Bệnh ung thư vú: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị

Phạm Duyên

16-12-2021

goole news
16

Nhắc tới ung thư vú hẳn chị em nào cũng cảm thấy rất sợ hãi, tuy nhiên, đây lại là một trong những loại ung thư phổ biến ở nữ giới. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến chị em thiếu tự tin mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu phát hiện muộn. Vậy làm thế nào để phòng tránh hoặc nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh?

Ung thư vú là gì? 

Đối với mỗi người phụ nữ thì bầu ngực (vú) được coi là món quà tuyệt vời thượng đế dành tặng. Đó cũng chính là vị trí thiêng liêng mà người phụ nữ đánh dấu chủ quyền nuôi con bằng nguồn sữa trong lành. Xét về cấu tạo, bầu ngực của nữ giới gồm có tuyến tạo sữa, ống dẫn sữa, mô mỡ, núm vú. Và bất kỳ một sự tăng sinh bất thường nào từ các cấu trúc đó đều có thể là nguyên nhân gây ung thư vú. 

Hình ảnh mô tả tế bào ung thư đã xuất hiện ở vú.

Hình ảnh mô tả tế bào ung thư đã xuất hiện ở vú.

Nói một cách dễ hiểu, ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u này gồm tập hợp rất nhiều tế bào ung thư có khả năng sinh sôi nhanh tại các mô xung quanh rồi lan dần ra (hay còn gọi là di căn) các bộ phận khác. Tính chung các loại ung thư thường gặp hiện nay trên thế giới thì ung thư vú xếp thứ hai và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Cũng có trường hợp nam giới mắc bệnh này nhưng rất ít.   

Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú 

Phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm có ý nghĩa quyết định tới việc giảm nhẹ chi phí, tăng hiệu quả điều trị ung thư vú. Nhưng điều khiến căn bệnh nan y này trở nên nguy hiểm hơn chính là rất ít biểu hiện ra bên ngoài ở giai đoạn mầm mống, khởi phát. Hoặc có thì thường dấu hiệu cũng mờ nhạt dễ khiến chị em nhầm lẫn với các bệnh khác ở tuyến vú. Dưới đây là những triệu chứng điển hình, chị em cần ghi nhớ để chăm sóc bầu ngực tốt hơn cũng như kịp thời thăm khám để tránh hậu quả nặng nề cho sức khỏe.  

Đau vùng ngực 

Cụ thể là chị em sẽ thấy những cơn đau, khó chịu ở xung quanh vùng ngực hoặc núm vú do sự thay đổi trong các tế bào da. Thậm chí, một số trường hợp còn cảm giác đau nóng rát. Tất nhiên không phải người nào bị ung thư vú cũng sẽ bắt đầu bằng biểu hiện đau ngực nhưng nếu thấy những cơn đau tốt nhất bạn nên đi khám ngay để biết nguyên nhân chính xác.  

Thường xuyên đau ngực không rõ lý do, chị em nên đi thăm khám ngay vì đây là dấu hiệu điển hình của ung thư vú.

Thường xuyên đau vùng ngực không rõ lý do, chị em nên đi thăm khám ngay vì đây là dấu hiệu điển hình của ung thư vú.

Kể thêm một số trường hợp khiến chị em bị đau vùng ngực do yếu tố sinh lý như: Đến kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai, đang uống thuốc điều trị vô sinh, mặc áo ngực quá chật, phì đại tuyến vú, hoặc stress thường xuyên. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu bỗng dưng bạn bị sưng đau ngực, không liên quan tới các yếu tố kể trên và còn có thể kèm theo tình trạng núm vú tiết dịch,... thì cần đi kiểm tra ngay nhé.  

Thay đổi vùng da 

Nếu một ngày chị em thấy da vú thay đổi màu sắc thì đừng chủ quan. Đây cũng là một dấu hiệu ung thư vú điển hình, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Bên cạnh thay đổi màu sắc, da còn có hiện tượng nhăn nhúm, xuất hiện nhiều nếp gấp, thậm chí mụn nước. Triệu chứng này là do các tế bào ung thư có thể gây viêm, thay đổi tế bào da ngực và biểu hiện ra bên ngoài là thay đổi cấu trúc da. Biểu hiện cụ thể gồm:

- Vùng da ngực dày lên dạng da cam.

- Cảm giác ngứa khó chịu.

- Xuất hiện các vảy quanh núm vú, quầng vú giống như da bị cháy nắng hoặc bị khô.  

Da vùng vú và xung quanh vú có sự thay đổi bất thường cảnh báo nguy cơ ung thư vú.

Da vùng vú và xung quanh vú có sự thay đổi bất thường cảnh báo nguy cơ ung thư vú.

Sưng hoặc nổi hạch 

Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú điển hình. Bạn có thể hình dung như thế này. Trong cơ thể người thì hạch bạch huyết bình thường có cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp nằm rải rác khắp các mạch bạch huyết góp phần quan trọng vào hệ thống miễn dịch. Nếu có tế bào lạ (virus, vi khuẩn, tế bào ung thư,...) xâm nhập vào thì các hạch bạch huyết sẽ tìm cách bắt giữ tế bào này lại.  

Theo đó, trường hợp cơ thể xuất hiện tế bào ung thư vú và tế bào này rời khỏi vú thì nơi đầu tiên nó di chuyển đến là vùng hạch bạch huyết dưới cánh tay cùng bên vú có khối u. Và biểu hiện ra bên ngoài là vùng nách sưng phù. Khi chị em sờ vào sẽ cảm nhận thấy những cục u nhỏ, chắc và mềm hơn khi chạm vào. Nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ trường hợp mô bạch huyết thay đổi nào cũng xuất phát từ ung thư vú. Để an tâm, chị em nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi gặp dấu hiệu bất thường này.  

Nách nổi hạch, cục u nhỏ có thể là dấu hiệu tế bào ung thư đã tấn công các hạch bạch huyết.

Nách nổi hạch, cục u nhỏ có thể là dấu hiệu tế bào ung thư đã tấn công các hạch bạch huyết.

Đau lưng, vai hoặc gáy 

Dấu hiệu này có thể gặp ở một số người mắc ung thư vú, thay vì đau ngực thì họ thường có cảm giác đau ở lưng trên, vị trí giữa hai bả vai. Các cơn đau lặp lại nhiều ngày nên dễ bị nhầm với tình trạng giãn dây chằng hoặc bệnh lý về cột sống. Chị em không nên chủ quan, khi gặp những cơn đau lưng, vai gáy kéo dài cần đi thăm khám ngay. 

Các giai đoạn ung thư vú 

Việc phân chia các giai đoạn ung thư vú sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện bệnh ung thư vú được phân thành 5 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 0, giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4. 

Hình ảnh mô phỏng vị trí các tế bào ung thư vú qua từng giai đoạn. 

Hình ảnh mô phỏng vị trí các tế bào ung thư vú qua từng giai đoạn.

Ung thư vú giai đoạn 0 

Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn tiền ung thư, giai đoạn sớm nhất của bệnh. Khi này, các tế bào ung thư vú đã hình thành nhưng không có tính xâm lấn. Qua thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện ra tế bào ung thư trong các ống dẫn sữa, đó là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Nếu phát hiện ở thời điểm tiền ung thư, bệnh nhân sẽ được điều trị để ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư bằng phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ, chưa nhất thiết phải hóa trị. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư vú ở giai đoạn 0 từ 90 đến 100%. Nghĩa là bệnh nhân có cơ hội sống khỏe mạnh bình thường nếu được điều trị đúng phương pháp. 

Ung thư vú giai đoạn 1 

Hay giai đoạn xâm lấn, tức là các tế bào ung thư vú không còn ở nguyên vị trí ban đầu mà đã dần lan sang các mô vú khỏe mẹ cũng như các mô gần đó. Giai đoạn này có thể chia thành 2 phần nhỏ hơn, cụ thể:

- Giai đoạn 1A: Lúc này, khối u mới có kích thước nhỏ khoảng 2cm (Gần bằng hạt lạc nhân) và mới lan ra các mô vú khác, chưa lan ra cơ quan xung quanh. Qua xét nghiệm sẽ không phát hiện thấy tế bào ung thư ở hạch bạch huyết.

- Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư vú đã có mặt ở các hạch bạch huyết và khối u kích thước dưới 2cm hoặc không phát hiện khối u nữa. 

Với các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 1 thì phương pháp điều trị chủ yếu là giải phẫu lấy khối u ra, tiếp đó, tiến hành xạ trị. Nếu bệnh nhân có khối u lớn thì bác sĩ sẽ khuyến cáo nên hóa trị. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ở giai đoạn này là từ 80 - 90%. 

Ung thư vú giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, khối u vú đã phát triển mạnh với kích thước lớn hơn khối u trong giai đoạn 1, đường kính khoảng 2 - 5 cm. Nếu không được điều trị, ngay sau đó, tế bào ung thư vú sẽ liên tục gia tăng số lượng (chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác). 

Các tiêu chuẩn để đánh giá ung thư vú thuộc giai đoạn 2 gồm:

- Với kích thước như trên, ung thư có thể hoặc chưa lan sang các hạch bạch huyết dưới cánh tay.  

- Khối u đường kính nhỏ dưới 5cm và chưa di căn tới hạch bạch huyết khu vực nách.  

- Khối u đường kính nhỏ dưới 2cm nhưng đã di căn đến khoảng 3 hạch bạch huyết tại nách.

- Không có khối u trong vú nhưng đã phát hiện thấy tế bào ung thư vú trong 3 hạch bạch huyết ở nách.  

Phương pháp điều trị ở giai đoạn 2 chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc toàn bộ bên vú có tế bào ung thư. Tùy vào tình hình thực tế, bệnh nhân có thể được khuyến cáo làm thêm xạ trị.  

Hình ảnh mô tả ung thư vú giai đoạn 2A

Hình ảnh mô tả ung thư vú giai đoạn 2A, các tế bào ung thư vẫn ít và chưa di căn xa.

Ung thư vú giai đoạn 3 

Hay còn được gọi là giai đoạn lan rộng với tương đối nguy hiểm. Thời kỳ này, các tế bào ung thư đã phát triển, di căn đến các hạch bạch huyết. Dựa vào số lượng khối u, số hạch bạch huyết bị di căn mà người ta sẽ phân chia ung thư vú giai đoạn 3 thành những giai đoạn nhỏ hơn. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 3A: Khối u phát triển kích thước bất kỳ nằm dưới vùng da vú hoặc trong thành ngực, thậm chí không thấy khối u. Tuy nhiên, qua xét nghiệm phát hiện từ 8 - 9 hạch bạch huyết di căn ở vùng nách, vú trong. Một số trường hợp ở giai đoạn này có khối u trên 5cm với khoảng 1 - 3 hạch bạch huyết di căn vẫn tại khu vực nách, chưa có di căn xa. 

- Giai đoạn 3B: Đặc điểm của giai đoạn nhỏ này là khối u mang kích thước bất kỳ, đã xâm lấn thành ngực, da, gây nên hiện tượng viêm loét. Khi xét nghiệm thấy khoảng 9 hạch bạch huyết di căn ở vùng nách, vú trong. 

- Giai đoạn 3C: Khối u có kích thước bất kỳ đã lan tới hơn 10 hạch bạch huyết, thậm chí có hạch di căn vùng xương đòn cùng bên vú đang chứa khối u, chưa phát hiện di căn xa.  

Tình trạng viêm, các vết loét chảy máu, chảy dịch có mùi hôi trên bề mặt da vùng ngực là đặc điểm chính của ung thư vú giai đoạn 3. Kèm theo đó người bệnh thấy đau nhiều, có thể sốt và sút cân. Để điều trị, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân hóa trị, dùng hormone thu nhỏ khối u, loại bỏ hạch bạch huyết; sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ vú/cắt bỏ khối u kết hợp xạ trị.  

Ung thư vú giai đoạn 4 

Giai đoạn ung thư vú di căn hay vẫn được gọi là ung thư vú giai đoạn cuối. Các đặc điểm xác định giai đoạn này gồm: Khối u có kích thước bất kỳ, phát hiện ung thư di căn trên nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, dễ thấy nhất là di căn tại phổi, xương, não, gan,... Ung thư vú giai đoạn cuối khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, suy kiệt do biến chứng di căn. Việc điều trị bệnh giai đoạn này tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng giúp giảm các triệu chứng khó chịu, kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh. Phương pháp điều trị gồm xạ trị, hóa trị, thuốc. 

Hình ảnh các tế bào ung thư vú phát triển, lan rộng ở giai đoạn cuối.

Hình ảnh các tế bào ung thư vú phát triển, lan rộng ở giai đoạn cuối.

Nguyên nhân ung thư vú

Nói về nguyên nhân gây ung thư vú, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 90% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư vú do những yếu tố tác động bên ngoài (môi trường sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống) và chỉ có khoảng 5-7% do di truyền. 

- Yếu tố di truyền (Ung thư vú do đột biến gen): Chủ yếu là đột biến gen BRCA1/2 di truyền, có thể gặp ở nữ giới và nam giới làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và nhiều loại ung thư khác. Bệnh bắt nguồn từ yếu tố di truyền nên không thể thay đổi.  

- Yếu tố môi trường: Môi trường ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hơn chúng ta tưởng. Phải kể đến những yếu tố chính của môi trường như: Khói bụi, hóa chất, nguồn nước, vi sinh vật, tia tử ngoại,... liên quan trực tiếp đến các bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú. chính là những yếu tố có liên quan đến các loại bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư vú. Việc thường xuyên sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm khiến gen bị đứt gãy trong quá trình sao chép rồi tạo ra những đột biến, hình thành nên khối u ung thư.  

- Yếu tố lối sống: Chuyên gia ung bướu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư vú với thói quen hút thuốc; thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên nướng hay tình trạng thừa cân, béo phì, lười vận động. Những người có lối sống thiếu lành mạnh như vậy thường có nguy cơ phơi nhiễm với nội tiết tố estrogen nhiều hơn. Trong khi, sự hoạt động của tuyến vú phụ thuộc chủ yếu vào estrogen; estrogen tăng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc ung thư. Trường hợp người bệnh đã từng bị ung thư vú mà để tình trạng thừa cân, lười vận động thì bệnh rất dễ tái phát. 

Thói quen ăn uống tùy tiện, béo phì, thừa cân cũng là nguyên nhân gây ung thư vú.

Thói quen ăn uống tùy tiện, béo phì, thừa cân cũng là nguyên nhân gây ung thư vú.

- Do hệ miễn dịch của từng người: Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng hệ miễn cũng là một nguyên nhân gây ung thư vú. Có nghĩa rằng, hệ miễn dịch khỏe mạnh thì nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với người miễn dịch kém. Bởi khi hệ miễn dịch hoạt động kém thì các khối u ác tính sẽ dễ dàng vượt qua rào chắn miễn dịch khiến cơ thể mắc bệnh.  

Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú 

Bất kể nữ giới hay nam giới ở các lứa tuổi khác nhau đều có nguy cơ mắc ung thư vú nhưng thường thì bệnh gặp nhiều ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ, tiền mãn kinh và mãn kinh hơn. Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú là:

- Phụ nữ từng mắc các bệnh về vú như: Xơ nang tuyến vú,...

- Trong gia đình có bà, mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh ung thư vú.

- Các chị em xuất hiện kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn.

- Thường xuyên sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại.

- Phụ nữ sinh vô sinh, hiếm muộn hoặc sinh con đầu lòng khi trên 35 tuổi).

- Những người lười vận động, thừa cân, béo phì, có thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng, hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều,... 

- Đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại hay các tia bức xạ.  

Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh về vú nên đi kiểm tra định kỳ phòng tránh nguy cơ ung thư vú.

Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh về vú nên đi kiểm tra định kỳ phòng tránh nguy cơ ung thư vú.

Điều trị ung thư vú 

Tính đến nay, ung thư vú được xếp vào nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng cứ mắc bệnh ung thư vú đều không còn cơ hội sống. Ung thư vú hoàn toàn có thể điều trị, thậm chí chữa khỏi hẳn và người bệnh trở lại khỏe mạnh bình thường nếu được phát hiện sớm (giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2) cùng phương pháp điều trị phù hợp. Tỷ lệ điều trị khỏi hẳn ung thư vú trong giai đoạn đầu lên tới khoảng 80 - 90%. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vú phổ biến gồm: 

Phẫu thuật ung thư vú 

Gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u, hạch bạch huyết hoặc toàn bộ vú được áp dụng khi khối u chưa lan rộng. Với trường hợp bệnh nhân có khối u nhỏ, theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bóc tách. Còn nếu khối u đã lan rộng thì bác sĩ sẽ chỉ định đoạn nhũ, nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú gồm phần da, núm vú, tuyến sữa. Bên cạnh thực hiện kỹ thuật đoạn nhũ tiết kiệm da góp phần tái tạo tuyến nhũ thuận lợi, bác sĩ cũng có thể nạo hạch sinh thiết để phân tích xem ung thư đã di căn tới hạch chưa. Cụ thể:

- Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Là kỹ thuật nhằm cắt bỏ khối u và một phần nhỏ mô lành gần vị trí khối u.

- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hoàn toàn: Cắt toàn bộ vú, nạo hạch.

- Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết: Thường được chỉ định khi người bệnh bị ung thư vú đã di căn đến hạch bạch huyết. Bác sĩ sẽ cắt bỏ hạch bị di căn, hạch gần đó có nguy cơ di căn. 

Bệnh nhân đang được các bác sĩ phẫu thuật vú điều trị ung thư vú.

Bệnh nhân đang được các bác sĩ phẫu thuật vú điều trị ung thư vú.

Đa số trường hợp người bệnh sẽ phẫu thuật cắt bỏ bên vú có tế bào ung thư, nhưng một số trường hợp có thể lựa chọn cắt bỏ tuyến vú bên lành nếu nguy cơ tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc có mang gen đột biến liên quan đến bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nắm được một vài biến chứng thường gặp sau phẫu thuật: Chảy máu, nhiễm trùng, sưng cánh tay,...  

Liệu pháp xạ trị 

Được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư bằng cách chiếu các chùm tia năng lượng cao như tia X, proton tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, xạ trị không thể tiêu diệt triệt để tế bào ung thư bằng phương pháp phẫu thuật.

Hiện có 2 kỹ thuật xạ trị chính: Xạ trị ngoài và xạ trị trong. Sự khác biệt của 2 kỹ thuật này nằm ở chùm năng lượng bức xạ được chiếu từ trong hay từ bên ngoài cơ thể người bệnh. Xạ trị ngoài hay được chỉ định làm sau khi đã phẫu thuật ung thư vú, mục đích giảm tỷ lệ tái phát.  

Bệnh nhân ung thư vú đang được xạ trị từ bên ngoài.

Bệnh nhân ung thư vú đang được xạ trị từ bên ngoài.

Tùy phương pháp điều trị mà thời gian xạ trị cho bệnh nhân ung thư vú có thể kéo dài chỉ vài ngày hoặc lên đến 6 tuần. Kem theo đó là các tác dụng phụ thường gặp như: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mô vú sưng phồng, da bị sạm hoặc đỏ,... Biến chứng nặng hiếm xảy ra hơn là ung thư thứ phát, tổn thương tim - phổi,...  

Liệu pháp hoá trị 

Cũng gần giống phương pháp xạ trị, hóa trị cụ thể là hình thức dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp hóa trị thường được chỉ định cho những bệnh nhân đã điều trị ung thư (có thể đã phẫu thuật) và có nguy cơ cao tái phát hoặc lan rộng sang các bộ phận khác. Một số trường hợp khác dùng thuốc nhằm thu gọn khối u bướu trước khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ. 

Về cơ bản các hóa chất, thuốc đặc hiệu có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư; đồng thời, giảm mức độ lây lan của các tế bào ung thư sang các cơ quan khác trên cơ thể. Nó mang lại hiệu quả toàn thân nên cũng được sử dụng trong trường hợp ung thư di căn xa tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm mức độ tiến triển bệnh, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc hóa trị cũng gây nhiều tác dụng phụ: Tình trạng rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi, mãn kinh sớm, tổn thương thần kinh,...  

Điều trị đích 

Gần giống với phương pháp hóa trị, điều trị đích sử dụng một số loại thuốc đặc trị với khả năng tấn công chính xác vào tế bào ung thư ác tính, hoặc protein đặc hiệu mà tế bào ung thư vú sử dụng nhằm phát hiện và tồn tại. 

Hiện phương pháp điều trị đích được đánh giá cao bởi đem lại nhiều thành công trong điều trị ung thư vú. Nhưng có một hạn chế đó chính là chi phí cao, chỉ hiệu quả với một số loại ung thư nhất định nên chứa được áp dụng rộng rãi.

Điều trị đích thực chất là liệu pháp hóa trị có chủ đích rõ ràng khi điều trị cho bệnh nhân ung thư vú.  

Điều trị đích thực chất là liệu pháp hóa trị có chủ đích rõ ràng khi điều trị cho bệnh nhân ung thư vú.

Điều trị nội tiết (liệu pháp hormone)

Phương pháp hormone giữ một vai trò đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư vú nhạy cảm với hormone (ung thư thụ thể progesterone dương tính, estrogen dương tính). Ưu điểm của phương pháp này là có thể linh hoạt thực hiện trước phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc kết hợp với phương pháp khác để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Đặc biệt trong các trường hợp ung thư lan rộng thì việc điều trị nội tiết sẽ giúp thu nhỏ khối u, kiểm soát khối u hiệu quả hơn.  

Có thể kể đến các liệu pháp hormone hay được ứng dụng điều trị ung thư vú: Thuốc ngăn chặn hormone dính lấy tế bào ung thư; thuốc ngăn cơ thể sản sinh estrogen; thuốc ngăn chặn sản sinh hormone buồng trứng. Bên cạnh đó trong quá trình áp dụng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý về các tác dụng phụ có thể gặp như: Đông máu, khô âm đạo, loãng xương,...  

Điều trị miễn dịch 

Phương pháp điều trị miễn dịch được khẳng định đạt hiệu quả tốt trong các trường hợp ung thư không có thụ thể progesterone, estrogen hoặc HER2. Bằng cách can thiệp vào quá trình hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tấn công trực tiếp tế bào ung thư. 

Cách phòng tránh ung thư vú 

Như đã nói ở trên, bệnh ung thư vú chỉ có khoảng 5 - 7% nguyên nhân do di truyền, còn lại là do các yếu tố tác động bên ngoài (Môi trường sống, thói quen sinh hoạt,...). Điều đó có nghĩa là mỗi người hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và hạn chế những hậu quả nặng nề do bệnh ung thư vú gây ra bằng cách:

- Chủ động khám tầm soát ung thư vú định kỳ: Cùng với khám sức khỏe định kỳ thì việc khám sàng lọc ung thư vú cũng vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh bệnh. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia ung bướu cũng chỉ ra rằng, thời kỳ tiền lâm sàng của ung thư vú (Trước khi phát các triệu chứng nặng) Vì thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú kéo dài từ 8-10 năm nên khi khám sàng lọc thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Thực tế, nếu phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn 1 tỷ lệ điều trị khỏi hẳn tới trên 80%, ở giai đoạn 2 thì tỉ lệ này là 60% và chị em cũng vẫn bảo tồn được vú. Bước sang giai đoạn 3 thì tỷ lệ chữa khỏi hẳn bệnh là rất thấp, còn sang giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ có mục đích giảm bớt đau đớn, kéo dài cuộc sống. 

Khách hàng đang được chụp x-quang tuyến vú tầm soát ung thư vú.

Khách hàng đang thực hiện chụp x-quang tuyến vú tầm soát ung thư vú.

- Nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh ung thư vú để chủ động phòng tránh.

- Nắm rõ các bước cơ bản tự khám vú tại nhà để thực hành và tự theo dõi, phát hiện sớm các biểu hiện bất thường ở vú và đi thăm khám kịp thời. 

- Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Tăng cường ăn nhiều loại rau xanh, trái cây; thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng (Yoga, đi bộ,...); tránh lạm dụng các loại thuốc chống trầm cảm hay lợi tiểu,...  

- Cân nhắc về việc thay đổi công việc hay nơi sống nếu nơi sống, làm việc hiện tại thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại,... 

Tại sao lựa chọn Bệnh viện đa khoa Phương Đông để khám sàng lọc ung thư vú?

Cần nhấn mạnh lại rằng khám sàng lọc ung thư vú là một trong những bước quan trọng hàng đầu trong việc phòng tránh những hậu quả nặng nề do bệnh. Vì thế, các chuyên gia Y tế luôn khuyến cáo chị em thực hiện sàng lọc ung thư vú định kỳ hàng năm, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao như đã đề cập ở trên. 

Nhắc tới các cơ sở Y tế có dịch vụ thăm khám tầm soát ung thư vú thì bệnh viện Phương Đông được đánh giá tốt, nhận được sự tin tưởng lựa chọn của đông đảo khách hàng ở Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận nhờ có nhiều thế mạnh: 

- Phương Đông được xây dựng theo mô hình bệnh viện - khách sạn tiêu chuẩn 5* với hệ thống phòng khám, phòng nội trú trang bị đầy đủ máy móc hiện đại hỗ trợ tối đa cho việc chẩn đoán - điều trị bệnh: Máy siêu âm vú 2D/3D, máy chụp x-quang tuyến vú (Mammography), máy chụp cộng hưởng từ (MRI), hệ thống máy xét nghiệm tự động,... 

Hệ thống máy xét nghiệm tự động hiện đại cho kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng.

Hệ thống máy xét nghiệm tự động hiện đại cho kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng.

Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla Phillips.

Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla Phillips.

- Bệnh viện có đội ngũ Y bác sĩ đầu ngành về ung bướu, đã có nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương; đặc biệt, bác sĩ luôn tận tâm và đưa ra những lời khuyên thiết thực cho khách hàng, người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng thường xuyên mời các bác sĩ giỏi, hợp tác chuyên môn với các bệnh viện lớn.  

- Dịch vụ Y tế chất lượng cao, luôn có nhân viên hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thăm khám điều trị.

- Cung cấp đầy đủ các bước khám lẻ như: Chụp mammo vú, siêu âm vú, chụp cộng hưởng từ vú cùng 2 gói khám sàng lọc ung thư vú phù hợp với yêu cầu, điều kiện của từng khách hàng: Gói tầm soát ung thư vú cơ bảnGói tầm soát ung thư vú nâng cao

- Bệnh viện áp dụng thanh toán cả bảo hiểm Y tế, bảo hiểm bảo lãnh theo đúng quy định giúp khách hàng tiết kiếm tối đa chi phí khi thăm khám, điều trị mà vẫn được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.  

Quý khách hàng cần nghe tư vấn thêm về gói khám tầm soát ung thư vú hoặc đăng ký khám lẻ, nhận ưu đãi đặc biệt, vui lòng gọi ngay hotline 19001806

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,027

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám