Các bệnh về gan là thuật ngữ chung dùng để chỉ các vấn đề về sức khỏe gan và chức năng gan. Những bệnh lý này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là từ thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Các bệnh về gan là thuật ngữ chung dùng để chỉ các vấn đề về sức khỏe gan và chức năng gan. Những bệnh lý này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là từ thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Gan là cơ quan nội tạng có khối lượng lớn và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Bởi nó đảm nhận trên 500 chức năng khác nhau.
Các bệnh về gan thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện triệu chứng trừ khi có những tổn thương trầm trọng. Đó là lý do tại sao rất khó có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu không được theo dõi, hỗ trợ cải thiện kịp thời, người bệnh sẽ bị suy giảm chức năng gan nặng không hồi phục và có thể tử vong.
Gan là cơ quan nội tạng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người
Phần lớn các bệnh về gan đều khởi phát từ những thói quen không tốt như sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm không an toàn và cả lối sống sinh hoạt không lành mạnh.
Viêm gan B, suy gan, ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ là các bệnh lý thường gặp ở gan mà bạn nên nắm rõ và sớm có biện pháp phòng tránh.
Gan nhiễm mỡ nằm trong Top đầu các bệnh về gan thường gặp. Đây là thuật ngữ dùng Y học dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ có trong gan rất thấp, thông thường chỉ chiếm từ 2 - 4% trọng lượng của gan. Tuy nhiên trong bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ lại chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan.
Chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nếu như nó có chứa quá nhiều mỡ. Một điều thú vị là gan có thể tự hồi phục được bằng cách tạo ra các tế bào mới để thay thế cho các tế bào cũ bị tổn thương. Tuy nhiên, trong trường hợp các tác nhân có hại, cụ thể là mỡ liên tục có mặt ở gan thì tổ chức xơ sẽ hình thành và dần dần gây nên bệnh xơ gan.
Cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ tốt nhất là thay đổi thói quen, ăn uống, vận động khoa học hơn
Hiện nay, bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Theo thống kê,có khoảng 10-20% dân số Mỹ mắc bệnh này mà không hề liên quan đến viêm gan hoặc các tổn thương nào khác ở gan. Đa phần các trường hợp bệnh gan nhiễm mỡ đều nằm trong độ tuổi từ 40 đến 60.
Điều đáng mừng là chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lý, lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, bệnh lý này thường không có triệu chứng và các tổn thương do nó gây ra có thể tự lành được.
Viêm gan B nằm trong top đầu các bệnh về gan thường gặp. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về gan nguy hiểm hơn là suy gan, xơ gan, ung thư gan. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong trường hợp khởi phát ở người lớn có sức khỏe tốt, viêm gan B vẫn có thể điều trị dễ dàng để loại bỏ virus viêm gan B. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn khi nhiễm virus viêm gan B lại không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân gây viêm gan B là do virus HBV-DNA. Đây là loại bệnh có khả năng truyền nhiễm thông qua đường máu, mẹ sang con, quan hệ tình dục hay dùng chung vật dụng cá nhân có dính máu với người bệnh.
Viêm gan B nằm trong top đầu các bệnh về gan thường gặp
Người mắc viêm gan B nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Hiện tại chỉ có một phương pháp duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh này đó là xét nghiệm máu. Trường hợp phát hiện muộn, bệnh viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì chỉ có thể dùng thuốc để kiểm soát hiệu quả virus viêm gan B trong cơ thể người bệnh.
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được xem là phương pháp phòng tránh bệnh tốt nhất. Tổ chức WHO khuyến cáo cần tiêm vacxin phòng tránh bệnh này mũi đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần.
Suy gan là hiện tượng chức năng gan bị suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng nghiêm trọng và khó phục hồi. Bệnh lý này khiến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng của nó đối với cơ thể con người.
Bệnh suy gan gồm 2 dạng đó là là suy gan cấp tính và suy gan mãn tính. Cụ thể:
Xơ gan là hiện tượng các mô tế bào khỏe được thay thế bằng mô sẹo, từ đó chức năng của gan bị giảm hoặc biến mất hoàn toàn. Các nguyên nhân chính gây ra căn bệnh kỳ bao gồm việc sử dụng các chất kích thích, nhất là rượu bia, do gan nhiễm mỡ và do loại virus viêm gan gây ra.
Hình ảnh gan khỏe mạnh và xơ hóa gan
Xơ gan ở giai đoạn đầu thường không biểu hiện bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Về sau tùy thuộc vào từng mức độ xơ gan mà người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng suy tế bào gan hay hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, phù, cổ trướng, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, suy giảm chức năng tình dục...Một số trường hợp nặng còn có những biến chứng nguy hiểm như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ/giãn tĩnh mạch thực quản, suy thận, hôn mê gan hoặc có các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa...
Hiện nay, các tổn thương trong xơ gan chưa có biện pháp điều trị triệt để nhưng hoàn toàn có thể ngăn cản và làm chậm quá trình phát triển của nó nếu được phát hiện sớm và điều trị một cách thích hợp.
Ung thư gan gồm ung thư gan bao gồm dạng nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:
Ung thư gan là bệnh về gan nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người
Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư gan. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh này phần lớn đều là những người bị viêm gan B mãn tính, xơ gan, di truyền, bị bệnh tiểu đường và béo phì.
Người bị bệnh ung thư gan giai đoạn đầu nhiễm bệnh thường không có biểu hiện gì. Thậm chí đến giai đoạn cuối, họ mới có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân. Điều đáng nói đa số người dân vẫn còn chủ quan khi gặp các triệu chứng điển hình của bệnh này như đau sườn bụng, mệt mỏi, giảm cân, chán ăn... vì chỉ nghĩ đó là các bệnh bình thường và không đi khám. Hậu quả của tình trạng này là không có biện pháp đối phó kịp thời để ngăn chặn tế bào ung thư, làm bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, không thể chữa trị.
Các bệnh về gan và triệu chứng thường gặp là gì? Những dấu hiệu bệnh gan đa phần thường không rõ ràng trong giai đoạn sớm hoặc không phải là triệu chứng đặc trưng của bệnh gan. Bởi vì các biểu hiện của bệnh về gan quá giống với các bệnh lý thông thường khác và rát dễ khiến người bệnh chủ quan, bỏ qua.
Bạn cũng cần đặc biệt lưu ý đến một số biểu hiện như: rối loạn giấc ngủ, chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu,... Việc xuất hiện hàng loạt các triệu chứng này cùng lúc chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề về gan.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này, trong đó có cả các bệnh lý về gan.
Rối loạn giấc ngủ rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh về gan
Nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ vào năm 2016 các rối loạn giấc ngủ thường gặp có liên quan đến triệu chứng bệnh về gan có thể bao gồm: Khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm, khó ngủ lại sau khi bị tỉnh, thường xuyên ngủ muộn, thức dậy muộn, rối loạn nhịp sinh học với biểu hiện buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhiều hơn ban đêm. Ngoài ra, thời gian ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề bất thường phát sinh tại gan.
Để biết chính xác rối loạn giấc ngủ có phải là những dấu hiệu bệnh gan hay không, bạn cần liên hệ thêm với các triệu chứng bệnh về gan khác. Tuy nhiên, dù khởi phát do bất cứ lý do gì thì rối loạn giấc ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống của bạn.
Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa. Mỗi ngày nó có thể sản xuất khoảng 1 lít dịch mật và dự trữ trong túi mật. Trong suốt quá trình tiêu hóa, mật sẽ được tiết vào ruột liên tục để tiêu hóa thức ăn. Những dưỡng chất thu được sẽ được gan chuyển hóa thêm một lần nữa trước khi đi nuôi dưỡng cơ thể.
Như vậy có thể thấy, khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa chắc chắn sẽ không được đảm bảo. Hậu quả của tình trạng này là dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, thậm chí một số người còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Do đó, những dấu hiệu trên cũng có thể được xem là biểu hiện suy gan mà bạn cần lưu ý.
Ngoài ra, triệu chứng đầy bụng khó tiêu cũng có thể đến từ thói quen ăn uống kém lành mạnh như ăn nhiều món chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có gas… Việc nắm rõ nguyên nhân gây nên các triệu chứng bất thường trên sẽ giúp việc khắc phục bệnh hiệu quả hơn. Do đó tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
Mệt mỏi uể oải cũng có thể là triệu chứng bệnh về gan. Theo các chuyên gia, bác sĩ, gan suy yếu thì khả năng lọc, chuyển hóa các chất độc hại của nó cũng kém đi, từ đó khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn. Đa số người mắc bệnh gan đều thường cảm thấy thiếu năng lượng, khả năng vận động bị giảm sút.
Nếu cơ thể thường xuyên mệt mỏi kèm các triệu chứng nghi ngờ bệnh gan khác, bạn nên thăm khám bác sĩ
Trên thực tế, gần như 100% người bệnh không thể tự phân biệt được tình trạng mệt mỏi thông thường với triệu chứng mệt mỏi do chức năng gan suy yếu. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia ở Anh đã nghiên cứu ra phương pháp “Fatigue Impact Scale” giúp đo lường các tác động của bệnh gan đến sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần của người bệnh. Nhờ kết quả này mà các họ đưa ra được đánh giá khách quan về khả năng hồi phục của người mắc bệnh gan trong quá trình điều trị.
Để đối phó với triệu chứng mệt mỏi do bệnh gan gây ra, người bệnh luôn được bác sĩ chuyên khoa khuyên nên giảm các áp lực công việc. Đồng thời cũng cần lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn và sống tích cực hơn.
Gan bị tổn thương khiến quá trình chuyển hóa Bilirubin tại gan suy giảm nghiêm trọng khiến chúng bị đào thải một phần ra bên ngoài qua đường nước tiểu. Đây là tên gọi của sắc tố mật mang sắc vàng. Bởi vậy, người bị bệnh viêm gan do virus, xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia… đều có triệu chứng lâm sàng là nước tiểu có màu vàng sẫm. Thậm chí, những trường hợp bệnh nặng nước tiểu còn có thể có màu nâu đen.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, nước tiểu sẫm màu cũng có thể do nguyên nhân khác, chẳng hạn như viêm nhiễm đường tiết niệu, thiếu máu, tắc nghẽn ống mật.... Ngoài ra, việc dùng thuốc, thực phẩm hằng ngày, cơ thể thiếu nước cũng là yếu tố dẫn đến hiện tượng này.
Khi đi tiểu ra nước tiểu sẫm màu kéo dài nhiều ngày liên tục dù cơ thể đã được bù đủ lượng nước, thay đổi nguồn thực phẩm phù hợp và không sử dụng thuốc thì bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Nhất là khi triệu chứng này đi kèm các dấu hiệu: sốt, vàng da, tiêu chảy, ngứa da, đau bụng, đau cơ, kém ăn, buồn nôn và nước tiểu kèm theo máu.
Cũng giống như triệu chứng nước tiểu màu vàng, khi tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin, loại sắc tố vàng này bị đào thải và ứ đọng một phần trong máu. Từ đó dẫn đến triệu chứng vàng da ở người trưởng thành. Ngoài ra, nồng độ bilirubin trong máu tăng cao còn do các tế bào gan do một nguyên nhân nào đó mà bị hủy hoại hoặc giảm số lượng.
Vàng da là triệu chứng điển hình của các bệnh về gan thường gặp
Vàng da là dấu hiệu bệnh gan đặc trưng nhất. Tuy nhiên triệu chứng này thường không xuất hiện ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Chỉ khi bệnh gan chuyển sang giai đoạn nặng mới hiện tượng vàng da mới trở nên rõ rệt.
Triệu chứng vàng da thường xuyên xuất hiện ở các bệnh lý gan như: viêm gan do virus, xơ gan. Đặc biệt khi triệu chứng này đi kèm theo hiện tượng vàng kết mạc, người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ ung thư gan.
Hầu hết các trường hợp vàng da ở người lớn đều có liên quan đến những vấn đề bất thường về gan, mật và thường đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Do đó nếu bạn phát hiện cơ thể có dấu hiệu này kèm một số triệu chứng ngứa da, sưng phù, đi phân bạc màu… thì hãy đến cơ sở y tế lớn để làm các xét nghiệm máu về sắc tố mật, men gan để xác định nguyên nhân.
Gan có nhiệm vụ chính là đào thải độc tố ra ngoài cơ thể con người. Bởi vậy khi chức năng gan suy yếu, khả năng đào thải chất độc của nó cũng kém đi. Đây chính là nguyên nhân tại sao những người bị gan thường có triệu chứng ngứa da. Đặc biệt, thói quen chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý trong thời gian dài của người bệnh cũng dẫn đến tích tụ độc tố gây ngứa da.
Ngứa da do bệnh gan có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vùng da khác nhau, tuy nhiên thường tập trung nhiều nhất ở gang bàn tay và bàn chân. Khi thời tiết nóng, tình trạng này còn kèm theo hiện tượng nổi mề đay, sần, hoặc lan đỏ trên diện rộng. Vào ban đêm tình trạng cảm giác ngứa có thể dữ dội hơn ban ngày. Thông thường các dấu hiệu ngứa do bệnh lý về gan sẽ không thuyên giảm dù người bệnh có dùng các thuốc kháng dị ứng.
Bạn cần lưu ý, một số trường hợp ngứa da cũng có thể khởi phát do dị ứng, bệnh ngoài da, viêm da, côn trùng cắn, tiếp xúc hóa chất… người bệnh có thể đến chuyên khoa da liễu thăm khám trước để loại trừ. Để xác định ngứa da có phải chính xác là dấu hiệu của bệnh gan hay không, bạn cần làm một số xét nghiệm về chỉ số chức năng gan, kiểm tra nồng độ bilirubin và muối mật…
Đau bụng, nhất là đau tại hạ sườn chính là triệu chứng thường gặp ở các bệnh về gan. Khi chức năng gan trở nên kém, khả năng tiết mật của nó cũng bị hạn chế. Mật quá sản sinh ít dẫn đến khả năng tiêu hóa của cơ thể giảm, từ đó khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ tại vùng bụng. Khi bệnh gan tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, cơn đau này sẽ trở nên dữ dội hơn rất nhiều.
Đau bụng, nhất là đau tại hạ sườn chính là triệu chứng thường gặp ở các bệnh về gan
Nếu các cơn đau bụng thường xuyên xuất hiện và kéo dài liên tục nhiều ngày, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế tin cậy để thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Bởi triệu chứng này ngoài việc là dấu hiệu bệnh gan cũng còn có thể là biểu hiện của đau ruột thừa, sỏi mật, viêm túi mật, sỏi thận...
Khi gan bị tổn thương, hoạt động kém đi và không thể loại bỏ hết chất độc trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trước khi chúng đổ vào máu. Các độc tố đó, nhất là amoniac có thể tấn công vào hệ thống thần kinh và gây ra các thay đổi về hành vi và trạng thái tinh thần. Tình trạng này được gọi là chứng não gan hay hôn mê gan.
Các dấu hiệu nhận biết chứng não gan do các bệnh về gan gây ra bao gồm: Dễ xúc động, gặp phải khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, tâm trạng thất thường, dễ mất tập trung và tư duy, lơ mơ, trí nhớ kém, mất trí, mất phương hướng, ngất lịm, hôn mê sâu…Các triệu chứng trên sẽ trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn theo từng mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu trên, nhất là khi đã có tiền sử bệnh gan thì bạn cần đến ngay đến cơ sở y tế uy tín để khám và khắc phục kịp thời. Việc chậm trễ trong quá trình điều trị bệnh đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Men gan hay còn gọi enzym gan sẽ phản ánh mức độ tổn thương gan cũng như dự báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gan. Ba loại chỉ số men gan thường được bác sĩ xét nghiệm là: Alanine aminotransferase (ALT), Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) và Aspartate aminotransferase (AST).
Chỉ số men gan bất thường sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu
Chỉ số men gan bất thường sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chủ động làm xét nghiệm men gan nếu như bản thân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, rượu bia và lạm dụng thuốc.
Chú ý, các chỉ số men gan bất thường không thể khẳng định chắc chắn được vấn đề về gan cụ thể. Tuy nhiên, nó lại được xem là một thước đo dấu hiệu bệnh gan bước đầu, từ đó đánh giá nguy cơ hoại tử của tế bào gan. Dựa vào đó, bác sĩ chuyên khoa cần làm thêm một số chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm liên quan để có thể tìm nguyên nhân chính xác của tình trạng men gan cao.
Sưng phù, trướng bụng là chính là những dấu hiệu bệnh gan ở giai đoạn cuối, cụ thể là bệnh xơ gan mất bù và ung thư gan. Lúc này gan đã không còn khả năng lọc thải độc tố, sẹo gan lớn quá mức kiểm soát và gan bị xơ hóa nghiêm trọng. Bụng của người bệnh to lên do dịch nước ứ đọng, chân phù nề khi ấn vào để lại lõm sâu. Ngoài ra, các triệu chứng như bầm da do vỡ mạch máu, sức khỏe suy kiệt, dễ đi vào hôn mê,...cũng có thể xuất hiện.
Việc điều trị bệnh về gan ở giai đoạn này này chủ yếu nhằm mục đích hạn chế các biến chứng nguy hiểm đồng thời ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn, từ đó kéo dài sự sống tối đa cho người bệnh. Một số biện pháp như chọc dịch cổ trướng, hấp thu dịch, ghép gan… cũng có thể được bác sĩ cân nhắc áp dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các tác nhân gây tổn hại tới gan thường bao gồm:
Rượu bia chính là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan
Các bệnh về gan được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân là do hầu hết các trường hợp bệnh đều không có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn đầu. Triệu chứng chỉ rõ ràng khi bệnh về gan đã chuyển sang giai đoạn nặng, khó điều trị. Vì vậy, tầm soát bệnh gan, kiểm tra sức khỏe theo định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
Ngoài ra, để bảo vệ và tăng cường sức khỏe của gan, bạn cũng nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
Vừa rồi là các bệnh về gan và triệu chứng của bệnh mà bạn nên nắm rõ. Đây là nhóm bệnh nguy hiểm, nên mỗi chúng ta cần chú ý phòng ngừa sớm nhất có thể. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý này, bạn có thể liên hệ 19001806 để được tư vấn chi tiết!
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.