Những loại thuốc điều trị hen phế quản an toàn, hiệu quả

Bích Ngọc

12-06-2024

goole news
16

Hen phế quản là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Hen phế quản có thể điều trị được bằng thuốc, giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt cấp. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về những loại thuốc điều trị hen phế quản an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. 

1. Tổng quan về bệnh hen phế quản

Hen phế quản (hay hen suyễn) là một bệnh lý mãn tính của phổi, chúng xảy ra khi có những phản ứng quá mức với một tác nhân nào đó khiến cho đường cơ thắt làm cho người bệnh khó thở. Khi bị bệnh, nếu không được kiểm soát tốt hoặc bệnh ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp hoặc các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. 

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh hen suyễn, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc đúng cách sẽ hỗ trợ cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể. 

Một số biểu hiện của cơn hen phế quản cấp tính do bệnh hen suyễn gây ra: 

  • Khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đường thở, người bệnh sẽ xuất hiện tình ho, hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi. 
  • Khi cơn hen đến, người bệnh sẽ có biểu hiện điển hình như: Khó thở, thở khò khè, ho không ngừng, đau tức ngực, khó nói chuyện, có cảm giác hoảng sợ, lo lắng, đổ nhiều mồ hôi, cơ thể tím tái. Cơn hen có thể kết thúc bằng việc ho ra nhiều đờm, một số trường hợp diễn biến nặng gây ra suy hô hấp. 

Hen phế quản thường xảy ra khi có những tác nhân gây hại khiến co thắt đường hô hấpHen phế quản thường xảy ra khi có những tác nhân gây hại khiến co thắt đường hô hấp

Mỗi người sẽ có các tác nhân gây bệnh không giống nhau, các loại tác nhân có thể kể đến như: 

  • Các chất gây dị ứng như: Phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, khói bụi,...
  • Một số chất gây kích ứng: Nước hoa, dung dịch vệ sinh,...
  • Tiếp xúc với môi trường, không khí bị ô nhiễm, tiếp xúc với khói thuốc lá. 
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, không khi lạnh hoặc độ ẩm thay đổi. 
  • Các cảm xúc mạnh như: Buồn, căng thẳng, lo lắng,..
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, viêm xoang,... 
  • Các loại thực phẩm như: Tôm, bia rượu. nước chanh,...
  • Một số loại thuốc có thể gây ra hen phế quản. 

Một số người có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn: 

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, thì khả năng bị bệnh cao hơn so với người khác.
  • Tiền sử nhiễm virus: Nếu người có nhiễm virus nghiêm trọng khi nhỏ như virus RSV có thể có nhiều khả năng mắc hen phế quản trong tương lai. 
  • Trẻ nam có khả năng bị hen phế quản hơn trẻ nữ. Tuy nhiên, khi lớn lên, bệnh này lại phổ biến ở nữ giới hơn. 

2. Vì sao cần sử dụng thuốc điều trị hen phế quản

Có một số phương pháp điều trị hen phế quản giúp kiểm soát và làm dịu tình trạng của bệnh. Điều trị bệnh cần dựa vào các phác đồ cụ thể để điều trị cơn hen phế quản cấp và biện pháp dự phòng giúp giảm viêm. Điều trị và phòng ngừa cần được thực hiện kết hợp nhiều yếu tố như sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tránh các tác nhân gây hen suyễn tiềm ẩn. 

Bệnh hen phế quản nếu không được kiểm soát hoặc điều trị có thể khiến người bị bệnh dễ lên các cơn hen cấp và làm tổn thương phổi của người bệnh. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chính xác dựa vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của người bệnh,

Với phương pháp điều trị bằng thuốc có mục định giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các cơn hen cấp, duy trì chức năng của phổi, từ đó cải thiện cuộc sống người bệnh. Điều trị cắt cơn được áp dụng khi các triệu chứng diễn ra đột ngột. 

Sử dụng thuốc chữa hen phế quản giúp giảm các triệu chứng của bệnhSử dụng thuốc chữa hen phế quản giúp giảm các triệu chứng của bệnh

3. Các loại thuốc điều trị hen phế quản hiệu quả

Phân loại các loại thuốc điều trị hen suyễn

Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị bệnh khác nhau, không có một phương pháp chung cho mọi người bệnh bị hen phế quản. Vì vậy, thuốc cần được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Các loại thuốc điều trị hen phế quản được chia làm 3 loại chính. 

Thuốc cắt cơn hen

Đây là thuốc giúp giảm cơn hen nhanh chóng, như ống hít cứu hộ, chúng được sử dụng đối với các triệu chứng hen phế quản đột ngột hoặc các cơn hen nhẹ. Thuốc cắt cơn hen như một vật bất ly thân đối với người bệnh, luôn sẵn sàng sử dụng ngay khi triệu chứng của hen suyễn xuất hiện. Khi sử dụng, người bệnh đưa trực tiếp thiết bị vào đường thở qua miệng để hít thở. 

Tuy nhiên, mỗi ống thuốc sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau. Tần suất sử dụng thuốc cắt hen là một thước đo đánh giá sự thành công hay thất bại trong điều trị bệnh. 

Thuốc kiểm soát cơn hen

Thuốc này giúp ngăn ngừa các cơn hen suyễn có thể xảy ra. Khi sử dụng đầy đủ và đều đặn, tình trạng co thắt và viêm ở đường dẫn khí sẽ giảm  đáng kể. Hầu hết các bệnh nhân, thuốc kiểm soát cơn hen nên được sử dụng thường xuyên. Thuốc kiểm soát cơn hen còn được gọi là thuốc dự phòng hay thuốc duy trì. 

Thuốc kiểm soát cơn hen giúp kiểm soát được tình trạng bệnh nếu được sẻ dụng thường xuyênThuốc kiểm soát cơn hen giúp kiểm soát được tình trạng bệnh nếu được sẻ dụng thường xuyên

Thuốc điều trị bổ sung đối với hen nặng

Là thuốc được thêm vào phác đồ điều trị nếu bệnh nhân có những triệu chứng dai dẳng hoặc tần suất các đợt hen cấp thường xuyên dù đã được tối ưu hoá điều trị. 

Các loại thuốc điều trị hen phế quản hiệu quả

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị hen phế quản: 

  • Corticosteroid: Chúng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng của hen phế quản. Thuốc thường được sử dụng dưới dạng viên hoặc chất lỏng. Thuốc sẽ làm giảm các phản ứng viêm, từ đó kiểm soát được hen phế quản dễ dàng hơn. Thường corticosteroid dạng hít thường không gây tác dụng nghiêm trọng nhưng chúng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn hạn. 
  • Kháng thể đơn dòng: Các loại thuốc này giúp ngăn chặn các phản ứng của cơ thể đối với chất gây dị ứng. Thông thường những loại thuốc này chỉ dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn nặng. 
  • Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene: Sử dụng thuốc này có thể kiểm soát được tác động của leukotrienes (hoá chất gây viêm) mà các tế bào tiết ra trong bệnh hen suyễn. 
  • Chất ổn định tế bào Mast: Đây là một nhóm thuốc khá phổ biến dùng trong điều trị bệnh hen phế quản. Chúng có tác dụng ngăn ngừa viêm đường hô hấp do các chất gây dị ứng hoặc các tác nhân gây ra hen suyễn. 
  • Thuốc chủ vận beta: Thuốc chủ vận beta giúp kéo dài thời gian kiểm soát bệnh hen phế quản. Thông thường, thuốc ở dạng ống hít hoặc phun sương hoạt động bằng các thư giãn các cơ trong đường thở và giúp phổi hoạt động dễ dàng hơn. 

Thuốc corticosteroid có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hen phế quảnThuốc corticosteroid có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hen phế quản

4. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc

Hầu hết các thuốc điều trị hen phế quản đều có thể gây ra tác dụng phụ khác nhau về loại hoặc mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khác nhau đối với phương pháp điều trị hen suyễn cụ thể. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc hoặc khi gặp tác dụng phụ. 

Một số tác dụng phụ của thuốc chữa hen phế quản có thể gồm: 

  • Đau đầu
  • Khàn tiếng
  • Ngạt hoặc chảy nước mũi
  • Viêm họng
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Nên uống thuốc trước khi ngủ để tránh lên cơn hen trong khi ngủ. 
  • Tìm hiểu cách sử dụng ống hít đúng cách. Tham khảo bác sĩ hoặc nhân viên y tế hướng dẫn. 
  • Nên súc miệng bằng nước ấm sau khi xông để giảm khô họng và miệng. 

Sau khi xông, người bệnh nên sử dụng nước ấm để súc miệng giúp giảm tình trạng khô họng và miệngSau khi xông, người bệnh nên sử dụng nước ấm để súc miệng giúp giảm tình trạng khô họng và miệng

Một số lưu ý đối với người bệnh

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số sinh hoạt thường ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh: 

  • Tập các bài tập thở giúp hỗ trợ đường thở và cơ hô hấp hoạt động bình thường
  • Tránh các chất gây dị ứng trong thực phẩm
  • Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong môi trường xung quanh. 
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để giảm thiểu các tác nhân gây hen suyễn. 
  • Tránh tiếp xúc với lông thú cưng, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá,...
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,...
  • Giữ tinh thần thoải mái
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe đồng thời kiểm soát cân nặng tốt hơn. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất. 
  • Thực hiện uống thuốc đúng liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ. 

Khi mắc bệnh hen phế quản nên theo dõi sức khỏe định kỳKhi mắc bệnh hen phế quản nên theo dõi sức khỏe định kỳ

Hen phế quản là một căn bệnh mãn tính của đường hô hấp gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Chính vì vậy, cần chủ động thăm khám và điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện. 

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp các kiến thức cần thiết trong các loại thuốc điều trị hen phế quản. Các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
422

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám