Bệnh đậu mùa khỉ, căn bệnh vừa được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, đang gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp, cung cấp những thông tin cơ bản nhất liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ – căn bệnh nguy hiểm đang bùng phát.
Đậu mùa khỉ là gì, lây nhiễm qua đường nào?
Đậu mùa khỉ là căn bệnh do virus có họ hàng với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sau khi xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 6-13 ngày hoặc dài hơn từ 5-21 ngày.
Bệnh có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da của người mắc bệnh hoặc động vật mắc bệnh. Bên cạnh đó, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh hoặc tiếp xúc với các tổn thương trên da cũng là con đường lây nhiễm đậu mùa khỉ.
Căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi, lây nhiễm qua đường tình dục.
Triệu chứng điển hình bệnh đậu mùa khỉ
Quá trình nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được chia làm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu là virus xâm nhập với các triệu chứng đặc trưng như sốt, nổi hạch, nhức đầu dữ dội, nổi hạch, đau lưng, mệt mỏi.
Giai đoạn tiếp theo là phát ban trên da, thường biểu hiện trong 1-3 ngày từ khi người bệnh sốt. Phát ban thường tập trung nhiều ở mặt, tay chân. Phát ban tiến triển từ việc rát da đến sẩn ngứa sau đó mụn nước và mụn mủ.
Một số triệu chứng để phân biệt bệnh đậu thông thường và bệnh đậu mùa khỉ: đậu mùa khỉ khiến các bạch huyết sưng lên. Khi người bệnh sốt, virus đậu mùa khỉ gây phát ban khó chịu. Các vết phát ban bắt đầu ở mặt sau đó lan sang các bộ phận khác.
Triệu chứng đậu mùa khỉ giống với bệnh đậu mùa như: các vết mụn nước và mụn mủ đóng vảy trên da
Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ
Để chẩn đoán chính xác đậu mùa khỉ, trước tiên cần chẩn đoán phân biệt lâm sàng với các bệnh phát ban khác như bệnh thuỷ đậu, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, bệnh giang mai, …
Đặc biệt, nếu có các yếu tố nguy cơ sau đây, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm:
- Tiếp xúc gần với những người mắc bệnh
- Đã đi du lịch, công tác tại các quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ
- Bị động vật nhiễm bệnh cắn hoặc cào
- Ăn thịt nấu chín một phần của động vật nhiễm bệnh
Quy trình thăm khám, chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ như sau:
Để thực hiện chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ, các bác sĩ sẽ thực hiện quy trình:
Các bác sĩ hỏi một số thông tin như có tiếp xúc với người mắc bệnh không; từng mắc bệnh chưa hay có đi qua các khu vực có ca bệnh không.
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm PCR mẫu chất lỏng hoặc các vết thương trên da để phát hiện virus gây bệnh trong cơ thể.
Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết để xác định chính xác có nhiễm bệnh hay không.
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ. Một số loại thuốc được cho là có thể hỗ trợ điều trị bệnh như: Thuốc kháng vi rút cidofovir, thuốc kháng vi rút mới tecovirimat, thuốc nghiên cứu brincidofovir (CMX001),… Đây đều là các loại thuốc có hoạt tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ.
Ở người bệnh từng tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa vẫn có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh nhẹ hơn và khả năng diễn tiến nặng, biến chứng nghiêm trọng thấp hơn.
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đang có xu hướng diễn biến phức tạp, do đó mỗi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, cụ thể như sau:
- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh (động vật bị bệnh, động vật chết ở những nơi xảy ra bệnh, động vật nghi ngờ mắc bệnh, …)
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các động vật có nguồn gốc xuất xứ và đã được kiểm định.
- Tránh tiếp xúc với các vật dụng của người của nguy cơ nhiễm bệnh.
- Cách ly người có triệu chứng, có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa.
Rửa tay thường xuyên, thực hiện ăn chín uống sôi để phòng ngừa bệnh
Quý khách hàng có nhu cầu nhận tư vấn về bệnh đậu mùa khỉ, vui lòng liên hệ hotline 19001806 hoặc đặt lịch tại đây!