Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Thu Hiền

11-03-2024

goole news
16

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có thể gây viêm phổi cho người mẹ mang thai và hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Vậy, hội chứng thủy đậu bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là gì?

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là một hiện tượng hiếm gặp, xuất hiện khi trẻ sơ sinh mang những biểu hiện đặc biệt do người mẹ nhiễm thủy đậu trong thời kỳ mang thai.

Trong một nghiên cứu với hơn 1373 phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu, kết quả chỉ ra rằng mẹ bầu mắc thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên ghi nhận 9 trường hợp trẻ sơ sinh mắc thủy đậu bẩm sinh.

Nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh là không lớn, tuy nhiên hậu quả đối với trẻ sơ sinh mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mắc thủy đậu khi mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thai nhi

Mắc thủy đậu khi mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thai nhi

Dấu hiệu của hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Dấu hiệu của hội chứng thủy đậu bẩm sinh thường bao gồm các biểu hiện đặc trưng mà cha mẹ cần chú ý và theo dõi sát sao từ sơ sinh.

  • Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da như: Sẹo dày, phù đại, da cứng bất thường và cũng có thể là đỏ và viêm…
  • Cân nặng của trẻ sơ sinh thấp hơn nhiều so với bình thường. 
  • Gặp một số bệnh khác trên cơ thể như não, mắt, chân, tay… phát triển không hoàn chỉnh.

Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể biến đổi đáng kể tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như thời điểm mẹ bầu mắc bệnh.

Nguyên nhân gây thủy đậu bẩm sinh

Virus varicella zoster (VZV) là nguyên nhân chính gây ra thủy đậu bẩm sinh khi mẹ bầu mắc phải virus này, có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi qua các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.

Virus varicella zoster (VZV) là nguyên nhân chính gây ra thủy đậu bẩm sinhVirus varicella zoster (VZV) là nguyên nhân chính gây ra thủy đậu bẩm sinh

Virus Varicella Zoster (VZV) và nguy cơ cho thai nhi

  • Tác nhân gây bệnh: Virus varicella zoster (VZV) là nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu.
  • Lây nhiễm từ mẹ bầu: Khi mẹ bầu mắc phải virus này, tồn tại khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
  • Nguy cơ trong suốt quá trình mang thai: Trong mọi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bị thủy đậu có thể truyền virus cho thai nhi thông qua cả cơ chế xuyên qua nhau thai lây lan, cũng như qua nhiễm trùng trong hoặc sau quá trình sinh con. 

Tác động của nhiễm VZV theo giai đoạn thai kỳ

  • Giai đoạn sau thai kỳ: Khi mẹ bầu nhiễm VZV vào giai đoạn sau của thai kỳ, tức là giữa tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, hệ thống miễn dịch đang phát triển của thai nhi sẽ hỗ trợ chống lại nhiễm trùng.
  • Giai đoạn đầu thai kỳ: Ngược lại, khi mẹ nhiễm VZV trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ phát triển của thai nhi có thể không đủ sức đối phó với virus, có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn về hội chứng thủy đậu bẩm sinh. 

Ảnh hưởng của thủy đậu đến thai kỳ

Trong quá trình mang thai, không may mẹ bầu bị nhiễm bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi do virus varicella khoảng 10 - 20% và nguy cơ tử vong lên đến 40%.

  • Tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ mà bệnh thủy đậu có những ảnh hưởng khác nhau đến bào thai.
  • 3 tháng đầu của thai kỳ đặc biệt vào tuần thứ 8 - 12, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%.
  • 3 tháng giữa của thai kỳ từ tuần 13 - tuần 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.
  • Nếu thai kỳ đã qua tuần 20 mẹ bầu mắc thủy đậu hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Đặc biệt, nếu nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh bị thủy đậu lan tỏa, nguy cơ tử vong lên đến 20 - 30%.

Sản phụ mắc thủy đậu trong thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhiSản phụ mắc thủy đậu trong thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi

Thủy đậu bẩm sinh có thể gây ra biến chứng gì?

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của hội chứng thủy đậu bẩm sinh mà ba mẹ nên biết để có biện pháp phòng tránh.

Tiên lượng kém và tỷ lệ tử vong cao

Trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh thường đối diện với tiên lượng kém và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là khoảng 30% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh trong tháng đầu đời. 

Tử vong ở trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh thường xuất phát từ các vấn đề như trào ngược dạ dày khó chữa, viêm phổi và suy hô hấp.

Bệnh giời leo (bệnh zona) ở trẻ sống sót

Những trẻ sống sót có khả năng phát triển bệnh giời leo (bệnh zona) trong năm đầu hoặc năm thứ hai của cuộc đời.

Những trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh có thể mắc bệnh giời leo trong một hoặc hai năm đầuNhững trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh có thể mắc bệnh giời leo trong một hoặc hai năm đầu

Xem thêm:

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán hội chứng thủy đậu bẩm sinh đòi hỏi quá trình đánh giá kỹ lưỡng, đặc biệt là khi thai nhi có nguy cơ mắc bệnh do người mẹ bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ. Thủy đậu bẩm sinh cần phải được chẩn đoán sớm để có cách điều trị phù hợp.

Xác định nguy cơ và xét nghiệm PCR

Sau khi xác định thai phụ mắc thủy đậu khi mang thai và có nguy cơ cao về hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có thể chỉ định xét nghiệm PCR máu hoặc nước ối thai nhi để tìm DNA của virus varicella zoster (VZV). Xét nghiệm này có độ nhạy cao và thực hiện trong khoảng tuần 17 - 21 của thai kỳ.

Đánh giá hình thái thai nhi bằng siêu âm

Siêu âm hình thái thai được thực hiện 5 tuần sau khi người mẹ bị nhiễm thủy đậu để đánh giá sự phát triển và các bất thường của thai nhi. Siêu âm lặp lại được chỉ định từ 22 - 24 tuần. 

Nếu kết quả siêu âm lặp lại cho thấy bình thường, nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh thấp. Trong trường hợp có nghi ngờ, bác sĩ cần tư vấn về nguy cơ mắc bệnh của thai nhi dựa trên tiền sử bệnh của người mẹ.

Chẩn đoán sau sinh và xét nghiệm PCR trẻ sơ sinh

Sau khi sinh, bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng thủy đậu bẩm sinh dựa vào tiền sử mắc bệnh thủy đậu của người mẹ. 

Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm PCR để tìm DNA của virus thủy đậu. Sự hiện diện của kháng thể IgM đặc hiệu VZV trong máu cuống rốn cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh Zona trong giai đoạn sớm.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh có điều trị được không?

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh có điều trị được không? Là sự quan tâm hàng đầu của các mẹ khi chuẩn bị mang thai hoặc trong quá trình mang thai bị mắc phải bệnh thủy đậu. Dưới đấy là những phương pháp điều trị thủy đậu bẩm sinh mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng acyclovir cho trẻ sơ sinh nhiễm virus thủy đậu

  • Nếu trẻ sơ sinh có các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng, acyclovir đường tiêm tĩnh mạch là lựa chọn điều trị.
  • Thời gian điều trị được xác định dựa trên việc kiểm soát sự nhân lên của virus thủy đậu, đồng thời ngừng hình thành tổn thương da mới hoặc xác nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính. 

Tiêm Globulin miễn dịch varicella-zoster (VZIG) hoặc Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) 

  • Trong trường hợp nguy cơ cao lây nhiễm từ người mẹ (5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh), trẻ sơ sinh nên được tiêm VZIG hoặc IVIG ngay sau khi sinh hoặc khi các triệu chứng của mẹ xuất hiện.
  • Thậm chí khi người mẹ đã được tiêm VZIG, trẻ sơ sinh cũng cần được theo dõi và điều trị ngay cả khi có triệu chứng nhiễm thủy đậu đột phát. 

Trẻ sơ sinh nên được theo dõi một cách cẩn thận và tiếp tục điều trị sớm bằng acyclovir đường tiêm tĩnh mạch đối với các trường hợp nhiễm thủy đậu đột phát. 

Cách phòng ngừa hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Biến chứng của bệnh thủy bẩm sinh là rất nguy hiểm, chính vì vậy các mẹ cần phải hết sức chú ý trước và trong quá trình mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh nhất. Dưới đây là những cách phòng ngừa hội chứng thủy đậu bẩm sinh được nhiều mẹ áp dụng và hiệu quả.

Phòng tránh hội chứng thủy đậu bẩm sinh và bệnh thủy đậu ở mẹ bầu

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn hội chứng thủy đậu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và mắc bệnh thủy đậu ở mẹ bầu là tiêm ngừa vắc-xin trước khi mang thai, với đủ hai liều vắc-xin có khả năng phòng bệnh đến 90%. 

Tiêm vắc-xin trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhấtTiêm vắc-xin trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhất

Vắc-xin thủy đậu và ảnh hưởng đối với thai nhi

Vắc-xin thủy đậu là loại vắc-xin sống, giảm độc lực. Do tác động của virus thủy đậu đối với thai nhi chưa được rõ ràng, phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin. Những phụ nữ đã tiêm phòng cần tránh thai trong ít nhất 1 tháng sau tiêm ngừa thủy đậu.

Ngoài vắc-xin thủy đậu, huyết thanh kháng thủy đậu VZIG cũng được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa. 

Lưu ý đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc thủy đậu và lây nhiễm cho thai nhi:

  • Tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu hoặc zona.
  • Sử dụng khẩu trang khi cần thiết ở những địa điểm đông người hoặc khi có dịch thủy đậu.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã cập nhật nhiều thông tin quan trọng về hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Mặc dù hiếm gặp, nhưng hội chứng này có thể gây tử vong cao đối với trẻ sơ sinh. Để phòng ngừa cả thủy đậu và hội chứng bẩm sinh, việc tiêm đầy đủ vắc-xin thủy đậu khi có kế hoạch mang thai là quan trọng nhất. 

Dịch vụ tiêm phòng thủy đậu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào triển khai dịch vụ tiêm phòng thuỷ đậu với sự đa dạng trong hai loại vắc xin hàng đầu là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc). Cả hai loại vắc xin này được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước và được bảo quản tại lạnh với nhiệt độ từ 2-8 độ C, đảm bảo chất lượng tối ưu theo tiêu chuẩn GSP.

Quy trình tiêm phòng an toàn và hiệu quả

Khách hàng sẽ được khám sàng lọc và ra chỉ định tiêm bởi Bác sĩ chuyên khoa vắc xin giàu kinh nghiệm, được tư vấn kỹ về vắc xin phòng bệnh, lịch tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Khách hàng được theo dõi và kiểm tra sức khỏe trước, trong và sau khi tiêm vắc xin.

Bác sĩ khám trước khi tiêm vắc xin tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngBác sĩ khám trước khi tiêm vắc xin tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Đội ngũ chuyên nghiệp và tiện nghi đẳng cấp

Đội ngũ kỹ thuật viên và điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được đào tạo chuyên sâu, có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Cam kết mang lại dịch vụ tiêm phòng thuỷ đậu tốt nhất, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mọi bệnh nhân. 

Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì về hội chứng thủy đậu bẩm sinh, bạn hãy liên hệ ngay qua hotline 19001806 để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và cung cấp thông tin đáng tin cậy để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

170

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám