[Góc giải đáp]: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Dương Minh Ngọc

29-06-2022

goole news
16

Chỉ số đường huyết là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không và tình trạng bệnh thế nào Vậy chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết hay còn gọi là glucose trong máu được ví như nhiên liệu nạp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não và hệ thần kinh. Chỉ số đường huyết (viết tắt GI - glycemic index) được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dL, là giá trị thể hiện nồng độ glucose trong máu. Giá trị này liên tục thay đổi và liên quan đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Nếu nồng độ glucose trong máu cao liên tục trong thời gian dài thì nguy cơ cao sẽ bị tiểu đường và gây ra các biến chứng cho các cơ quan khác trên cơ thể. 

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ đường trong máu của người bệnh tại thời điểm lấy mẫu khảo sát là bình thường hay có dấu hiệu tiền tiểu đường và bị tiểu đường. Vậy chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi kiểm tra nồng độ glucose trong máu.

Chỉ số đường huyết là căn cứ đánh giá bệnh tiểu đườngChỉ số đường huyết là căn cứ đánh giá bệnh tiểu đường

Chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Dựa trên thời gian đo, chỉ số đường huyết được chia thành: Đường huyết khi đo Hb1Ac, chỉ số đường huyết lúc đói, đường huyết bất kỳ, đường huyết sau ăn (sau 1 giờ, sau 2 giờ). Người khỏe mạnh bình thường sẽ có chỉ số như sau:

  • Đường huyết đo Hb1Ac: Dưới 6,5%, tương đương dưới 48 mmol/l.
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: Khoảng 3.9 - 5.0 mmol/l, tương đương 70 mg/dL - < 100mg/dL. Chỉ số này được đo vào buổi sáng, khi người đo đã nhịn ăn trên 8 giờ.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: Dưới 7.8 mmol/l, tương đương dưới 140 mg/dL, đo sau bữa ăn 1-2 giờ.
  • Chỉ số đường huyết bất kỳ: ví dụ đo trước khi đi ngủ, chỉ số được coi là bình thường sẽ trong khoảng 6.0 - 8.3 mmol/l, tương đương 110 - 150 mg/dL.

Khi đo HbA1c đường huyết ở mức dưới 6,5% là bình thườngKhi đo HbA1c đường huyết ở mức dưới 6,5% là bình thường

Theo phân loại trên, tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời gian đo. Nếu người bệnh đo lúc đói, chỉ số tiểu đường ở mức 7,2 mmol/l thì hơi cao so với tiêu chuẩn cho phép (không quá 5.0 mmol/l), hoặc trong trường hợp người bệnh đo trước khi đi ngủ hay sau ăn 1-2 thì chỉ số 7.2 mmol/l vẫn ở mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt từ thời điểm đo được chỉ số đường huyết 7.2 mmol/l để đưa GI về mức tiền tiểu đường (5.6 - 6.9 mmol/l) và dần dần về mức an toàn ( dưới 5,6 mmol/l).

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không” là không quá nguy hiểm. Nhưng nếu chỉ số đường huyết của người bệnh thường xuyên ở mức trên 7 mmol/l khi đói thì sẽ nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ bị tiền tiểu đường. Đường huyết cao liên tục sẽ làm giảm chức năng ở nhiều bộ phận khác như hệ thần kinh, mạch máu, não bộ,... Cho nên, khi người bệnh đo được đường huyết 7.2 được coi là thời điểm vàng để điều trị tiểu đường, tình trạng đường huyết cao sẽ giảm tốt, có thể về mức bình thường và quan trọng là ít nguy cơ để lại biến chứng.

Cách để kiểm soát chỉ số tiểu đường ở mức an toàn

Người bệnh hoàn toàn có khả năng tự kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Dưới đây là những cách cho mọi người tham khảo và áp dụng để không còn lo lắng với câu hỏi tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, đặc biệt là quá trình điều trị bệnh đái tháo đường đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Lượng đường huyết trong cơ thể người bị tiểu đường tăng cao dẫn đến quá trình đào thải nước tiểu cũng tăng. Đồng thời lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài cũng nhiều hơn nên cơ thể người bệnh dễ mất nước. Mất nước có thể có thể dẫn đến một số tình trạng như: Tăng nồng độ chất hoà tan, cô đặc máu, hôn mê và nhiễm toan ceton. Người bệnh tiểu đường cần uống nhiều hơn 1,5 - 2 lít nước để bù lại lượng nước đã mất đi. Cơ thể được bù nước giúp tăng lưu lượng máu, ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng do tiểu đường gây ra.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ làm nhanh no, chậm quá trình hấp thu các chất đường bột trong ruột giúp đường huyết người bị tiểu đường được ổn định hơn. Hiệp hội đái tháo đường thế giới khuyến cáo, những người bị tiểu đường nên bổ sung tối thiểu 25g chất xơ mỗi ngày để giúp insulin làm thức ăn chậm xuống ruột và không tăng đường huyết sau. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Các loại rau lá màu xanh, trái cây có vỏ, củ quả, gạo lứt, các loại đậu,...

Chế độ ăn cân đối giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát chỉ số đường huyếtChế độ ăn cân đối giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát chỉ số đường huyết

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Nhiều bệnh nhân tăng chỉ số đường huyết sau ăn, vì thế chế độ ăn giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như kiểm soát tiểu đường. Người bị đái tháo đường nên chú ý: Lượng tinh bột chiếm 50 - 60% nhu cầu cơ thể, thay thế chất bột đường (gạo trắng, bánh mì, bột mì, xôi,...) sang chất các thực phẩm như gạo lứt, ngũ cốc thô, các loại hạt, khoai tây,...; Chia nhỏ các bữa ăn với lượng calo phân bổ hợp lý giữa các bữa, ăn đúng giờ, đều đặn, không bỏ bữa, người bệnh nên chia thành 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ; Có nghiên cứu cho rằng, mỗi ngày người bệnh tiểu đường type 2 uống 1 ly rượu vang đỏ khoảng 150ml có thể làm giảm nguy cơ biến chứng ở tim; Bổ sung vitamin bằng hoa quả chín, rau xanh; Hạn chế ăn các loại quả có độ ngọt quá cao như vải, nhãn, xoài, mít, sầu riêng,...; Tránh xa các đồ ăn, thức uống có đường hóa học như nước ngọt, bánh kẹo, trái cây đóng gói,...; Hạn chế đồ ăn đóng hộp, chất béo từ động vật.
  • Tập thể dụng thường xuyên: Nhờ vận động, rèn luyện thường xuyên giúp điều hòa đường huyết và gia tăng sức chịu đựng cho tim. Tập thể thao rất cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường vì các hoạt động này giúp cơ thể tiêu thụ đường trong máu tốt hơn và giảm lượng đường trong máu. Người bệnh nên những môn thể thao như đi bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội,... thời gian tập tối thiểu 30 phút/ngày.
  • Kiểm soát stress: Tâm lý căng thẳng có tác động lên lượng đường huyết, có thể có xu hướng tăng tiết hormone đối kháng làm suy giảm sự nhạy bén của insulin khiến đường huyết tăng cao. Khi người bệnh stress thường dẫn đến những thói quen có hại khác như hút thuốc, uống đồ có cồn, dùng đồ ăn nhanh, ngại vận động khiến đường huyết khó về mức an toàn. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần có lối sống lạc quan, thư giãn, cân bằng tâm lý và cảm xúc tốt hơn.
  • Theo dõi sát sao chỉ số đường huyết ở nhà: Thông qua kết quả tự đo đường huyết tại nhà, người bệnh tự điều chỉnh, cân bằng chế độ ăn uống và vận động để đường huyết về mức an toàn. Bên cạnh đó, số liệu này cũng giúp ích khi người bệnh đi khám tại cơ sở y tế, bác sĩ có cơ sở để chỉ định thuốc và phương pháp điều trị cho hợp lý.

Tự kiểm tra đường huyết ở nhà là điều rất cần thiết để kiểm soát tiểu đườngTự kiểm tra đường huyết ở nhà là điều rất cần thiết để kiểm soát tiểu đường

Qua những thông tin khoa học trên bài, mong rằng bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi "tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không". Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Phương Đông với đội ngũ bác sĩ nội tiết giàu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng khang trang, hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại sẽ giúp tư vấn, chẩn đoán và điều trị cho người bị tiểu đường đạt hiệu quả cao nhất. Nếu Quý khách cần được hỗ trợ và tư vấn thêm về bệnh tiểu đường hoặc dịch vụ tại Phương Đông, vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

16,978

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Tiểu đường

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám