Trẻ bị đau đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Phan Thị Hoàn

19-04-2024

goole news
16

Trẻ bị đau đầu thường xuyên hoặc đau đầu đột ngột, dữ dội có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh hoặc các vấn đề về tâm lý hoặc thể chất. Chính vì vậy, ba mẹ không nên xem nhẹ khi trẻ bị đau đầu. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Những hiện tượng đau đầu ở trẻ

Trẻ bị đau đầu là hiện tượng đau nhức, khó chịu vùng đầu hoặc mặt. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc thường xuyên, khu trú hoặc toàn bộ vùng đầu, mặt. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí là trẻ sơ sinh. Theo thống kê, tình trạng đau nhức đầu xảy ra ở 25% trẻ nhỏ và 75% thanh thiếu niên. Đau nửa đầu là một trong năm bệnh phổ biến nhất ở trẻ, đặc biệt, trẻ trong độ tuổi đi học, thanh thiếu niên là đối tượng phổ biến nhất. 

Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Các dạng đau đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ em bị đau đầu có hai dạng: đau đầu cấp tính và đau đầu tái phát. Vậy hai dàng đau đầu này có biểu hiện như thế nào? Ba mẹ hãy cùng con tìm hiểu ngay.

Đau đầu cấp tính

Đau đầu cấp tính là do thời tiết hoặc các yếu tố xung quanh, trẻ có thể mắc phải các bệnh như nhiễm trùng, viêm họng, viêm amidan cấp, viêm xoang, sốt xuất huyết, viêm màng não, và các bệnh cấp tính khác. Khi mắc phải những bệnh này, trẻ có thể phát triển triệu chứng đau đầu.

Đau đầu tái phát

Đây là một bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý mỗi khi con gặp đau liên tục hoặc các cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần. Đặc biệt, khi trẻ có dấu hiệu đau ở nửa sau đầu, do căng cơ, quá căng thẳng hoặc do thiếu máu não,...

Đau đầu ở trẻ em có hai dạng: đau đầu cấp tính và đau đầu tái phát.

Đau đầu ở trẻ em có hai dạng: đau đầu cấp tính và đau đầu tái phát.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đau đầu

Trẻ bị đau đầu có thể có nhiều gân nhân gây nên, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến trẻ bị đau đầu: 

Bệnh tật và nhiễm trùng

Một số bệnh thường gặp ở trẻ như cảm lạnh, nhiễm trùng, cảm cúm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu. Tuy nhiên đối với các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn như viêm màng não, viêm não… Trẻ cũng có thể có triệu chứng đau đầu, cơn đau đầu của trẻ sẽ đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác như nôn mửa, trẻ bị sốt đau đầu và bị rối loạn thị giác. 

Do di truyền

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, bệnh đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Nếu như trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bệnh đau đầu, trẻ sẽ có nguy cơ bị đau đầu cao hơn so với các trẻ khác. Trên thực tế cho thấy có đến 60% trẻ bị đau nửa đầu có bố mẹ hoặc trong gia đình có người mắc phải tình trạng đau đầu này. 

Vấn đề trong não 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể gặp các vấn đề về não bộ như áp xe, não có khối u hay xuất huyết não khiến não bị chèn ép gây đau đầu mãn tính dữ dội hơn. Trong các trường hợp này, cơ đau đầu của trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, suy giảm thị lực, khó phối hợp các chị, xuất hiện co giật.

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu ở trẻ có nhiều nguyên nhân như bị ngã xuất hiện các vết bầm tím, sưng… dẫn đến việc trẻ bị đau đầu. Ba mẹ cần hết sức chú ý khi thấy trẻ bị ngã cần đưa ngay đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị một cách nhanh chóng và kịp thời. 

Bệnh về mắt

Một số vấn đề về mắt như loạn thị, cận thị, viễn thị nếu không được phát hiện sớm, đeo kính đúng tiêu cự, mắt phải điều tiết liên tục dẫn đến đau đầu. Bên cạnh đó một số bệnh lý về mắt như viêm tuyến lệ, viêm kết mạc… cũng có thể gây đau đầu ở trẻ em. 

Yếu tố cảm xúc

Trẻ bị căng thẳng, lo âu trong học tập hay với các mối quan hệ xung quanh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị đau đầu do buồn bã, trầm cảm, cô đơn…

Một số loại thực phẩm và đồ uống

Một số loại thực phẩm, đồ uống có khả năng kích thích não bộ của trẻ như socola, trà, cà phê… cũng có thể xuất hiện chứng đau đầu. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể ăn phải thức ăn chứa nhiều chất bảo quản thực phẩm, như nitrat có trong các loại thức ăn như thịt xông khói, xúc xích…

Học tập quá căng thẳng cũng là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em.

Học tập quá căng thẳng cũng là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em.

Những triệu chứng trẻ bị đau đầu

Đau đầu ở trẻ em có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác nhau. Cơn đau đầu của trẻ cũng sẽ có cường độ đau khác nhau, thời gian và ảnh hưởng khác nhau sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của trẻ.  

Dưới đây là những triệu chứng bé bị đau đầu ba mẹ nhất định phải biết để có thể phát hiện và xử lý kịp thời: 

  • Cơn đau đầu có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài.
  • Khi vận động cơn đau đầu trở nên dữ dội hơn. 
  • Trẻ đau đầu buồn nôn, đau bụng.
  • Trẻ trở nên nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. 
  • Đối với trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện khóc nhiều, lắc lư qua lại. 

Nếu trẻ bị đau đầu do căng thẳng có thể xuất hiện triệu chứng sau:

  • Trẻ bị căng tức, đau cổ, đau các cơ ở đầu.
  • Trẻ kêu đau đầu ở mức nhẹ đến mức trung bình.
  • Cơn đau đầu có thể kéo dài đến 30 phút thậm chí là vài ngày. 
  • Đau đầu, mệt mỏi muốn ngủ nhiều hơn. 
  • Không có dấu hiệu đau hơn khi vận động, không bị nôn. 

Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Trẻ em bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Cách chẩn đoán đau đầu ở trẻ em 

Nếu trẻ bị đau đầu ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Tại đây, Bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe lâm sàng và thu thập thông tin bệnh sử của trẻ. Sau đó Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số thủ thuật y khoa để chẩn đoán đau đầu ở trẻ. 

  • Chụp cộng hưởng từ sọ não (Chụp MRI).
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não (Chụp CT).
  • Chọc dò tủy sống.
  • Thực hiện thêm một số xét nghiệm liên quan khác. 

Điều trị bệnh đau đầu ở trẻ em như thế nào?

Cách chữa đau đầu ở trẻ em là vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi con có biểu hiện đau đầu. Dưới đây là cách điều trị bệnh đau đầu ở trẻ có cơn đau nhẹ và cơn đau đầu nặng:

Đối với cơn đau đầu nhẹ

Trẻ đau đầu thường là do nguyên nhân trong người mệt mỏi hoặc có thể bị nhiễm virus. Đối với trẻ lớn hơn thì có thể do trẻ quá phấn khích, căng thẳng hoặc do thị giác có vấn đề.

Đối với cơn đau đầu nhẹ, hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở môi trường yên tĩnh, dễ chịu và chườm khăn mát lên trán cho trẻ. Nếu cơn đau đầu kéo dài hơn, lúc này ba mẹ hãy cho trẻ dùng thuốc chứa paracetamol để giảm đau tạm thời và theo dõi trẻ thường xuyên. 

Đối với cơn đau đầu nghiêm trọng

Ở một số cơn đau đầu có thể là triệu chứng cảnh báo nghiêm trọng, nếu trẻ bị đau đầu nặng hoặc bị tái phát, hoặc có biểu hiện buồn nôn, buồn ngủ, sốt hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được Bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 

Điều trị bệnh đau đầu ở trẻ em như thế nào?

Điều trị bệnh đau đầu ở trẻ em như thế nào?

Trẻ bị đau đầu khi nào cần đưa đến gặp Bác sĩ

Khi trẻ gặp những biểu hiện nghiêm trọng dưới đây, ba mẹ cần đưa ngay trẻ đến gặp Bác sĩ để có thể điều trị kịp thời. 

  • Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột kèm theo các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, méo miệng, sốt cao không có dấu hiệu hạ nhiệt, chân tay khó cử động…
  • Cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên.
  • Đau đầu đột ngột dữ dội.
  • Biểu hiện đau đầu bị chấn thương vùng đầu. 

Cách phòng tránh đau đầu ở trẻ em như thế nào?

Các phòng tránh đau đầu ở trẻ em như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm, dưới đây là những cách phòng tránh đau đầu cho trẻ mà ba mẹ nên biết, để giúp con có cuộc sống khỏe mạnh hơn. 

  • Cha mẹ có thể phòng tránh bệnh đau đầu ở trẻ bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động và giải trí cho con. 
  • Cần rèn luyện cho trẻ việc đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để tránh thiếu ngủ, gây mệt mỏi, căng thẳng.
  • Đặc biệt không cho trẻ ăn quá nó, dùng các thiết bị di động trước khi đi ngủ. 
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với đèn quá sáng hoặc với tiếng nhạc quá lớn nhằm tránh căng thẳng quá mức. 
  • Nỗi sợ hãi, lo lắng thường gây ra nhức đầu. Chính vì vậy hãy cho bé tập một vài bài tập thở hoặc có thể ngồi thiền để giảm bớt căng thẳng. 
  • Ba mẹ hãy cho bé uống nhiều nước để phòng ngừa chứng đau đầu do mất nước
  • Cũng nên cho bé ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, tránh những món ăn có quá nhiều dầu mỡ.

Cho trẻ nghỉ ngơi thoải mái là một trong những cách phòng tránh bệnh đau đầu.

Cho trẻ nghỉ ngơi thoải mái là một trong những cách phòng tránh bệnh đau đầu.

Các biện pháp điều trị đau đầu tại nhà cho trẻ

Dưới đây là một số biện pháp điều trị đau đầu tại nhà cho trẻ ba mẹ cần chú ý: 

  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát.
  • Châm cứu và xoa bóp cho trẻ.
  • Thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen thường được dùng để điều trị đau đầu cho trẻ. 

Ba mẹ cũng cần lưu ý khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định từ Bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé. 

Mách ba mẹ một số loại thảo mộc tự nhiên giúp giảm đau đầu ở trẻ nhỏ: 

  • Cho trẻ hít dầu bạch đàn hoặc dầu oải hương cũng có thể giúp giảm đau đầu. 
  • Cúc thơm có tác dụng điều trị và phòng ngừa đau nửa đầu. 
  • Thêm đinh hương vào thức ăn cho bé hoặc cũng có thể cho bé nhai sống. 
  • Quế cũng có tác dụng giảm căng thẳng. Chính vì vậy ba mẹ có thể thêm một ít quế vào ly sữa ấm để giúp bé giảm bớt đau đầu. 
  • Dầu bạc hà có tác dụng xoa dịu các dây thần kinh, giúp trẻ giảm các triệu chứng đau đầu. Ba mẹ lấy một hoặc 2 muỗng dầu bạc hà trộn với hạnh nhân xoa lên hai thái dương của bé để điều trị.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về bệnh đau đầu ở trẻ từ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về trẻ bị đau đầu hoặc khám đau đầu cho trẻ ở đâu uy tín, chất lượng ba mẹ hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh đau đầu ở trẻ một cách hiệu quả nhất nhé. Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

2,940

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám