Trẻ bị còi xương: Chuyên gia dinh dưỡng lý giải nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị còi xương

Nguyễn Thu Hà

05-02-2021

goole news
16

Còi xương suy dinh dưỡng là một chứng bệnh thường gây ra nhiều hệ lụy cho tương lai của trẻ. Để phòng ngừa, nhất định phụ huynh cần nắm rõ kiến thức về những biểu hiện cũng như nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương trong bài viết dưới đây.

Trẻ bị còi xương là như thế nào?

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và phốt-pho trong quá trình tạo xương. Trong khi những năm đầu đời, hệ cơ xương của trẻ phát triển rất mạnh. Bệnh sẽ làm xương mềm và suy yếu, thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng tới sự phát triển tầm vóc của trẻ. Chứng còi xương thường gặp với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. 

Trẻ bị còi xương nguyên nhân chủ yếu do thiếu vitamin D.

Trẻ bị còi xương nguyên nhân chủ yếu do thiếu vitamin D.

Nói thêm về lý do vì sao thiếu vitamin D trẻ bị còi xương thì cha mẹ hiểu như thế này. Vitamin D là một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển hệ xương của trẻ em. Vitamin D tan trong chất béo; có nhiều trong cá, gan, trứng sữa,... Nó gồm một nhóm từ D2 đến D7, trong đó, 2 loại có hoạt tính mạnh nhất là D2, D3. Nó giúp tăng khả năng hấp thu canxi và phốt-pho ở ruột, thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng.Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thụ đủ canxi và phốt-pho làm giảm lượng canxi trong máu, canxi trong xương phải huy động để ổn định nồng độ canxi máu. Đó là lý do vì sao trẻ bị còi xương sẽ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,... 

Các dấu hiệu trẻ bị còi xương

Để biết con có bị còi xương hay không, cha mẹ nên quan sát các biểu hiện khác lạ của con và cho con đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám; tuyệt đối không tự ý chẩn đoán, điều trị. Vậy trẻ bị còi xương có biểu hiện gì?

- Cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn hẳn so với bảng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- Với trẻ nhỏ, khi kiểm tra mẹ thấy một số dấu hiệu bất thường như sờ thấy xương thóp mềm hoặc thóp rộng lâu kín, đầu bị méo, bẹt một bên, đầu to có bướu. Ngoài ra, nếu trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, khó chịu cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ còi xương.

- Ở trẻ lớn thì cha mẹ có thể nhận biết qua những biến đổi ở xương lồng ngực thấy chuỗi hạt sườn. Đồng thời, vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong, chân cong hình chữ X, chữ O, các cơ nhão,... khiến cho các mốc vận động của trẻ đều chậm (chậm lẫy, bò, đi, đứng hay mọc răng). Một số trẻ còn có thể hay bị đau nhức mỏi xương dài về đêm.

 

- Nếu trẻ bị còi xương cấp và nặng sẽ gặp những dấu hiệu rõ rệt hơn, ví dụ: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, thậm chí, co giật do hạ canxi máu.

Lồng ngực nhô cao hình chuỗi hạt sườn là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh còi xương.

Lồng ngực nhô cao hình chuỗi hạt sườn là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh còi xương.

Lưu ý, không riêng gì trẻ nhẹ cân, bệnh còi xương có thể xảy ra ở những trẻ cân nặng tốt, thậm chí thừa cân béo phì (Gọi là trẻ bị còi xương thể bụ bẫm). Nguyên nhân do thiếu vitamin D và dấu hiệu tương tự như còi xương thông thường.  

Trẻ bị còi xương có nguy hiểm không?

Bệnh còi xương ban đầu sẽ khiến xương trẻ mềm, yếu khiến trẻ gặp phải một số khó chịu như ngủ không yên, hay cáu gắt, rụng tóc vành khăn và chậm phát triển vận động (bò chậm, đứng chậm, đi chậm). Nếu không được thăm khám, can thiệp kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hoặc di chứng ảnh hưởng tới ngoại hình. Điều này làm trẻ tự ti, mặc cảm về sau. 

Một số biến chứng thường gặp khi trẻ bị còi xương không có biện pháp điều trị sớm gồm: 

- Trẻ bị chân vòng kiềng, chân tay cong, cột sống cong vẹo thậm chí gù và vấn đề hô hấp cũng hạn chế.  

- Răng trẻ cũng có thể bị một số dị tật, men răng xấu gây tự ti.  

- Trẻ bị còi xương là bé gái ảnh hưởng đến sự hình thành xương chậu, khung xương chậu hẹp gây khó khăn cho việc sinh sản về sau.  

- Còi xương cũng dẫn đến việc chậm tăng trưởng chiều cao, kéo theo nguy cơ dinh dưỡng, thể trạng thấp còi ảnh hưởng tiêu cực đến giống nòi.

- Tiềm ẩn nguy cơ loãng xương, gãy xương khi đã trưởng thành.  

- Giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là viêm phổi.  

Do đó, cha mẹ không nên chủ quan, hãy cho trẻ đi khám, xét nghiệm vi chất để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời tránh những hậu quả ảnh hưởng tới cả tương lai của trẻ.

Chân vòng kiềng là một trong những hậu quả do bệnh còi xương.

Chân vòng kiềng là một trong những hậu quả do bệnh còi xương.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương?

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt 

Một vài lưu ý khác về chế độ ăn uống, sinh hoạt hạn chế tình trạng còi xương ở trẻ như:

- Cho trẻ bú sữa mẹ ngay khi mới chào đời và duy trì bú hoàn toàn sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.

- Theo khuyến cáo từ WHO, độ tuổi bắt đầu ăn dặm của trẻ là từ 6 tháng tuổi, bố mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 hay 4 tháng tuổi.

- Trong giai đoạn ăn dặm: Cho con ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, nhất là nhóm thực phẩm giàu vitamin D (Cua, cá, trứng, sữa, phomai, rau xanh). Ngoài các bữa chính, mẹ có thể cho con ăn thêm các bữa phụ. Lưu ý các bữa ăn nên có dầu ăn hoặc mỡ động vật. Với người lớn thường phải hạn chế dầu mỡ nhưng trẻ con lại cần lượng dầu mỡ tương đối lớn, nó giúp tăng khả năng hấp thu vitamin D.

Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D trong khẩu phần ăn khi trẻ bị còi xương.

Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D trong khẩu phần ăn khi trẻ bị còi xương.

Phơi nắng cho trẻ mỗi ngày

Có thể cho trẻ tắm nắng đều đặn vào sáng sớm khi có nắng đẹp. Thời gian tắm nắng khoảng 10 - 15 phút/ngày. Với việc làn da được tiếp xúc với ánh nắng thì 7-dehydro cholesterol trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3, rất tốt cho trẻ. Ngoài ra, khi tắm nắng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

- Tắm nắng trực tiếp, không qua cửa kính.

- Tùy thuộc vào mùa mà cha mẹ lựa chọn thời điểm tắm nắng cho con nhưng tốt nhất là khoảng 7 - 9h sáng (mùa hè); Khoảng 9h sáng hoặc 3h chiều (mùa đông).

- Không nên tắm nắng cho con vào những ngày trời nắng quá gắt. 

- Đảm bảo mắt trẻ được che chắn cẩn thận không bị nắng chiếu trực tiếp vào.

- Lưu ý luân chuyển các vùng da được chiếu ánh nắng mặt trời.

Cung cấp vitamin D và canxi

Thông thường, ngay sau sinh, bác sĩ sẽ kê vitamin D cần thiết và chỉ dẫn mẹ cách bổ sung cho con. Mẹ cần biết rằng, với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì hàm lượng vitamin D cần thiết là khoảng 400 IU/ngày và trẻ trên 1 tuổi là khoảng 600 IU/ngày .

Với những trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm thì mẹ cần chú ý cân đối các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, cần đảm bảo các nhóm chất cơ bản như tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, vitamin khoáng chất khác. Chú ý không cho trẻ ăn sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhưng nên đa dạng bữa ăn, tìm hiểu thời gian chế biến các thực phẩm làm sao để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.  

Nên bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ bị còi xương theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Nên bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ bị còi xương theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Lưu ý, trẻ mới sinh đã bị nhẹ cân (dưới 2,5kg) hoặc sinh non thì từ tuần thứ 2 sau sinh nên uống vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày, duy trì đều đặn trong năm đầu. 

Với trẻ em bị còi xương thì việc bổ sung canxi là điều tất nhiên. Mẹ cần bổ sung canxi cho con theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian. Bởi nếu bổ sung tùy tiện gây ra thừa canxi cũng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ. 

Cách phòng ngừa còi xương ở trẻ 

- Ngay từ khi mang thai, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của người mẹ đã ảnh hưởng trực tiếp tới con. Để đảm bảo lượng vitamin D cần thiết cho thai nhi, mẹ nên tăng cường vitamin D từ thức ăn bằng việc bổ sung đều các loại cá, cua, trứng, sữa, bơ,... Đồng thời, mẹ bầu hãy uống vitamin D hoặc vitamin tổng hợp thành phần có vitamin D theo hướng dẫn từ bác sĩ. Cùng với chế độ nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo con được sinh đủ ngày đủ tháng, giảm bớt nguy cơ còi xương trong những năm đầu đời. 

- Cho con bú sữa mẹ ngay khi chào đời và duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu vì lý do gì đó, bé không thể bú mẹ thì hãy chọn loại sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất, dễ hấp thụ. Khi con tới giai đoạn ăn dặm nên xây dựng các bữa ăn với đầy đủ thành phần dinh dưỡng, chú ý thêm mỡ, rau xanh trong món ăn.

- Bệnh còi xương có thể phòng tránh được theo cách ít tốn kém nhất là tắm nắng thường xuyên cho trẻ. Vì nước ta nằm trọn ở miền nhiệt đới, quanh năm đều có ánh nắng mặt trời. Mẹ có thể tắm nắng cùng con, lượng vitamin D dồi dào từ mẹ sẽ được chuyển tới con qua nguồn sữa. 

Khi tắm nắng cho trẻ, cha mẹ nên che chắn không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.

Khi tắm nắng cho trẻ, cha mẹ nên che chắn không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.

- Bệnh còi xương có thể phòng tránh được theo cách ít tốn kém nhất là tắm nắng thường xuyên cho trẻ. Vì nước ta nằm trọn ở miền nhiệt đới, quanh năm đều có ánh nắng mặt trời. Mẹ có thể tắm nắng cùng con, lượng vitamin D dồi dào từ mẹ sẽ được chuyển tới con qua nguồn sữa. 

- Ngoài cho trẻ tắm nắng, mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên kết hợp với chế độ ăn đủ protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị còi xương. Tuy nhiên, nếu trẻ bị thiếu vitamin D trầm trọng thì cần có sự tư vấn từ bác sĩ để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác để quá trình hấp thu vitamin D được hiệu quả hơn.    

- Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay các bệnh khác thì cần điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương 

Thực tế cho thấy, trẻ bị còi xương nếu phát hiện sớm, có chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp thì trẻ sẽ sớm khỏi hoàn toàn. Các thông tin dưới đây có thể giúp phụ huynh giải đáp được thắc mắc trẻ bị còi xương nên ăn gì? 

- Chế độ dinh dưỡng với trẻ bị còi xương phải đảm bảo đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị. Cụ thể, mỗi bữa ăn đảm bảo nhóm chất bột đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong đó, cha mẹ nên ưu tiên nguồn đạm từ động vật, cùng các loại sữa, rau củ giàu vitamin D, canxi.  

- Cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, canxi như: Sữa, trứng, thịt gà, cua, tôm cá, hải sản,... 

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng vào hiệu quả điều trị bệnh còi xương

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng vào quá trình điều trị bệnh còi xương.

- Tăng cường các loại quả chín, rau xanh bởi rau quả cung cấp thêm nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ phát triển hệ xương tốt; đồng thời giúp phòng ngừa táo bón.

- Rất nhiều cha mẹ sợ béo nên hạn chế dầu mỡ trong bữa ăn nhưng thực tế dầu mỡ là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết với sự phát triển của trẻ. Vì thế, chế độ ăn của trẻ cần lượng dầu mỡ đầy đủ theo từng độ tuổi.  

- Hạn chế cho con ăn các loại thức ăn chiên rán hay nước ngọt có ga,... Các loại kẹo, bánh nhiều đường bơ cũng là thực phẩm chứa mỡ xấu lại khiến trẻ đầy bụng chán ăn, nên cũng cần kiêng cho trẻ còi xương. 

Khám dinh dưỡng cho trẻ còi xương ở đâu?

Hiện nay, việc khám dinh dưỡng cho trẻ, nhất là trong những năm đầu đời ngày càng được nhiều phụ huynh quan tâm. Và theo đó, các phòng khám, bệnh viện có dịch vụ này cũng tăng đáng kể. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để chọn được nơi thăm khám chất lượng, tránh tiền mất mà hậu quả vẫn mang.

Ở Hà Nội, cha mẹ có thể đưa con tới thăm khám tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ Y tế chất lượng cao, với có quy mô nhất nhì Thủ Đô. Ngoài lợi thế về cơ sở vật chất, không gian, sự phục vụ chu đáo thì đội ngũ bác sĩ ở đây cũng đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, đã từng công tác tại các bệnh viện lớn tuyến trung ương. Có thể kể đến: Bác sĩ CKII Trần Kinh Trang (Nguyên Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung Ương); PGS.TS.BS Hồ Sỹ Hà (Nguyên Phó trưởng khoa Tim mạch BV Nhi TW); PGS.TS.BS Phạm Hữu Hòa; TS.BS Dương Bá Trực...

Bác sĩ Nhi tại Phương Đông không chỉ giỏi chuyên môn mà còn rất tâm lý với trẻ.

Bác sĩ Nhi tại Phương Đông không chỉ giỏi chuyên môn mà còn rất tâm lý với trẻ.

Một điều đặc biệt là ngay phòng khám Nhi ở bệnh viện Phương Đông còn có khu vui chơi rộng rãi, khuôn viên xanh thoáng mát và các cô điều dưỡng tâm lý, yêu trẻ giúp con vơi đi nỗi sợ hãi khi thăm khám. 

Ngoài khám dinh dưỡng phát hiện còi xương bằng việc làm các xét nghiệm riêng theo chỉ định từ bác sĩ, cha mẹ có thể thoải mái lựa chọn gói khám sức khỏe cho trẻ;  Gói xét nghiệm sức khỏe tổng quát vi chất  được xây dựng sẵn với nhiều danh mục khám, chi phí hợp lý. Cha mẹ cần tư vấn thêm & đặt lịch khám, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 1806, hoặc inbox fanpage BVĐK Phương Đông để được tư vấn chính xác và nhận ưu đãi hấp dẫn nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,394

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất mà bạn nhất định phải lưu tâm

Những người thiếu canxi trong chế độ ăn uống, mất cân bằng hormone hay bất thường tế bào có nguy cơ mắc các bệnh về xương cao hơn

18-08-2020
19001806 Đặt lịch khám