Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao và khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, căn bệnh này có thể được chủng ngừa bằng vắc xin viêm gan B. Vậy người đã tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Tại sao cần tiêm vắc xin viêm gan B?
Viêm gan B là bệnh do virus HBV (Hepatitis B virus) gây ra. Bệnh lây truyền qua đường máu hay dịch tiết, qua quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm từ mẹ sang con, tiếp xúc với vết thương hở/máu của bệnh nhân viêm gan B. Virus viêm gan B gây hoại tử tế bào gan, dẫn đến biến chứng viêm gan, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Việc chữa bệnh chủ yếu dựa trên nguyên lý kiểm soát được virus viêm gan B để nó ở trạng thái “ngủ” không hoạt động, không phát triển, từ đó không gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin. Tại Việt Nam, vắc xin viêm gan B nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia từ năm 1997. Tất cả trẻ em đều được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Vắc xin viêm gan B đã được kiểm chứng an toàn, được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển như Mỹ, Canada… Vì vậy cha mẹ có thể nên tâm, không lo chích ngừa viêm gan b có bị lây không.
Xem thêm: Vì sao cần tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh?
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ nhỏ là rất quan trọng
Lịch tiêm vắc xin viêm gan B
Đối với trẻ em
Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em được khuyến cáo (không tính mũi sơ sinh):
- Mũi 1: lần đầu tiêm
- Mũi 2: sau mũi 1 một tháng
- Mũi 3: sau mũi 2 một tháng
- Mũi 4: sau mũi 3 một năm
Đối với người lớn
Người xét nghiệm máu chưa nhiễm virus và chưa có kháng thể viêm gan B được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi:
- Mũi 1: lần đầu tiêm
- Mũi 2: sau mũi 1 một tháng
- Mũi 3: sau mũi 1 năm tháng
Tiêm nhắc lại sau 5-8 năm
Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi dự định mang thai 3 tháng. Bởi lúc này vắc xin sẽ có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.
Người đã tiêm ngừa viêm gan B có bị lây không?
“Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không” hay “chích ngừa viêm gan b có bị lây không” là thắc mắc của khá nhiều người. Tại nhiều diễn đàn làm cha mẹ, không hiếm những câu hỏi đặt ra về việc tiêm vacxin viêm gan b có bị lây nữa không.
Trên thực tế, tiêm phòng không đảm bảo 100% không mắc bệnh mà chỉ hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. Tiêm phòng đủ mũi và đúng lịch, hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B có thể đạt khoảng 90-97%. Hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài 15-20 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc cơ thể mỗi người.
Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không là thắc mắc của nhiều người
Tư vấn từ chuyên gia: Tiêm vacxin viêm gan B rồi có bị lây không?
Theo các bác sĩ, tiêm phòng viêm gan b rồi có bị lây không còn phụ thuộc vào lượng kháng thể phòng bệnh trong cơ thể bạn và việc bạn tuân thủ đúng lịch tiêm. Nếu bạn đã được tiêm vắc xin viêm gan B từ bé, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và các mũi tiêm tiếp theo cũng được thực hiện đúng lịch, đúng liều thì có thể không cần tiêm lại.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác (ví dụ tiêm sau sinh từ 7 ngày trở lên, người có miễn dịch kém dù đã tiêm nhưng không tạo được kháng thể), bạn cần xét nghiệm xem cơ thể có nhiễm virus viêm gan B không:
- Nếu chưa nhiễm virus viêm gan B: cần kiểm tra tiếp xem mình đã tiêm bao nhiêu mũi. Nếu đã tiêm đủ 3 mũi thì không cần phải tiêm lại. Nếu chưa đủ, bạn phải tiêm bổ sung.
- Nếu đã nhiễm virus viêm gan B: cần đến cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, điều trị.
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm chỉ số Anti Hbs nhằm xác định chính xác nồng độ Anti-HBs trong máu. Khi nồng độ Anti-HBs >10 mUI/ml được coi là có kháng thể phòng bệnh. Còn để phòng được lây nhiễm thì định lượng kháng thể phải đạt 100 IU/l trở lên. Kháng thể được xem là bền vững với virus viêm gan B nằm ở ngưỡng C =1.000 IU/l.
Một số nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả của vắc xin viêm gan B
- Không tuân thủ phác đồ tiêm chủng về số mũi và lịch tiêm
- Người suy giảm miễn dịch, người đã mắc virus viêm gan siêu vi B cấp hay mãn tính
- Quy trình tiêm chủng không đảm bảo chặt chẽ, cơ sở tiêm chủng không đạt tiêu chuẩn
- Vắc xin quá hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách làm giảm chất lượng
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Bên cạnh việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch, để phòng tránh viêm gan B người dân cần:
- Quan hệ tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ.
- Sử dụng riêng các dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải, khăn mặt, dao cạo…
- Không dùng chung bơm kim tiêm.
- Tránh tiếp xúc với máu của người khác khi không có dụng cụ bảo vệ.
- Không tiêm, xỏ khuyên, xăm mình, làm móng ở những nơi không đảm bảo an toàn y tế.
Tiêm phòng viêm gan B ở đâu tốt tại Hà Nội?
Tại Hà Nội, khách hàng có nhu cầu chủng ngừa có thể lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng Vắc xin Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp đầy đủ vắc xin viêm gan B dành cho người lớn và trẻ em. Vắc xin tại trung tâm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bảo quản kỹ lưỡng. Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm. Sau tiêm quý khách được theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “tiêm vắc xin viêm gan B có bị lây không” của nhiều độc giả. Để được tư vấn hoặc đặt lịch tiêm chủng, quý khách vui lòng liên hệ hotline 19001806.