Tiểu đường biến chứng nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh

Nguyễn Thị Vân Anh

30-06-2022

goole news
16

Tiểu đường là bệnh lý khiến nhiều người lo lắng do hiện chưa có thuốc đặc trị. Tiểu đường biến chứng đặc biệt nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mắc. Tham khảo bài viết sau đây để nắm bắt các thông tin cần thiết về vấn đề này.

Chuyên gia giải đáp tiểu đường biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt về đề kháng với insulin hoặc tiết insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn về chuyển hóa đạm, đường, mỡ, chất khoáng. 

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là do lượng glucose trong máu hạ thấp, khiến gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose nhằm cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu sẽ vận chuyển glucose đến các mô giúp hấp thụ glucose để cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào. 

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường là do lượng glucose trong máuNguyên nhân dẫn đến tiểu đường là do lượng glucose trong máu

Tuy nhiên, trường hợp các tế bào không hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà cần đến sự hỗ trợ của insulin khiến glucose được hấp thụ vào cơ thể và giảm nồng độ glucose trong máu. Lâu dần sẽ khiến đường huyết giảm, đồng thời khi đó tuyến tụy sẽ giảm sản xuất insulin.

Khi quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào tế bào cung cấp năng lượng cho cơ thể. Kết quả là lượng đường vẫn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này tích lũy kéo dài qua thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng cho phép.  

Có 2 loại tiểu đường thường gặp, đó là: 

  • Tiểu đường type 1.
  • Tiểu đường type 2.

Tiểu đường biến chứng và mối nguy hiểm người bệnh gặp phải

Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường bao gồm: 

  • Mạch máu: Việc tăng glucose máu kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu, gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hẹp các động mạch tứ chi, tổn thương thành mạch, thậm chí tắc mạch gây hoạt tử các chi. Tổn thương ở mạch máu nhỏ sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng như võng mạc mắt, thận, thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây suy thận mãn dẫn đến nguy cơ phải ghép thận hay chạy thận nhân tạo, giảm thị lực, dị cảm ở chi dưới…

Việc glucose tăng kéo dài có thể làm tổn thương mạch máuViệc glucose tăng kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu

  • Hô hấp: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm phế quản và viêm phổi do bị bội nhiễm vi khuẩn.
  • Tiêu hóa: Người bệnh có thể rối loạn chức năng gan, viêm quanh nướu răng, viêm loét dạ dày và tiêu chảy.
  • Da: Bệnh nhân có thể thấy hay bị mụn nhọt, ngứa ngoài da, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng, xuất hiện u màu vàng gây ngứa ở bàn tay, bàn chân, mông,...
  • Bệnh Alzheimer: Bệnh nhân tiểu đường type 2 có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

Một số biến chứng thai phụ có thể gặp khi bị tiểu đường thai kỳ

Sản phụ khi mắc bệnh tiểu đường có thể bị tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp thường xuyên, dư protein trong nước tiểu, sưng phù ở chân. Thêm vào đó, sản phụ có nguy cơ tái bệnh vào lần mang thai kế tiếp và tiến triển thành bệnh tiểu đường khi về già.

Thai nhi có nguy cơ phát triển nhanh hơn so với độ tuổi thai, đồng thời có nguy cơ bị tiểu đường type 2 về sau. Nếu mẹ bầu không được điều trị đúng cách trong suốt thời gian mang thai, thai nhi sẽ có nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh.

Cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh

Không thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường type 1, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tiến triển sang type 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, kế hoạch tập luyện  hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng phòng tránh tiểu đường biến chứng

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp kiểm soát bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng tiểu đường: Dảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết, không hạ đường huyết sau bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và cân nặng hợp lý.

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh tiểu đường Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh tiểu đường 

Cân bằng tỷ lệ protein, carbohydrate và chất béo, bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo và chất béo như rau củ, các loại hạt, trái cây,... Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp.

Vận động thể chất

Việc vận động (tập thể dục) không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức độ ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch… Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 4-5 lần mỗi tuần với thời gian tập 30 phút, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn bài tập phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cùng với hệ thống máy móc hiện đạiBệnh viện Đa khoa Phương Đông cùng với hệ thống máy móc hiện đại

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao, hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cam kết mang lại dịch vụ khám chữa, chẩn đoán chính xác, nhanh chóng và điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

Tiểu đường biến chứng có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, do đó, cần phát hiện sớm để có thể can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ đầu. Để đặt lịch thăm khám tại BVĐK Phương Đông, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
946

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Tiểu đường

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám