Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều có nguy hiểm hay không?

Thu Hiền

14-02-2024

goole news
16

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Căn bệnh thường xuất hiện vào thời điểm chuyển giao mùa. Nếu không theo dõi và chữa trị đúng cách rất dễ khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình chăm sóc, ngoài những dấu hiệu thông thường, trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều khiến cha mẹ lo lắng. Vậy nôn mửa nhiều khi bị cảm lạnh có nguy hiểm hay không? Cha mẹ nên làm gì để con không bị nôn?

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều liệu có sao không?

Khi bị nôn, cơ thể trẻ dễ mất nước gây ra rối loạn điện giải. Để kiểm tra triệu chứng, cha mẹ có thể véo tay nhẹ vào bụng trẻ. Nếu thấy da đàn hồi và trở lại trạng thái ban đầu ngay thì trẻ chưa bị thiếu nước. Nếu da nhăn nheo, đàn hồi chậm là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mất nước. 

Trẻ bị rối loạn điện giải thường bị chóng mặt, khô môi, mất nước. Thậm chí, tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, mê sảng. Khi này, ba mẹ nên cho con uống nhiều nước ấm, nước chanh và ăn nhiều thức ăn dạng lỏng để bù nước cho cơ thể. 

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều thường kèo dấu hiệu chua đắng miệng, đau bụng, lúc nào cũng khó chịu trong người. Các phụ huynh sẽ phát hiện con mình dần mất sức, mệt lả và không muốn vận động. Nôn nhiều dễ khiến cơ thể bị sút cân, người xanh xao, không còn sức sống để học tập, làm việc. 

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiềuTrẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Tại sao bé bị cảm lạnh nôn nhiều?

Thức ăn bị đẩy ra khỏi dạ dày qua đường miệng do sự co thắt mạnh ở dạ dày và cơ bụng dẫn đến tình trạng nôn mửa ở trẻ. Theo các bác sĩ, có nhiều lý do khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều như: 

  • Ho nhiều: Khi ho, các cơ ngực và cơ bụng liên tục bị co thắt liên tục, làm tăng áp lực bên trong ổ bụng, ép vào dạ dày. Khi đó, thức ăn từ dạ dày bị đẩy ngược ra khoang miệng. Ở trẻ sơ sinh, trẻ càng dễ bị nôn. 
  • Trẻ nuốt phải nhiều dịch nước mũi, dịch đờm: Khi bị cảm lạnh, dịch nước mũi thường xuyên chảy xuống họng và nếu cha mẹ rửa mũi cho, trẻ sẽ nuốt vào bụng. Tình trạng này diễn ra khi trẻ chưa biết tự xì mũi hoặc cha mẹ không vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.  Dịch mũi và đờm sẽ khiến dạ dày luôn trong trạng thái căng phồng, chướng hơi, kích thích phản ứng nôn ở trẻ. 
  • Khóc nhiều: đây là nguyên nhân xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, quấy khóc nhiều khiến dạ dày bị co thắt gây nôn. 
  • Do cha mẹ ép bé ăn nhiều hơn: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng ăn nhiều sẽ giúp bé nhanh khỏi, đây là lối suy nghĩ sai. Khi trẻ bị ép ăn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và rất dễ bị nôn khi cảm lạnh. 
  •  Ngoài ra, sốt cao cũng khiến trẻ bị nôn mửa do các hạch treo trong dạ dày sưng lên kích thích phản ứng nôn, đau bụng nhẹ theo cơn. 

Cách xử trí trong từng trường hợp khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Cách xử trí khi trẻ cảm lạnh nôn nhiềuCách xử trí khi trẻ cảm lạnh nôn nhiều

Xử lý tại nhà đối với trường hợp trẻ bị cảm lạnh nhẹ

Nếu trẻ nôn khi bị cảm lạnh nhẹ và không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào, các bậc phụ huynh cần tiến hành làm những công việc sau đây:

  • Bù nước đi kèm với điện giải

Nôn nhiều khiến một lượng lớn thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài, từ đó cơ thể bị thiếu nước và điện giải. Để khắc phục, cha mẹ nên cho con uống nhiều nước ấm, nước chanh, nước dừa, hạn chế uống nước lạnh và nước uống có ga. Nếu trẻ dễ nôn, nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ thay vì uống nhiều. 

  • Nghỉ ngơi

Khi bị bệnh, trẻ thường không muốn hoạt động nhiều. Nhiều phụ huynh thường ép buộc con mình học bài, đi lại nhiều sẽ khiến trẻ dễ dàng bị nôn và bệnh kéo dài. Vì vậy, nên cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, tâm trạng thoải mái, thư giãn để hạn chế nôn. 

  • Ăn nhẹ và chia nhỏ thức ăn

Bố mẹ nên cho con mình ăn thức ăn dễ tiêu, dạng lỏng như cháo thịt bằm, chuối, bánh mì mềm,...Hạn chế ăn nhiều chất béo hay gia vị vì rất dễ khiến cho trẻ nôn trớ nhiều hơn. Các bữa ăn nên được chia nhỏ để cho trẻ ăn không quá no. 

  • Đặc biệt là không cho trẻ ăn trong vòng 30-60 phút sau khi nôn

Nhiều người thường cho bé ăn ngay sau khi nôn  30 - 60 phút vì sợ mất sức. Đây là cách xử lý không đúng vì khiến tình trạng nôn tồi tệ hơn. Cho nên, để hạn chế nôn ở trẻ, nên hạn chế và chia nhỏ thức ăn cho bé. 

  • Làm giảm các biểu hiện hay triệu chứng cảm lạnh

Thực hiện những biện pháp làm giảm nôn trớ ở trẻ bị cảm lạnh như: 

  • Hãy luôn giữ cho môi trường sống thật sạch sẽ và ấm áp cho trẻ.
  • Để hạn chế dịch nước mũi chảy vào họng trẻ, nên vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%.
  • Hạ sốt và cân bằng thân nhiệt bằng cách chườm ấm toàn thân cho trẻ. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt trên 38.5 độ C và có sự hướng dẫn đến từ bác sĩ.
  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi ăn, sau khi cầm nắm đồ vật để hạn chế lây lan của virus.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh để không bị lây lan.  
  • Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ kể từ 6 tháng tuổi trở lên và nhắc lại vào mỗi năm. 

Cần gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Tần suất nôn mửa diễn ra nhiều, trong tình trạng dữ dội. 
  • Khi nôn xuất hiện dịch mật, máu thậm chí cả phân. 
  • Trẻ không muốn hay bú sữa mẹ. 
  • Nôn nhiều đi kèm với sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Nôn còn kèm theo biểu hiện mất nước: môi khô, khát nước, da khô.
  • Hoặc có kèm bất kỳ tình trạng nặng khác như: co giật, ngủ li bì khó đánh thức hoặc thở nhanh,...

Trên đây là một số biểu hiện cho những dấu hiệu nghiệm trọng ở trẻ, chính vì thế mà các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị. 

Tần suất nôn mửa nhiều hoặc trẻ không bú sữa mẹ thì nên đến bệnh việnTần suất nôn mửa nhiều hoặc trẻ không bú sữa mẹ thì nên đến bệnh viện

Các biện pháp giúp trẻ ít bị cảm lạnh nôn trớ:

Để phòng tránh cảm lạnh ở con em mình, nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bệnh cảm lạnh xuất hiện do sự lây lan virus qua đường hô hấp. Virus cảm lạnh tồn tại trên các vật trong gian. Chính vì thế, sau khi trẻ cầm nắm vật dụng trong nhà như nắm cửa, lan can cầu thang, điều khiển,... cho nhắc nhở bé rửa tay bằng xà phòng.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi cầm nắm đồ vật trong nhà để loại bỏ virus. Nếu trẻ không có thói quen này, cha mẹ nên cùng con tạo thói quen tốt này để phòng ngừa những bệnh lây lan từ virus, vi khuẩn. Khi rửa tay, cần tuân thủ đúng quy trình để đạt hiệu quả cao. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, không được để nơi ở ẩm thấp tạo điều kiện cho virus phát triển gây bệnh. 

Đối với trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều, phụ huynh nên vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, dạy trẻ thói quen xì mũi bằng khăn giấy. Thay vì lo lắng và hoảng hốt, cha mẹ nên bình tĩnh, tìm hiểu thông tin kỹ càng để biết cách chăm sóc trẻ. Nếu có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé. 

Kết luận

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều thường sẽ gây ra sự lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhưng cha mẹ  cần giữ một thái độ thật bình tĩnh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất. Hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng nào. 

Bệnh viện đa khoa Phương Đông - nơi có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên thăm khám và điều trị mọi loại bệnh. Nếu muốn được tư vấn hoặc hướng dẫn đặt lịch hãy liên hệ hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,038

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám