Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trần Hồng Nụ

04-03-2022

goole news
16

Trào ngược dạ dày là một một trong những nỗi ám ảnh khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt khó chịu. Nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease (gọi tắt là GERD). Bệnh này cùng với trào ngược thực quản hay trào ngược dạ dày thực quản đều là một. Đây là một trong những bệnh lý xuất hiện phổ biến và có các triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm mũi xoang hay viêm thanh quản.

Trên thực tế, trào ngược dạ dày là lại một bệnh lý hoàn toàn riêng biệt. Nó xuất hiện khi dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này sẽ gây kích thích lớp niêm mạc của thực quản và dẫn đến những tổn thương vô cùng nghiêm trọng.

Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay

Trào ngược dạ dày xảy ra ở mọi đối tượng với những mức độ và biểu hiện khác biệt nhau. Một số thống kê Y học đã cho thấy bệnh lý này phổ biến ở các nước phương Tây; với tỷ lệ 15 đến 30% dân số mắc phải. Trong khi đó, con số này ở các nước châu Á lại chỉ dao động từ 5 đến 15% dân số.

Đáng chú ý, bệnh này còn xảy ra ở khá nhiều trẻ sơ sinh. Cụ thể, có khoảng ⅔ trẻ 4 tháng tuổi và 10% trẻ 1 tháng tuổi có những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.

Vậy bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe như:

  • Loét thực quản với triệu chứng chảy máu; khó khăn khi nhai nuốt thức ăn.
  • Bệnh thực quản Barrett.
  • Bệnh ung thư thực quản.
  • Tình trạng hen suyễn, viêm thanh họng, viêm phế quản,... có thể tái diễn nhiều lần.

*Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày khó thở là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dạ dày

Bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau. Tùy theo từng mức độ bệnh.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bệnh đều xuất phát từ sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới cùng với sự dư thừa lượng axit hay sự quá tải bên trong dạ dày.

Trong đó, hoạt động của cơ thắt dưới thực quản là yếu tố chính quyết định nhiều tới hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Bộ phận này hoạt động theo cơ chế: giãn mở khi nuốt và tiếp sau đó sẽ đóng kín lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trương cơ lực bị giảm đáng kể. Qua đó làm cho cơ thắt không được đóng lại khiến lượng axit dư thừa trong dạ dày bị trào ngược lên vị trí thực quản.

Trào ngược dạ dày
Sự khác biện giữa dạ dày khỏe mạnh và dạ dày bình thường

Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine; glucagon; aspirin hay ibuprofen và các loại thuốc hen suyễn; thuốc huyết áp; thuốc chống trầm cảm;...thường có tác dụng phụ là gây trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Sử dụng quả nhiều chất kích thích như: cafein, rượu, thuốc lá,...
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý như nhiễm trùng thực quản; tổn thương hệ thần kinh giao cảm thực quản hoặc các bệnh lý di truyền; thoát vị hoành…

Một số nguyên nhân phổ biến gây dư thừa acid hay làm quá tải bên trong dạ dày gồm:

  • Bệnh lý về dạ dày: Hầu hết các bệnh lý về dạ dày đều có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó phổ biến là chính là bệnh viêm loét/ung thư dạ dày; trợt niêm mạc dạ dày; hẹp hang môn vị dạ dày...
  • Thói quen ăn uống xấu: Ăn quá no; thường xuyên ăn đồ chế biến sẵn; nhiều dầu mỡ, cay nóng; ăn nhiều trứng, sữa; nước có gas;... làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh còn có liên quan đến một số yếu tố khác như:

  • Thừa cân béo phì làm gia tăng áp lực lên vùng bụng đồng thời khiến lượng axit trào lên nhiều hơn.
  • Phụ nữ mang thai và người bị stress có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở phụ nữ mang thai

*Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở bà bầu: Nguyên nhân và cách điều trị

Triệu chứng

Bên cạnh những triệu chứng giống như các bệnh lý dạ dày khác. Người bị trào ngược dạ dày thực quản còn có một số dấu hiệu sau đây:

  • Ợ chua: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh dạ dày. Tình trạng này gây ra cảm giác nóng, rát ở thượng vị; nhất là khi ăn no hay lúc uống rượu, bia, nước có gas.
  • Ợ hơi: Triệu chứng này thường gặp nhất khi người bệnh bị đói.
  • Nôn/buồn nôn: Hiện tượng này xuất hiện do axit từ dạ dày bị trào ngược vào họng hoặc miệng. Gây kích thích niêm mạc họng dẫn đến cảm giác buồn nôn. Triệu chứng nôn/buồn nôn thường phổ biến về đêm hay khi người bệnh đi xe ô tô, xe khách.
  • Khó nuốt: Trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên sẽ dẫn tới phù nề, sưng tấy; làm thu hẹp đường kính của thực quản. Vì vậy cảm giác khó nuốt là điều không thể tránh khỏi trong trường hợp này.
  • Ho, viêm họng: Axit dịch vị dạ dày bị trào ngược lên họng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho dây thanh quản. Qua đó khiến người bệnh bị khàn giọng, ho do dịch viêm.
  • Nước bọt tiết nhiều: Việc tiết nước bọt chính là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể nhằm mục đích trung hòa lượng axit trào ngược lên.
  • Căng tức vùng ngực và đau thượng vị: Nguyên nhân là do dây thần kinh đi qua vùng ngực đã phải chịu sự kích thích từ hiện tượng trào ngược dạ dày và gây nên những cơn đau.

Trào ngược dạ dày
Những triệu chứng điển hình của chứng trào ngược dạ dày

Một số triệu chứng khác của bệnh này ít phổ biến hơn có thể kể đến như: khó tiêu, đầy bụng, nấc cụt, viêm phổi hay hen suyễn. Nếu gặp một trong những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời điều trị, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản thì dù nặng hay nhẹ, tốt nhất bạn cũng nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám ít nhất 1 lần. Tại đây bạn sẽ được chẩn đoán bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng bệnh này. Bạn cũng cần thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống sao cho khoa học hơn. Cụ thể:

  • Bổ sung thêm các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày như: Bánh mì, yến mạch, chất đạm dễ tiêu.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm kích thích tăng tiết axit dạ dày hay cơ thắt dưới thực quản như: Hoa quả có chứa hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...); các loại nước có ga, có cồn; thức ăn cay, nóng hay chocolate...
  • Kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Không mặc quần áo quá chật.
  • Tránh ăn no, ăn quá bữa hay ăn đêm.
  • Không nằm trong vòng 2 giờ sau ăn.
  • Khi nằm ngủ, kê đầu cao 15cm so với chân.
  • Giảm cân ngay lập tức nếu đang bị thừa cân, béo phì.

Bệnh trào ngược dạ dày dù nguy hiểm nhưng mỗi người đều có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học. Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình trong mọi tình huống bạn nhé!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,836

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh

ThS. Bác sĩ

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám