Hầu hết, những người bị bệnh tiểu đường rất lo lắng về sức khỏe của bản thân do đây hiện là bệnh lý chưa có thuốc đặc trị. Để trả lời câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền không?” Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp qua bài viết sau.
Hầu hết, những người bị bệnh tiểu đường rất lo lắng về sức khỏe của bản thân do đây hiện là bệnh lý chưa có thuốc đặc trị. Để trả lời câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền không?” Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp qua bài viết sau.
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa Glucose do thiếu hụt hormone Insulin (tiểu đường type 1) hoặc suy giảm chức năng của hormone Insulin (tiểu đường type 2).
Nguyên nhân của các nhóm bệnh tiểu đường là do Glucose. Đây là một chất cần thiết cho cơ thể có trong các thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bảo và được dự trữ trong gan tạo thành glycogen.
Khi biếng ăn, lượng glucose trong máu hạ thấp, khiến ga sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu. Nhờ đó, máu sẽ vận chuyển glucose đến các mô giúp hấp thụ để cung cấp năng lượng cho tế bào. Tuy nhiên, trong trường hợp các tế bào không hấp thụ glucose trực tiếp mà cần đến sự hỗ trợ của hormone sản xuất bởi tuyến tụy (insulin) sẽ khiến glucose được hấp thụ và tế bào, giảm nồng độ glucose có trong máu. Lâu dần sẽ khiến đường huyết giảm đồng thời khi đó tuyến tụy cung giảm sản xuất insulin.
Nguyên nhân gây mắc bệnh tiểu đường là do Glucose
Khi quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, kết quả là lượng đường vẫn còn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này kéo dài sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Bác sĩ chuyên khoa tại BVĐK Phương Đông giải đáp cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền không?” cho biết, bệnh tiểu đường có thể di truyền. Một số trường hợp khi trong gia đình tiền sử bị bệnh tiểu đường, thì bạn có nguy cơ cao sẽ nhiễm bệnh này, nguy cơ con mắc đái tháo đường type 1 lên đến 10% (nếu bố bị bệnh) và 4% (nếu mẹ bị bệnh). Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường cũng chịu ảnh hưởng bởi lối sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là chế độ sinh hoạt cùng nhau, khiến nhiều người lầm tưởng tiểu đường lây qua đường ăn uống.
Bệnh tiểu đường là biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất đường, chất béo, từ đó suy giảm các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Bệnh tiểu đường có di truyền không còn dựa vào 2 nhóm yếu tố gồm:
Thực tế cho thấy có nhiều cặp song sinh cùng trứng có cùng bộ gen nhưng chỉ có một người mắc bệnh tiểu đường, người còn lại không mắc. Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường di truyền được thống kê như sau:
Nếu đứa trẻ có bố mắc bệnh tiểu đường type 1 thì tỉ lệ nhiễm bệnh do di truyền từ bố là 1/17. Đối với đứa trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1, sinh con trước 25 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh di truyền do mẹ là 1/25, sau 25 tuổi sẽ là 1/100.
Người mắc tiểu đường type 1 có nguy cơ cao mắc hội chứng tự miễn tuyến nội tiết type 2, bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận hoạt động kém,...Nếu bố mẹ mắc các bệnh lý, hội chứng trên và bệnh tiểu đường type 1 thì nguy cơ trẻ mắc bệnh cao, cụ thể 1/2.
Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường di truyền type 1 do bố là 1/17
Tiểu đường type 2 là bệnh di truyền theo hệ gia đình, một phần là di truyền gen, một phần là do trẻ được chăm sóc với thói quan tập luyện, ăn uống không hợp lý từ bố mẹ, Theo số liệu thống kê của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, nguy cơ trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 là:
Bên cạnh đó, yếu tố vận động và dinh dưỡng cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc một đứa trẻ có mắc bệnh tiểu đường type 2 không. Có một số đột biến gen gắn liền với căn bệnh này, tuy nhiên, không có gen nào độc lập gây bệnh. Cần hiểu rằng yếu tố môi trường và gen tương tác làm kích hoạt và khiến bạn mắc bệnh.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra biện pháp phòng tránh tối ưu, đặc biệt với tiểu đường type 1. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ tiểu đường tiến triển nhanh bằng việc thay đổi kế hoạch tập luyện và ăn uống một cách lành mạnh, khoa học hơn:
Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường như cá béo, trứng, các loại hạt,...
Chế độ luyện tập thể dục, thể thao cho người mắc tiểu đường:
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh có thể kiểm soát lượng Glucose bằng các sản phẩm bổ trợ theo lời khuyên của bác sĩ. Biện pháp này sẽ góp phần ổn định chỉ số đường huyết cũng như ngăn chặn phát triển và nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Hy vong qua bài viết mà BVĐK Phương Đông tổng hợp trên đây, bạn đã biết được câu trả lời tiểu đường có di truyền không? Hãy chủ động phòng ngừa bệnh lý ngay hôm nay. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 1806, Phương Đông sẵn sàng giải đáp tất cả thắc mắc của bạn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.