Xạ trị ung thư là gì? Khi nào cần chỉ định, các phương pháp xạ trị

Nguyễn Thị Vân Anh

22-06-2022

goole news
16

Xạ trị hay còn gọi là liệu pháp tia xạ, có thể áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như hóa trị, phẫu thuật,.. Liệu pháp này sử dụng các tia bức xạ ion hóa năng lượng cao bao gồm có dạng hạt và dạng sóng để tiêu diệt, điều trị các tế bào ung thư.

Xạ trị là gì? Đối tượng nào được chỉ định?

Xạ trị là phương pháp sử dụng liều lượng phóng xạ được đo đếm cẩn thận để điều trị nhiều bệnh ung thư, phương pháp này sử dụng sóng hoặc các hạt có năng lượng cao như: tia Gamma, tia X, các chùm tia điện tử, proton...để tiêu diệt, trị liệu tế bào ung thư. 

Liệu pháp triệt tiêu vật chất di truyền trong nhân các tế bào ung thư, làm mất khả năng nhân lên, phát triển và di căn của chúng. Phương pháp điều trị này thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho một số đối tượng mắc bệnh ung thư sau:

  • Ung thư vòm họng.
  • Ung thư gan.
  • Ung thư phổi.
  • Ung thư máu.
  • Ung thư tiền liệt tuyến.
  • Ung thư xương.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư trực tràng.
  • Ung thư tuyến giáp.
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư đại tràng.
  • Ung thư thực quản.
  • Ung thư thanh quản
  • Ung thư trực tràng

Xạ trị được chỉ định cho bệnh nhân ung thưXạ trị được chỉ định cho bệnh nhân ung thư

Vai trò của xạ trị đối với người bệnh 

Xạ trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời bảo tồn các tế bào bình thường, được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. 

Liệu pháp tia xạ có thể được chỉ định thay vì điều trị kết hợp sau phẫu thuật hoặc thế phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của các thế bào ung thư sót lại, có thể được chỉ định trước, trong hoặc sau khi hóa trị, đôi khi liệu pháp tia xạ là phương pháp điều trị duy nhất bạn có thể được khuyên thực hiện yêu cầu.

Điều trị tia xạ với liều lượng phù hợp đảm bảo an toàn cho tế bào lành xung quanh Điều trị tia xạ với liều lượng phù hợp đảm bảo an toàn cho tế bào lành xung quanh 

Xạ trị hoạt động như thế nào?

Một liều cao phóng xạ tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn chúng phát triển, phân chia. Các tế bào ung thư vốn bất thường, có xu hướng tổn thương không hồi phục. Còn đối với các tế bào bình thường, thường tự sửa hoặc phục hồi khá nhanh, bất kì tác dụng nào xảy ra trong điều trị đều là tạm thời.

Liệu pháp tia xạ tiêu diệt các tế bào ung thưLiệu pháp tia xạ tiêu diệt các tế bào ung thư

Điều trị liệu pháp tia xạ được diễn ra cho cùng một bộ phận của cơ thể mỗi ngày và mỗi lần mất vài phút và không gây đau cho bệnh nhân, giống như chụp X-quang thông thường. Khi xác định trị xạ, bệnh nhân được chỉ định điều trị nội trú khi sống quá xa trung tâm không thể di chuyển mỗi ngày. Thời gian điều trị có thể khác nhau nhưng thường sẽ từ ba đến sáu tuần. Tùy thuộc vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Các phương pháp xạ trị hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay

Liệu pháp tia xạ được chỉ định trong điều trị nhiều loại ung thư ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. Phương pháp này có thể được thực hiện trước phẫu thuật, hóa trị, nhưng cũng có thể sau phẫu thuật nhằm ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư còn sót lại. 

Hiện nay có bốn liệu pháp tia xạ chủ yếu gồm: Xạ ngoài, áp sát, toàn thân và kết hợp. Việc lựa chọn cách thức điều trị nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vị trí khối u, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và tiền sử bệnh của bệnh nhân. 

Liệu pháp tia xạ ngoài 

Xạ trị ngoài là phương pháp phát ra chùm có tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể bệnh nhân đi đến khối u, đây là biện pháp điều trị ung thư rộng rãi nhất. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và phác đồ điều trị dựa vào các yếu tố kích thước khối u. Trong quá trình trị liệu bệnh nhân sẽ được đặt nằm ngửa cố định trên bàn xạ, kỹ thuật viên sẽ đánh dấu vị trí khối u để khi điều khiển máy, các tia xạ không đi lệch ra bên ngoài.

Liệu pháp tia xạ ngoài phát ra chùm tia sáng từ bên ngoài đến khối uLiệu pháp tia xạ ngoài phát ra chùm tia sáng từ bên ngoài đến khối u

Liệu pháp tia xạ áp sát

Liệu pháp tiêu xạ áp sát hay còn gọi là xạ trị trong, phương pháp điều trị bằng cách đưa một nguồn phóng xạ (rắn hoặc lỏng) vào bên trong cơ thể để đến gần nhất với vị trí khối u.

Với nguồn phóng xạ dạng rắn: Các thiết bị như kim, ống tiêm, sợi hoặc phiến mỏng được đặt gần hoặc vào trong khối u, phương pháp này điều trị tại chỗ, chỉ tác động đến một bộ phận nhất định trên cơ thể được nhắm đến.

Với nguồn phóng xạ dạng lỏng: Biện pháp này đưa xạ di chuyển trong máu đến khắp các vị trí trong cơ thể bệnh nhân, bức xạ sẽ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Với biện pháp này, bệnh nhân có thể dùng bức xạ bằng đường uống, tiêm truyền sau đó thải qua đường tiểu, mổ hôi hoặc nước bọt trong một thời gian.

Liệu pháp tia xạ trong sử dụng tia bức xạ tập trung hơn tia xạ ngoài. Sau khi kết thực liệu trình điều trị, các bức xạ còn sót lại trên cơ thể không gây hại cho tế bào lành tính.

Xạ trị toàn thân

Đây là phương pháp dành cho các bệnh nhân ung thư xương, ung thư tuyến giáp, sử dụng các loại thuốc phóng xạ qua đường tiêm tĩnh mạch, đường uống. Nếu dùng với liều lượng thấp, bệnh nhân có thể không cần nằm viện nhưng nếu sử dụng liều cao bệnh nhân sẽ cần điều trị tại bệnh viện và cách ly với người nhà nhằm giảm thiểu khả năng lây nhiễm phóng xạ.

Quy trình thực hiện xạ trị

Mỗi năm, có hàng triệu bệnh nhân sử dụng liệu pháp tia xạ để chữa trị và kiểm soát các triệu chứng về ung thư. Bên cạnh đó, một số bệnh lành tính cũng được chỉ định sử dụng liệu pháp để điều trị, giống như các phương pháp điều trị ung thư khác. Quy trình thực hiện xạ trị thông qua các bước sau:

Bác sĩ khám và giải thích quy trình 

Việc thăm khám đầu tiên vô cùng quan trọng, sẽ giúp các y bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân cũng như khối u để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, giúp cho việc tiên lượng bệnh dễ dàng hơn.

Sau khi thăm khám và tư vấn điều trị, giải thích bệnh lý và phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Thông tin cung cấp cho người bệnh cần phải đầy đủ và chính xác:

  • Thời gian thực hiện trị liệu.
  • Số ngày điều trị dự kiến và khoảng cách giữa lần điều trị.
  • Ngày dự kiến tiến hành buổi điều trị xạ đầu tiên.
  • Những thứ cần chuẩn bị cho quá trình điều trị được diễn ra tốt đẹp.
  • Chế độ ăn uống, chăm sóc trước, trong và sau quá trình điều trị.
  • Phổ cập những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình liệu pháp tia xạ.

Chụp CT mô phỏng

Chụp CT từng phần cơ thể mô phỏng theo tư thế điều trị của bệnh nhân. Mục đích của công đoạn này là cung cấp chính xác hình ảnh ba chiều của cơ thể bệnh nhân để dựa vào đó, bác sĩ có thể thiết lập, quan sát hình ảnh 3D trên hệ thống lập kế hoạch điều trị. Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên có thể xăm trên da của người bệnh để đánh dấu những điểm tham chiếu trong mỗi lần bệnh nhân tiếp nhận điều trị.

Máy chụp CT mô phỏng của bệnh viện Đa khoa Phương Đông Máy chụp CT mô phỏng của bệnh viện Đa khoa Phương Đông 

Dựng hình ảnh 3D từng phần cơ thể ung thư của bệnh nhân 

Sau khi chụp CT, các chuyên viên sẽ thiết lập hình ảnh 3D trên hệ thống kế hoạch điều trị nhằm xác định vị trí chính xác của những khối u với những cấu trúc quan trọng xung quanh chúng. Điều này giúp bác sĩ trị liệu định hướng được vùng chiếu xạ, tạo thuận lợi cho quá trình điều trị được tối ưu.

Lập kế hoạch điều trị

Khi đã có được hình ảnh cũng như vị trí chính xác vùng cần trị xạ, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân bao gồm các yếu tố về thông tin, tình trạng sức khỏe, thời gian tiếp nhận trị liệu, liều lượng bức xạ cần sử dụng và cách chăm sóc trong suốt quá trình tham gia trị liệu.

Tuy nhiên, để có thể tiến hành điều trị, bệnh nhân thường sẽ phải chờ một thời gian sau khi được chụp CT để các bác sĩ, chuyên gia lên kế hoạch hiệu quả, chất lượng nhất cho bệnh nhân.

Kế hoạch điều trị cho bệnh nhân dựa trên nhiều yếu tốKế hoạch điều trị cho bệnh nhân dựa trên nhiều yếu tố

Tiến hành trị liệu

Khi kế hoạch điều trị được thiết lập, phía bệnh viện sẽ thông báo cho bệnh nhân về việc tiến hành buổi trị liệu đầu tiên, đây là buổi rất quan trọng và thời gian thực hiện thường kéo dài hơn. Bác sĩ và chuyên viên sẽ tiến hành đo đạc và kiểm tra lại bệnh nhân trước khi chạy máy.

Một số lưu ý và tác dụng phụ khi thực hiện xạ trị

Ung thư là một bệnh mạn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan và có thể di căn tới các vị trí khác gây ra một loạt biến chứng. Khi thực hiện liệu pháp tia xạ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, đau, chóng mặt hoặc rụng tóc do tiếp xúc hóa chất,... điều này do nhiều tổn thương cục bộ gây nên. Do đó, bệnh nhân cần phải lưu ý, thực hiện tốt cả trong quá trình trước, sau và khi tiến hành liệu pháp tia xạ. 

Lưu ý chăm sóc trước khi thực hiện liệu pháp tia xạ

Người bệnh trước khi tiến hành điều trị cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi. Đặc biệt, người bệnh cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình hình cục bộ, hạn chế tối đa viêm nhiễm cục bộ.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trong khi thực hiện liệu pháp tia xạ

Trong quá trình liệu pháp tia xạ, nếu người bệnh có các biểu hiện như xuất huyết, kén ăn, đau... cần phải được xử lý kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, bảo vệ những phần tế bào không cần phải chiếu xạ, đồng thời sẽ cho người bệnh sử dụng vitamin B, thuốc an thần. Tiếp theo, người bệnh cần cố gắng hấp thụ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ nước để làm giảm các phản ứng trên cơ thể và tránh những tổn thương cục bộ do xạ trị.

Chăm sóc người bệnh sau xạ trị cần lưu ý 

Chăm sóc bệnh nhân sau trị xạ là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe và hiệu quả sau điều trị. Đặc biệt vùng da bị chiếu xạ phải chịu nhiều tác động nên cần được chăm sóc kĩ, tránh cọ xát vật lý nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi trị xạ.

Đối với những liệu pháp tia xạ cục bộ như xạ trị thực quản thì sau khi trị xạ, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để tránh bị táo bón, khó đại tiện.... Chế độ ăn cho người trị xạ cần đầy đủ dinh dưỡng, ngoài ra chế độ nghỉ ngơi cũng cần sắp xếp khoa học để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt trị xạ tiếp theo.

Tác dụng phụ của liệu pháp tia xạ

Liệu pháp tia xạ sử dụng liều tia bức xạ cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, gây tổn thương ở các tế bào và các mô khỏe gần vùng trị xạ. Phương pháp này hiện đã có nhiều cải tiến để việc điều trị chính xác hơn, nhưng vẫn còn tồn tại tác dụng phụ như:

  • Một số vấn đề về da: Da có thể bị khô, ngứa, bong tróc hoặc phồng rộp nhưng sẽ biến mất một vài tuần sau khi kết thúc điều trị. Khi tổn thương da trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể thay đổi kế hoạch điều trị phù hợp hơn.
  • Mệt mỏi: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, mệt lả hoặc kiệt sức gần như mọi lúc. Mức độ sẽ phụ thuộc vào kế hoạch điều trị.
  • Dạ dày và phần bụng: Liệu pháp tia xạ nhắm vào vùng dạ dày hoặc bụng gây ra cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy,... sẽ biến mất sau quá trình điều trị.
  • Các vấn đề sinh dục, sinh sản: Các vấn đề xảy ra ở nữ như thay đổi nội tiết hoặc kinh nguyệt, cũng có thể ngừng kinh nguyệt, ngứa âm đạo, nóng rát,... giảm khả năng thụ thai, gây vô sinh ở cả 2 giới.

Những thông tin đã chia sẻ cho thấy biện pháp xạ trị đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Chính vì vậy, hãy quan tâm sức khỏe của chính mình bằng cách thăm khám định kỳ tại Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông từ hôm nay.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,949

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám