Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ

Trần Thị Hương Ngát

17-05-2024

goole news
16

Theo quan niệm xưa, trẻ nhỏ bị ốm hay nặng hơn là viêm phổi cần kiêng nước tuyệt đối, không được tắm để bệnh mau khỏi. Vậy theo y học hiện đại ngày nay, trẻ bị viêm phổi có được tắm không, nên tắm khi nào, tắm bao nhiêu phút, tất cả sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp trong bài viết này.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị mắc bệnh viêm phổi

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ bị viêm phổi có được tắm không, phụ huynh cần biết đâu là các tác nhân gây bệnh ở bé. Theo đó:

  • Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm phổi, bao gồm vi khuẩn phế cầu, hemophilus influenzae, tụ cầu, E coli, Klebsiella pneumoniae,...
  • Virus: Một số loại virus gây viêm phổi như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, adenovirus, virus mycoplasma,...
  • Nấm, ký sinh trùng: Candida Albicans là loại nấm thường gặp nhất, gây hiện tượng trẻ bị tưa lưỡi, lan xuống phế quản phổi và gây viêm phổi ở trẻ.

Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ

(Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ)

Trong đó, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 2 tháng tuổi là đối tượng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao do viêm phổi. Ước tính, mỗi ngày có 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn cầu, chiếm 30 - 35% các trường hợp khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

So với các bệnh lý ở trẻ em khác, viêm phổi là bệnh hô hấp nguy hiểm với biến chứng nhanh, đột ngột, thậm chí gây suy hô hấp hoặc tử vong. Bởi vậy, cha mẹ cần có những xử lý kịp thời, đúng cách khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi

Ngoài một số biểu hiện giống các bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm phổi còn có nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Thường gặp nhất là:

  • Ho nhiều: Trẻ có thể ho vừa đến nặng, thường ho nặng tiếng và kèm theo đờm.
  • Thở nhanh liên tục: Thở > 60 lần/phút đối với trẻ 2 tháng tuổi; > 50 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng - 1 tuổi; > 40 lần/phút với trẻ trên 1 tuổi.
  • Khó thở, thở rít: Cánh mũi phập phồng, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực.
  • Sốt: Trẻ thường sốt vừa hoặc sốt cao, đổ mồ hôi.
  • Bị đau ngực trong lúc ho và giữa các cơn ho.
  • Tím tái quanh môi hoặc mặt, do bị thiếu oxy.
  • Nôn, trớ: Do những cơn ho liên tục và đờm nhiều.
  • Tiêu chảy.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi ở trẻ

(Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi ở trẻ)

Chuyên gia y tế cảnh báo, nếu trẻ có biểu hiện thở co lõm lồng ngực thì cần cấp cứu y tế ngay lập tức. Bởi đây là dấu hiệu của viêm phổi nặng, không được điều trị sớm trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm, gặp biến chứng về sức khỏe cũng như tính mạng.

 

Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?

Trẻ bị viêm phổi có thể tắm, điều này đã được y học hiện đại chứng minh và khuyến cáo thực hiện. Tắm giúp trẻ giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thông thoáng, từ đó giảm sự tấn công của virus và vi khuẩn gây hại.

Cha mẹ có thể tắm cho trẻ khi bị viêm phổi

(Cha mẹ có thể tắm cho trẻ khi bị viêm phổi)

Khi tắm cho trẻ, cha mẹ sử dụng nước ấm để trẻ không bị nhiễm lạnh, làm nặng thêm tình trạng viêm phổi. Đồng thời, hơi nước ấm có khả năng làm loãng đờm, làm sạch đường thở, xoa dịu sự khó chịu của trẻ, giúp trẻ thoải mái và bớt quấy khóc hơn. Vì thế cha mẹ không cần qphair quá lo lắng và bận tâm về vấn đề trẻ bị viêm phổi có được tắm không nhé!

Bé bị viêm phổi có được gội đầu không?

Tắm và gội thường đi đôi với nhau, các mẹ khi tắm sẽ kết hợp gội đầu luôn cho trẻ. Song, trong quá trình điều trị viêm phổi thì phụ huynh không nên gội đầu, phòng tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phổi

Đối với thắc mắc trẻ bị viêm phổi có được tắm không của nhiều gia đình, chuyên gia y tế cho rằng có thể tắm nhưng cần lưu ý về thời gian, tần suất và không gian thực hiện. Phụ huynh cần đảm bảo được các vấn đề dưới đây để bệnh tình của trẻ không trở nặng.

Bé bị viêm phổi có nên tắm hàng ngày không?

Khi trẻ bị viêm phổi, phụ huynh không nên tắm hàng ngày mà chỉ nên tắm 1 - 2 lần/tuần bằng nước ấm. Những ngày khác trong tuần, gia đình có thể sử dụng khăn ấm để rửa mặt, cổ, tay và vùng nhạy cảm để làm giảm cơn khó chịu cho trẻ.

Chỉ nên tắm cho trẻ viêm phổi 1 - 2 lần/tuần

(Chỉ nên tắm cho trẻ viêm phổi 1 - 2 lần/tuần)

Trẻ bị viêm phổi nên tắm trong bao lâu?

Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi, cơ thể tương đối yếu nên chỉ cần tắm trong 5 - 7 phút, không nên tắm quá lâu. Nếu kéo dài trên 7 phút, sẽ khiến trẻ mất thân nhiệt và nhiễm lạnh, làn da cũng trở nên khô và nhạy cảm hơn.

Lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phổi

Một số lưu ý sau đây sẽ giúp quá trình tắm cho trẻ bị viêm phổi an toàn, đạt hiệu quả mong muốn:

  • Chọn thời điểm trẻ tỉnh táo nhất để tắm, không tắm khi trẻ vừa bú xong hoặc đang bị đói, mệt.
  • Chuẩn bị phòng ấm áp, kín gió, nên sử dụng máy sưởi khi vào mùa đông.
  • Chuẩn bị sẵn khăn tắm, tã bỉm, quần áo sạch trước khi tắm cho trẻ.
  • Nhiệt độ nước tắm phù hợp nhất là 38 độ C.
  • Chỉ nên tắm bằng nước sạch cho trẻ, không thêm bất kỳ chất tẩy rửa nào khác vào nước tắm.
  • Dùng khăn khô, thấm hút tốt để lau người cho trẻ, đồng thời mặc quần áo ngay sau khi tắm.

Trẻ bị viêm phổi có được tắm không và những lưu ý quan trọng

(Trẻ bị viêm phổi có được tắm không và những lưu ý quan trọng)

Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh vốn nhạy cảm, khi bị bệnh mức độ nhạy cảm với môi trường và tác động bên ngoài càng tăng cao. Cho nên, phụ huynh cần hết sức lưu ý, cẩn thận khi tắm cho bé trong khoảng thời gian này.

Hướng dẫn lau sạch người cho trẻ

Như đã chia sẻ trong nội dung trẻ bị viêm phổi có nên tắm không, gia đình chỉ nên tắm 1 - 2 lần/tuần cho trẻ. Những ngày còn lại chỉ nên làm sạch cơ thể bằng cách lau người, sau đây là quy trình lau người mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bế đặt trẻ lên đầu gối hoặc nằm trên thảm, cởi quần áo trừ tã và quấn trẻ trong khăn ấm.
  • Bước 2: Nhúng khăn hoặc bông vào nước, vắt nhẹ rồi tiến hành lau nhẹ nhàng quanh mắt, từ mũi hướng ra bên ngoài. Mỗi mắt nên sử dụng một đầu khăn hoặc một miếng bông mới, hạn chế tình trạng nhiễm trùng chéo giữa hai mắt.
  • Bước 3: Giặt lại khăn hoặc lấy miếng bông mới, lau xung quanh tai trẻ nhưng không đi vào bên trong. Không dùng tăm bông để làm sạch phía bên trong tai trẻ.
  • Bước 4: Dùng khăn được giặt sạch, còn ẩm để làm sạch mặt, cổ, tay, nách. Sau đó lau khô lại bằng khăn mới.
  • Bước 5: Cởi bỉm, vệ sinh mông và vùng kín của trẻ bằng nước ấm. Dùng khăn khô lau cẩn thận, lau sạch cả các nếp gấp da và mặc bỉm mới.

Trên đây là 5 bước lau người cơ bản mà phụ huynh có thể áp dụng khi trẻ bị viêm phổi, sốt, ốm, sức khỏe không đủ điều kiện để tắm rửa hằng ngày. Với phương pháp làm sạch cơ thể này, cha mẹ vẫn lưu ý thực hiện trong phòng ấm, kín gió và thao tác nhanh.

Cách tắm cho trẻ khi bị viêm phổi

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị viêm phổi có được tắm không và được lưu ý khi tắm cho trẻ khi bị viêm phổi. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ hướng dẫn bạn quy trình tắm đúng chuẩn cho bé. Đảm bảo đạt được hai mục đích, vừa giúp trẻ dễ chịu, thư giãn, vừa ngăn chặn vi khuẩn và virus tấn công ngược.

Nguyên tắc khi tắm cho trẻ bị viêm phổi

Để quá trình tắm trẻ diễn ra an toàn, không khiến bệnh tình diễn tiến thì cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không tắm quá 5 - 7 phút.
  • Chỉ tắm ở nơi kín gió, bật sưởi ấm vào mùa đông.
  • Không tắm cho trẻ vào buổi tối.
  • Chỉ tắm 1 - 2 lần/tuần.
  • Nhiệt độ nước tắm phù hợp, khoảng 38 độ C.
  • Tắm xong cần làm khô ngay cơ thể trẻ.
  • Không tắm khi trẻ bị sốt cao.

Những nguyên tắc cần nhớ khi tắm cho trẻ

(Những nguyên tắc cần nhớ khi tắm cho trẻ)

Đây là những nguyên tắc cơ bản mà cha mẹ cần nhớ khi tắm cho trẻ bị viêm phế quản. Ngoài ra, trước khi quyết định tắm cho trẻ thì phụ huynh cũng cần căn cứ trên tình trạng sức khỏe hiện tại, nếu trẻ quá yếu thì chưa nên tắm vội.

Quy trình tắm cho trẻ viêm phổi

Trẻ bị viêm phổi có được tắm không và tắm như thế nào để tình trạng bệnh của bé không bị nặng thêm. Hãy tham khảo quy trình tắm cho trẻ viêm phổi gồm ba bước như sau:

Bước

Nội dung

Trước khi tắm

  • Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, như chậu tắm sâu lòng, xà bông, cốc nhựa, khăn lau, bỉm mới, quần áo sạch. Đồng thời giữ phòng tắm luôn kín gió, ấm áp, tránh nhiễm lạnh.
  • Nhiệt độ nước tắm phù hợp, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, giảm ho, khò khè, chảy nước mũi,...
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên như lá trà xanh, gừng để tắm cho trẻ, tăng hiệu quả giảm ho và giữ ấm.

Trong khi tắm

  • Vệ sinh vùng kín trẻ trước khi thả trẻ vào chậu nước ấm.
  • Kê cao đầu trẻ khi thả xuống chậu tắm, không để cơ thể ngập dưới nước. Sử dụng khăn ấm hoặc liên tục lên cơ thể trẻ, tránh nhiễm lạnh.
  • Dùng tay massage lưng, ngực để trẻ thoải mái hơn.

Sau khi tắm

  • Nâng trẻ ra ngoài bồn, lập tức phủ khăn ấm và lau khổ.
  • Sau khi làm khô cơ thể trẻ, tiến hành mặc quần áo, đội mũ, đóng bỉm. Ưu tiên quần áo có chất liệu mềm mại, thấm mồ hôi để tránh trẻ nô đùa, mồ hôi thấm ngược gây cảm.
  • Dùng thêm tinh dầu tràm thoa dưới lòng bàn chân, ngực và lưng để giữ ấm cho trẻ.

Nhìn chung, trước, trong và sau khi tắm, trẻ viêm phế quản luôn cần được giữ ấm và tránh tiếp xúc trực tiếp với gió. Dù vậy, phụ huynh không nên mặc quần áo quá dày cho trẻ, khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều và thấm ngược lại cơ thể.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Ngoài lưu ý trẻ bị viêm phổi có được tắm không và khi tắm cho trẻ, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc bé trong quá trình điều trị viêm phổi tại nhà như sau:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

(Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà)

  • Phụ huynh chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng, nước sạch thường xuyên.
  • Chế độ dinh dưỡng ưu tiên đồ ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa,...
  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể bổ sung dưới các hình thức khác nhau như sữa, soup, canh,... để làm loãng đờm, dịu họng và giảm ho.
  • Bổ sung hoa quả, rau xanh vào thực đơn của trẻ, tăng cường vitamin và sức đề kháng để đẩy lùi virus, vi khuẩn.
  • Luôn giữ ấm cho trẻ, tránh dính mưa hay gió trực tiếp.
  • Hạn chế, tránh đưa trẻ đến nơi đông người.
  • Khi cần ra ngoài, cần đeo khẩu trang cho trẻ.
  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa đến cơ sở y tế lập tức.

Kết lại, câu trả lời cho vấn đề trẻ bị viêm phổi có được tắm không là có thể, tuy nhiên chỉ nên tắm khi trẻ tỉnh táo và không sốt cao. Đồng thời, mỗi tuần phụ huynh nên tắm cho trẻ 1 - 2 lần và tuyệt đối không gội đầu trong quá trình điều trị bệnh. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bậc phụ huynh xoá tan những lo lắng trong đầu khi trẻ bị viêm phổi. Bệnh viện Phương Đông luông đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong hành trình bảo vệ sức khoẻ bé và cùng con lớn lên khoẻ mạnh!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
10,694

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám