Adrenaline

Adrenaline là một loại hormone rất quan trọng đối với cơ thể người. Có thể nói hầu hết các phản ứng xảy ra trong cơ thể sống đều có mặt của Adrenaline. Vậy nó tiết ra từ đâu, có nghiệm vụ gì và cơ chế hoạt động ra sao?

Tổng quan về Adrenaline

Adrenaline còn được biết đến với tên gọi khác là Epinephrine. Đây là một hormone do tuyến thượng thận sản xuất ra và giải phóng vào máu. Nó có vai trò tương tự như các chất trung gian hóa học đồng thời giúp truyền tải xung thần kinh cho nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Adrenaline là một hormone do tuyến thượng thận sản xuất ra và giải phóng vào máu
Adrenaline là một hormone do tuyến thượng thận sản xuất ra và giải phóng vào máu

Khác với Adrenaline nhân tạo, Adrenaline nội sinh được chính cơ thể con người tự sản xuất ra. Tuy nhiên cả hai loại Adrenaline này đều có cấu tạo và tác dụng hóa học tương tự nhau.

Ở người bình thường, tủy thượng thận bài tiết ra hormone  Adrenaline nội sinh với tốc độ 0,2 g/kg/phút. Nồng độ Adrenaline trong máu của một người Việt Nam trưởng thành trong độ tuổi 18 đến 22 tuổi là 170-520 pmol/l.

Vị trí của Adrenaline

Adrenaline được tiết ra từ tuyến thượng thận và giải phóng vào máu. Do đó, bạn có thể tìm thấy loại hormone này ở tuyến thượng thận và cả trong máu của cơ thể con người.

Hormone Adrenaline có thể tìm thấy trong máu bất cứ khi nào con người có cảm giác đặc biệt như phấn kích, lo lắng, kích động,...
Hormone Adrenaline có thể tìm thấy trong máu bất cứ khi nào con người có cảm giác đặc biệt như phấn kích, lo lắng, kích động,...

Chức năng của Adrenaline

Adrenalin là một hormon phát huy tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất khi cơ thể con người sợ hãi, tức giận hay thích thú. Đây đều là những yếu tố làm cho nhịp tim đập nhanh hơn và cơ thể việc tiết ra Adrenalin sẽ giúp cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm. Quá trình này xảy ra khá nhanh chóng, trong khoảng 2 đến 3 phút ngay sau khi xuất hiện cảm xúc.

Khi tình trạng căng thẳng kết thúc, xung thần kinh dẫn truyền đến tuyến thượng thận bị hạ xuống. Điều này có nghĩa là tuyến thượng thận ngừng sản xuất adrenaline.

Adrenaline đóng vai trò như một hormone, được tuyến thượng thận tổng hợp lại và phóng thích vào trong máu. Hormone Adrenaline này có thể kết hợp với hormon Noradrenaline (hay Norepinephrine) để phát huy các công dụng:

  • Giãn khí phế quản và giãn đường thở, từ đó tăng lượng oxy cung cấp cho các mô não và mô cơ.
  • Làm giãn đồng tử.
  • Tăng nhịp tim và cung lượng tim.
  • Ức chế các chức năng không cần thiết của cơ thể đối với nhiều trường hợp khẩn cấp, như trong cấp cứu sốc phản vệ.
  • Giảm nhu động của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, đặc biệt là nhu động dạ dày và ruột.
  • Co cơ vòng bàng quang.
  • Co mạch, tăng huyết áp.

Ngoài ra, khi Adrenaline được phóng thích vào cơ thể, nó còn có thể liên kết với các thụ thể Adrenergic và gây ra những thay đổi về mặt chuyển hóa, chẳng hạn như:

  • Ức chế quá trình bài tiết insulin và kích thích tiết hormon glucagon của tuyến tụy nội tiết. Đây là nguyên nhân gây tăng đường huyết.
  • Tăng nồng độ axit béo có bên trong cơ thể.
  • Tăng cường quá trình sản xuất năng lượng trong tế bào.

Các bệnh thường gặp Adrenaline

Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề căng thẳng phát sinh bất chợt của cơ thể con người, Adrenaline còn có thể bị phản ngược lại nếu mọi sự căng thẳng vượt quá mức và gây ra tình trạng tăng tiết. Điều này đã dẫn đến các triệu chứng sợ hãi, phấn kích quá mức hay bị ảnh hưởng lớn bởi tiếng ồn…

Các chuyên gia, bác sĩ đã khuyến cáo khi Adrenaline tăng tiết quá mức có thể gây ra khá nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe con người, cụ thể như:

  • Nhịp tim thường xuyên tăng nhanh, lâu dần dẫn đến các vấn đề liên quan đến tim mạch như: Suy tim. rối loạn nhịp tim.
  • Khả năng dung nạp đường Glucose của cơ thể bị hạn chế.
  • Tuyến thượng thận bị suy yếu, giảm hoạt động.
  • Khiến cơ thể con người xuất hiện các triệu chứng rối loạn trong quá trình chuyển hóa lipid, protein, glucid…
  • Sức đề kháng cơ thể bị giảm sút nhanh chóng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Hệ thần kinh thường xuyên ở trong trạng thái bị kích thích quá độ do sự tăng tiết Adrenaline. Do đó, con người dễ mắc các bệnh về suy nhược thần kinh, mệt mỏi, đau đầu liên miên…

Một số vấn đề cần lưu ý để bảo vệ Adrenaline

Như vậy, sự tăng tiết quá mức Adrenaline có thể gây ra khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người. Bởi vậy, chúng ta cần lưu ý áp dụng đồng thời các biện pháp giúp giữ ổn định nồng độ loại hormone này trong cơ thể bằng cách sau:

  • Không để tâm trạng bị căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Chơi thể thao, bơi lội, nghe nhạc hoặc các hoạt động giải trí khác để thư giãn tinh thần, hạn chế stress.
  • Tập ngồi thiền, hạn chế nghe nhạc, xem tivi với âm lượng quá lớn.
  • Cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.
  • Ăn đủ dưỡng chất.
  • Ngủ đủ giấc.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về Adrenaline nội sinh, nhất là những công dụng của nó đối với cơ thể. Việc giữ cảm xúc, tâm lý ổn định sẽ giúp hạn chế những hậu quả của việc tăng tiết Adrenaline.

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám