Hiện nay, tia X được ứng dụng rộng rãi trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa hiểu rõ về tính chất, cách tạo ra tia X hay lo lắng tiếp xúc với tia X có nguy hiểm không… Chính vì vậy, trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp đến bản đọc những thông tin cơ bản về tia X.
Tia X là gì?
Tia X (hay tia Röntgen) là một dạng bức xạ điện từ có năng lượng cao, có thể xuyên qua hầu hết các vật thể, kể cả cơ thể con người. Tia X được quan sát và ghi lại lần đầu tiên vào năm 1895 bởi nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen. Đây được xem là một trong những phát minh nổi bật của thế kỷ XIX, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y học.
Bản chất của tia X và cơ chế phát ra tia X
Tia X bản chất là sóng điện từ có bước sóng ngắn nằm trong khoảng 10-11 m đến 10-8 m, tương đương với dãy tần số 3.1016 Hz đến 3.1019 Hz.
Cách tạo ra tia X
Röntgen đã phát hiện thấy rằng, khi cho chùm tia catôt (chùm electron có tốc độ cao) đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (như vonfam hoặc platin), sẽ phát ra một bức xạ không nhìn thấy và đó chính là tia X.
Tính chất và ứng dụng của tia X trong y học
Tính chất của tia X
Một số tính chất nổi bật của tia X có thể kể đến như:
- Khả năng xuyên thấu (tính chất đang chú ý nhất): tia X đi xuyên qua được vải, giấy, gỗ, mô mềm và thậm chí là mô cứng và kim loại. Đặc biệt, tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng xuyên thấu càng mạnh.
- Làm ion hóa không khí, tác dụng lên phim ảnh.
- Làm phát quang nhiều chất, ví dụ như Bari, Xyanua…
- Gây hiện tượng quang điện ở hầu hết kim loại.
- Tác dụng sinh lý mạnh: diệt vi khuẩn, hủy diệt tế bào…
Ứng dụng của tia X
Tia X được ứng dụng phổ biến trong y học giúp chẩn đoán các bệnh lý, cụ thể là sử dụng để chụp chiếu, kiểm tra nhiều bộ phận trên cơ thể như:
- Xương và răng: Phát hiện gãy xương, nhiễm trùng, sâu răng, ung thư răng, đo mật độ xương giúp chẩn đoán bệnh loãng xương…
- Ngực: Hình ảnh chụp Xquang ngực hiển thị bằng chứng viêm phổi, lao hoặc ung thư phổi, phát hiện ung thư vú, suy tim sung huyết, mạch máu bị chặn…
- Bụng: Phát hiện dị vật nuốt phải, các vấn đề đường tiêu hóa…
Chụp Xquang ngực thẳng - Một trong những ứng dụng của tia X
Đồng thời, tia X còn được ứng dụng trong điều trị bệnh lý (ung thư). Bức xạ năng lượng lượng cao của tia X với liệu lượng cao có thể sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách làm hỏng ADN của chúng.
Ngoài ra, trong ngành công nghiệp cơ khí thì tia X được ứng dụng để kiểm tra chất lượng vật đúc, tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong kim loại hoặc kiểm tra hành lý của khách hàng đi máy bay, nghiên cứu cấu trúc vật rắn…
Xem thêm:
Các phương pháp chẩn đoán có sử dụng tia X
Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay có sử dụng tia X:
- Chụp Xquang: Phát hiện vị trí xương gãy, các khối u, vôi hóa, dị vật, viêm phổi, các vấn đề về răng miệng hoặc một số loại chấn thương khác.
- Chụp nhũ ảnh: Đây là một loại Xquang được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú.
- Nội soi huỳnh quang: Đây là kỹ thuật sử dụng tia X và màn hình hình quang để thu được hình ảnh chuyển động trong cơ thể theo thời gian thực của phần bên trong cơ thể hoặc xem các quá trình chuyển hóa, chẳng hạn như theo dõi đường di chuyển của chất tương phản được tiêm hoặc nuốt.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này kết hợp giữ tia X và máy vi tính để tạo hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Kết quả thu được nhiều ảnh chụp 2 chiều hoặc dựng 3 chiều bộ phận cần chụp. So với chụp Xquang thông thường thì chụp CT cho hình ảnh chi tiết, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát, đánh giá cấu trúc bên trong cơ thể từ nhiều góc độ khác nhau và cũng sử dụng liều lượng tia X cao nhất.
BVĐK Phương Đông đầu tư máy chụp CT Scanner 128 lát cắt hiện đại
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện tất cả các kỹ thuật trên giúp hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 1806 để đặt lịch khám.
Nguy cơ và tác hại khi tiếp xúc với tia X
Không ít người lo lắng tia X không an toàn do phơi nhiễm phóng xạ có thể làm ADN bị đột biến, dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, nếu được áp dụng phù hợp thì lợi ích của các phương pháp chẩn đoán có sử dụng tia X trong y học đem lại vượt xa so với những nguy cơ tiềm ẩn có thể gặp phải.
Mỗi kỹ thuật đều có một số rủi ro tùy vào loại tia X và mô/cơ quan được kiểm tra. Dưới đây là so sánh liều lượng bức xạ của một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng X phổ biến với mức bức xạ trong tự nhiên (ngưỡng bình thường tất cả mọi người tiết hằng ngày):
- Xquang ngực: Tương đương 2,4 ngày bức xạ nền tự nhiên.
- Xquang sọ: Tương đương 12 ngày bức xạ nền tự nhiên.
- Chụp cột sống thắt lưng: Tương đương 128 ngày bức xạ nền tự nhiên.
- Xquang niệu có thuốc cản quang: Tương đương 1 năm bức xạ nền tự nhiên.
- Xquang đường tiêu hóa trên: Tương đương 2 năm bức xạ nền tự nhiên.
- Xquang có sử dụng barit: Tương đương 2,7 năm bức xạ nền tự nhiên.
- CT sọ não: Tương đương 243 ngày bức xạ nền tự nhiên.
- CT bụng: Tương đương 2,7 năm bức xạ nền tự nhiên.
Những số liệu trên là dành cho người lớn và chỉ mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thời gian phát tia, thiết bị bảo hộ… Trẻ em có độ nhạy cảm với tia X cao hơn người lớn.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao có thể gây ra một số tác phục như nôn mửa, ngất xỉu, rụng tóc, chảy máu, lở da… Tuy nhiên, hầu hết tia X sử dụng trong y tế đều được dùng với liều vừa đủ để cho hình ảnh chẩn đoán, hạn chế tối đa tác dụng phụ đi kèm.
Buồn nôn - tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiếp xúc tia X
Câu hỏi thường gặp
Tia X tồn tại bao lâu?
Tia X tồn tại trong suốt quá trình chúng được tạo ra và truyền qua vật thể. Nhưng tia X không tồn tại như một vật thể vật chất có thể “lưu trữ” hay “giữ lại” theo nghĩa thông thường.
Lợi ích của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X
Việc sử dụng tia X nhằm mục đích y tế trong thời gian dài đã khẳng định được những lợi ích mang lại. So với các kỹ thuật khác, chụp Xquang có một số lợi ích như:
- Không xâm lấn.
- Định hướng: Giúp bác sĩ đặt ống thông, sent hoặc các thiết bị khác trong cơ thể người bệnh. Hình ảnh Xquang còn giúp điều trị, loại bỏ khuyết khối hoặc tắc nghẽn tương tự.
- Phát hiện bệnh lý tiềm ẩn: Ví dụ như dịch hoặc khí ở những khu vực đáng lẽ không có, nhiễm trùng xương, khối u…
Qua những thông tin nêu trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng đã cung cấp đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về tia X và các ứng dụng của nó trong đời sống. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về tia X hoặc các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm.