Chương trình Tiêm chủng mở rộng được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nhằm bảo vệ trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy có những vắc xin nào được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nhằm bảo vệ trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy có những vắc xin nào được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nhằm bảo vệ trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy có những vắc xin nào được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia được triển khai tại Việt Nam từ năm 1982 do Bộ Y tế khởi xướng cùng sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) với mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi trước 6 loại bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tử vong cao. Sau thời gian thí điểm, Chương trình bắt đầu mở rộng phạm vi từ địa bàn đến đối tượng tiêm chủng, trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc được tiếp cận Chương trình TCMR. Đến năm 2010, đã có 11 loại vắc xin được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng nhằm phòng tránh cho trẻ em các bệnh nguy hiểm phổ biến
Chương trình Tiêm chủng mở rộng có ý nghĩa quan trọng, giúp bảo vệ trẻ em trước hàng loạt bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng với nhiều di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não, tiết kiệm chi phí điều trị và chăm sóc cho gia đình...
Tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Thông tư số 26/2011/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch sử dụng vắc xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng như sau:
TT |
Các loại bệnh truyền nhiễm có vắc xin ở Việt Nam |
Vắc xin, đối tượng sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng |
||
Vắc xin sử dụng |
Đối tượng sử dụng |
Lịch tiêm/uống |
||
1 |
Bệnh lao |
Vắc xin phòng lao (BCG) |
Trẻ em < 1 tuổi |
1 lần trong vòng 01 tháng sau khi sinh |
2 |
Bệnh bại liệt |
Vắc xin bại liệt uống |
Trẻ em < 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi |
Trẻ < 5 tuổi |
2 liều cách nhau 1 tháng (uống trong chiến dịch bổ sung) |
|||
3 |
Bệnh bạch hầu |
Vắc xin kết hợp phòng các bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi |
Trẻ em 18 tháng tuổi |
Nhắc lại |
|||
4 |
Bệnh ho gà |
Vắc xin kết hợp phòng các bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi |
Trẻ em 18 tháng tuổi |
Nhắc lại |
|||
5 |
Bệnh uốn ván |
Vắc xin kết hợp phòng các bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu |
Trẻ em dưới 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi |
Trẻ em 18 tháng tuổi |
Nhắc lại |
|||
Vắc xin uốn ván |
Phụ nữ có thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ (từ 15-35 tuổi) |
Lần 1: tiêm khi có thai lần đầu hoặc trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng có nguy cơ cao Lần 2: sau mũi 1, 1 tháng Lần 3: sau mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc tiêm ở lần thai sau Lần 4: cách lần 3 ít nhất 1 năm hoặc lần có thai sau Lần 5: cách mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc lần có thai sau. |
||
6 |
Bệnh sởi |
Vắc xin sởi |
Trẻ em từ 9-18 tháng tuổi |
Lần 1: khi trẻ 9 tháng tuổi. Lần 2: khi trẻ 18 tháng tuổi |
Trẻ 1-5 tuổi |
01 lần (tiêm trong chiến dịch bổ sung) |
|||
7 |
Bệnh viêm gan B |
Vắc xin viêm gan B |
Trẻ em < 1 tuổi |
Lần 1: trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Lần 2: khi trẻ 2 tháng tuổi Lần 3: khi trẻ 3 tháng tuổi Lần 4: khi trẻ 4 tháng tuổi |
8 |
Bệnh do Haemophilus influenzae type B |
Vắc xin Hib |
Trẻ em < 1 tuổi |
Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi |
9 |
Bệnh Viêm não Nhật Bản |
Vắc xin viêm não Nhật Bản |
Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi tại vùng có dịch lưu hành |
Lần 1: khi trẻ 1 tuổi Lần 2: sau mũi 1 từ 1-2 tuần Lần 3: 1 năm sau mũi 2. |
10 |
Bệnh tả |
Vắc xin tả |
Trẻ em từ 2-5 tuổi tại vùng có dịch lưu hành hoặc vùng lưu hành nặng |
Lần 1: cho trẻ 2 tuổi đến 5 tuổi Lần 2: cách lần 1 từ 1-2 tuần |
11 |
Bệnh thương hàn |
Vắc xin thương hàn |
Trẻ em từ 2-10 tuổi tại vùng có dịch lưu hành hoặc vùng lưu hành nặng |
1 lần cho trẻ 2-10 tuổi |
Theo khuyến cáo của bác sĩ nhi khoa, bên cạnh các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ nên lưu ý cho bé tiêm thêm một số mũi quan trọng khác để bảo vệ bé toàn diện.
TT |
Phòng bệnh |
Vắc xin |
Lịch tiêm/uống |
1 |
Tiêu chảy do Rotavirus |
Rotarix |
- Lần 1: trẻ từ 6 tuần - Lần 2: cách lần 1, 1 tháng. Hoàn thành 2 liều trước khi trẻ 6 tháng tuổi. |
RotaTeq |
- Lần 1: trẻ từ đủ 7,5 tuần đến 85 ngày - Lần 2: cách lần 1, 1 tháng - Lần 3: cách lần 2, 1 tháng. Hoàn thành đủ 3 liều trước khi trẻ 8 tháng tuổi. |
||
2 |
Sởi - quai bị - rubella |
Vắc xin sởi - quai bị - rubella |
Trẻ từ 12 tháng - 7 tuổi - Mũi 1: khi trẻ đủ 12 tháng - Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu là 6 tháng - Mũi 3: khi trẻ từ đủ 4-6 tuổi, có thể tiêm sớm hơn nếu sống trong vùng có dịch Trẻ từ 7 tuổi trở lên; người lớn - Mũi 1: lần tiêm đầu tiên - Mũi 2: cách mũi 1, 1 tháng |
3 |
Thủy đậu |
Vắc xin phòng thủy đậu |
Trẻ dưới 13 tuổi - Lần 1: Trẻ từ 12 tháng - Lần 2: Trẻ 4-6 tuổi Trẻ trên 13 tuổi - Lần 1: trẻ từ 13 tuổi - Lần 2: cách lần 1 từ 4 đến 8 tuần |
4 |
Các bệnh do phế cầu |
Vắc xin Synflorix |
Trẻ từ 6 tuần - dưới 7 tháng - Mũi 1: lúc trẻ đủ 6 tuần - Mũi 2: cách mũi thứ 1, 1 tháng - Mũi 3: cách mũi thứ 2, 1 tháng - Mũi 4: cách mũi thứ 3, 6-12 tháng Trẻ từ 7 tháng tuổi đến < 12 tháng tuổi (chưa tiêm phế cầu) - Mũi 1: trẻ từ 7 tháng tuổi - Mũi 2: sau mũi 1, 1 tháng - Mũi 3: cách mũi 2, 6-12 tháng Trẻ trên 12 tháng - 5 tuổi (chưa tiêm phế cầu) - Mũi 1: trẻ từ 12 tháng tuổi - Mũi 2: sau mũi 1, 2 tháng |
Vắc xin Prevenar 13 |
Trẻ 2-6 tháng - Mũi 1: lần tiêm đầu - Mũi 2: sau mũi 1, 1 tháng - Mũi 3: sau mũi 2, 1 tháng - Mũi 4: nhắc lại khi trẻ 11-15 tháng tuổi, cách mũi 3 ít nhất 2 tháng Trẻ 7-11 tháng (chưa tiêm phế cầu) - Mũi 1: lần tiêm đầu - Mũi 2: sau mũi 1, 1 tháng - Mũi 3: nhắc lại khi trẻ > 1 tuổi, sau mũi 2 ít nhất 2 tháng Trẻ 12-23 tháng (chưa tiêm phế cầu) - Mũi 1: lần tiêm đầu - Mũi 2: Sau mũi 1, 2 tháng |
||
5 |
Cúm mùa |
Vắc xin phòng cúm |
Trẻ từ 6 tháng tuổi - Mũi 1: lần tiêm đầu - Mũi 2: cách mũi 1, 1 tháng - Mũi 3: cách mũi 2, 1 năm - Nhắc lại mỗi năm 1 lần |
6 |
Viêm gan siêu vi A |
Vắc xin phòng viêm gan A |
- Mũi 1: trẻ trên 1 tuổi - Mũi 2: Cách mũi 1, 6 tháng |
7 |
Viêm màng não do não mô cầu |
Vắc xin viêm màng não mô cầu AC |
- Mũi 1: trẻ từ 24 tháng - Mũi 2: tiêm nhắc sau 3 năm |
Vắc xin viêm màng não mô cầu BC |
- Mũi 1: trẻ từ 6 tháng - Mũi 2: tiêm nhắc sau 2 tháng |
||
Vắc xin viêm não mô cầu ACWY |
Trẻ 9-23 tháng tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Trẻ 24 tháng - 55 tuổi: Tiêm 01 liều. Nhắc lại: cách liều tiêm trước ít nhất 4 năm, áp dụng cho nhóm từ 15-55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh |
||
8 |
Ung thư cổ tử cung |
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung |
Bé gái từ 9 tuổi trở lên - Mũi 1: Từ 9 - 26 tuổi - Mũi 2: Cách mũi 1: 2 tháng - Mũi 3: Cách mũi 2: 4 tháng |
Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện nay là một trong những cơ sở uy tín, chất lượng cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao được nhiều bậc cha mẹ tin chọn. Với đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm, nguồn vắc xin dồi dào được bảo quản đúng tiêu chuẩn, không gian bệnh viện khang trang, đầy đủ tiện nghi hiện đại cùng khuôn viên xanh mát, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng như đi nghỉ dưỡng.
Tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Để đăng ký nhận tư vấn, giữ vắc xin, đặt lịch tiêm, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 19001806 hoặc TẠI ĐÂY.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.