Giải đáp thắc mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Nguyễn Thị Vân Anh

13-07-2022

goole news
16

Tiểu đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho mạch máu, thân kinh, tim, mắt, thận,... Tính đến thời điểm hiện tại, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, cùng Phương Đông tìm hiểu và giải đáp thắc mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose do rối loạn hormone hoặc thiếu hụt chuyển hóa insulin. Glucose không được chuyển hóa tích tụ lâu trong máu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như protein, carbohydrate, thần kinh, gây tổn thương tim và mạch máu,... 

Đái tháo đường type 2 chiếm đến 90% các ca bệnh tiểu đường Đái tháo đường type 2 chiếm đến 90% các ca bệnh tiểu đường 

Tiểu đường chia thành 2 nhóm chính: 

  • Tiểu đường type 1.
  • Tiểu đường type 2.

Đối với tiểu đường type 2 là do đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể sử dụng insulin không đúng cách khiến đường huyết tăng cao. Tuyến tụy vì thế cần tiết insulin để bù thiếu hụt giữ cho mức đường huyết bình thường. Thế nhưng theo thời gian hoạt động, tuyến tụy không tiết đủ insulin đáp ứng yêu cầu của cơ thể khiến đường huyết tăng cao và gây bệnh.

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Có tới 90% trường hợp bệnh nhân đái tháo đường thuộc nhóm bệnh type 2. Tình trạng glucose trong máu cao kéo dài gây tổn thương nhiều cơ quan, gây nên nhiều rối loạn chuyển hóa khác kèm theo. Cụ thể:

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính ở tiểu đường type 2 có thể gặp một số trường hợp như:

  • Hạ Glucose máu: Người ăn quá khắt khe, dùng thuốc hạ đường quá liều sẽ dẫn đến biến chứng này. Khi đó sẽ thấy lời nói, cử chỉ của người bệnh chậm chạp. Cơ thể lúc nào cũng ủ rũ, mệt mỏi, buồn ngủ…
  • Tăng Glucose máu quá cao: Bệnh nhân sẽ cảm thấy tiểu nhiều, khát nước, yếu cơ, chuột rút về đêm,... Nếu không được thăm khám, chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê.

Biến chứng mạn tính

Biến chứng tim mạch là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tử vong nếu không phát hiện và can thiệp sớm. Tăng đường huyết kéo dài gây ra nhiều bệnh lý về huyết áp, động mạch vành, cholesterol trong máu cao dẫn tới các biến chứng tim mạch.

  • Biến chứng thần kinh: Glucose trong máu làm tổn thương thần kinh toàn cơ thể những khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất là các chi và thần kinh ngoại vi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường gây tình trạng ngứa, đau, mất cảm giác, chấn thương nặng ở chân.
  • Biến chứng thận: Các mạch máu nhỏ ở thận bị tổn thương khi glucose tăng cao mạn tính gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận. Đặc biệt ở những người mắc bệnh thận trước đó thì nguy cơ suy thận tăng cao. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, việc duy trì huyết áp và glucose máu ổn định là rất quan trọng.

Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường 2 rất nguy hiểm cho mẹ và béPhụ nữ mang thai mắc đái tháo đường 2 rất nguy hiểm cho mẹ và bé

  • Biến chứng mắt: Hầu hết bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 đều dễ phát triển các bệnh lý về mắt giảm thị lực hoặc gây mù lòa. Do đó, nếu bệnh nhân thấy dấu hiệu giảm thị lực, mỏi nhanh chóng thì cần sớm kiểm tra và can thiệp. Giữ ổn định huyết áp và mức glucose máu là cách tốt nhất để ngăn biến chứng về mắt. 
  • Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của thai nhi. Nguy cơ có thể gặp phải như thai nhi quá cân, phơi nhiễm glucose cao, dễ mắc tiểu đường, trẻ sau sinh bị hạ đường huyết đột ngột, chấn thương,...

Chuyên gia giải đáp thắc mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Có rất nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không. Câu trả lời là có. Tiểu đường type 2 là một bệnh lý nguy hiểm bởi các biến chứng gây ra. Trước đây, khi y học chưa được  phát triển, đường huyết của người bệnh tiểu đường type 2 có thể tăng cao đột ngột và gây biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng người bệnh. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các ca tử vong ở người đái tháo đường là do các biến chứng mạn tính về tim, thận… Theo thống kê, 70% trường hợp tiểu đường tử vong xuất phát từ biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ,...

Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm khôngGiải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không

Hậu quả của biến chứng vẫn xuất hiện ngay cả khi đường huyết ổn định, để lý giải về nghịch lý này chuyên gia cho biết, giảm đường huyết chỉ đóng góp một phần vào việc trì hoãn biến chứng. Để phòng rủi ro này, người bệnh cần kiểm soát yếu tổ như mỡ máu, đường huyết, huyết áp,... Đặc biệt là bảo vệ mạch máu và các tế bào thần kinh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2

Điều tối quan trọng với người tiểu đường là duy trì cân nặng hợp lý và cắt giảm lượng tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn. Bệnh nhân cần lên kế hoạch cho chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý:

  • Giảm tinh bột, đường, chất ngọt thay thế bằng chất đạm từ cá, thịt, trứng và hoa quả, rau xanh.
  • Lựa chọn ngũ cốc nguyên cám, gạo không xát có thể dùng chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ.
  • Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến tình trạng tiểu đường
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật, giàu mỡ động vật.
  • Tăng cường khẩu phần ăn hoa quả, rau trong các bữa ăn.
  • Hạn chế nước ngọt có gas, ăn mặn, bánh kéo.
  • Hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,...
  • Chế độ tập luyện thể dục, thể thao hợp lý.

Số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở Việt Nam không ngừng tăng lên do lối sống đô thị hóa và người dân đón nhận thông tin còn hạn chế. Hi vọng qua bài viết về tiểu đường type 2 có nguy hiểm không sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh và biến chứng của bệnh. Nếu cần tư vấn thêm, Quý khách vui lòng liên hệ với BVĐK Phương Đông để được hỗ trợ qua tổng đài 1900 1806

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,075

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Tiểu đường

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám