Hiện nay Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị được nhiều người lựa chọn nhờ có hệ thống cơ sở vật chất, máy móc hiện đại. Bên cạnh đó đội ngũ nhân lực có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm hỗ trợ tối đa và đưa ra phương án xử trí nhanh chóng, hiệu quả. 

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến thóp sau của trẻ sơ sinh bị lõm. Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi và có phương án xử trí phù hợp nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
38,792

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám