Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài: Dấu hiệu - nguyên nhân - cách điều trị

Thu Hiền

06-03-2024

goole news
16

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài không phải là triệu chứng hiếm gặp. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng để hỗ trợ bé, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên hiểu và biết cách xử lý tình trạng này. Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua bài viết dưới đây!

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài là gì?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là tình trạng đầy hơi chướng bụng xuất hiện khi dạ dày và ruột bị thừa khí hơi làm cho bụng căng lên.

Các triệu chứng tiêu biểu là: buồn nôn, nôn, ợ chua, đau bụng hoặc táo bón. Chướng bụng là biểu hiện bình thường tuy nhiên trẻ sơ sinh bị đầy hơi không đi ngoài thì lại khác. Đây là dấu hiệu ẩn chứa bất thường về hệ tiêu hoá.  

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc hơnTrẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc hơn

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài là cảm giác căng tức, khó chịu do áp lực tăng lên, bụng căng to bất thường. Trẻ khó đi đại tiện, thời gian đại tiện kéo dài. Triệu chứng kèm theo đau bụng và đau hậu môn. Cơn đau có thể đau dần và biến mất theo thời gian.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Cha mẹ nên chú ý quan sát để phát hiện sớm trẻ sơ sinh bị đầy bụng hay không. Nếu có một trong các dấu hiệu sau thì phụ huynh cần có biện pháp xử lý kịp thời: 

  • Trẻ sơ sinh đang bú tự nhiên co chân, đỏ mặt, khóc ré lên
  • Sau khi bụng bé bị chướng bụng. Vỗ vào thấy bụng sưng to, kêu to như cái trống
  • Hay ợ hơi, nấc cụt và hay ọc sữa. Một số bé phun sữa ra như vòi rồng hoặc trớ ra cặn sữa
  • Lười bú, biếng ăn, bỏ bú
  • Xì hơi nhiều, trẻ sơ sinh đi ngoài ra phân lỏng hoặc bị són phân ra ngoài 
  • Sôi bụng
  • Mất ngủ hoặc bé ngủ kém. Trẻ chậm lớn.

Về vấn đề đi ngoài, trẻ có thể đi ngoài nhiều, phân lỏng. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài. Bé khó rặn khi đại tiện, đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, phân cứng, khô, nhỏ.

Lười ăn, chán ăn là một trong những dấu hiệu hệ tiêu hoá của trẻ gặp bất thườngLười ăn, chán ăn là một trong những dấu hiệu hệ tiêu hoá của trẻ gặp bất thường

Tại sao trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài có thể do các nguyên nhân như sau: 

Tiêu hoá kém

Đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng đến 1 tuổi. Bởi giai đoạn này hệ tiêu hoá của trẻ còn khá non yếu và nhạy cảm. Hệ tiêu hoá hoạt động kém tối ưu nên, nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì nguy cơ đi ngoài ít hơn. Nhưng đối với trẻ dùng sữa công thức có thể khiến trẻ khó hấp thu protein trong sữa công thức khiến trẻ khó tiêu thường xuyên hơn. 

Đồng thời, trong quá trình tiêu hoá và vi khuẩn đường ruột hoạt động, khí sinh ra không ngừng. Nếu trẻ còn được cho ăn nhiều bữa, tăng lượng sữa có thể tạo cảm giác căng tức, khó chịu cho em bé. 

Trẻ uống sữa công thức khó hấp thụ protein khiến trẻ bị khó tiêu hơn bình thườngTrẻ uống sữa công thức khó hấp thụ protein khiến trẻ bị khó tiêu hơn bình thường

Thừa đường lactose từ người mẹ

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng có thể là do cơ thể trẻ thiếu enzyme lactase nên không hấp thu đường, đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Hệ quả là bé bị chướng bụng, phải chịu đau đớn vì đầy hơi. 

Chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý

Chế độ ăn khoa học của mẹ có thể khiến trẻ đi ngoài thành khuôn, đều đặn và ngược lại. Ngược lại, nếu mẹ bé ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ thì lượng chất xơ bé hấp thụ sẽ ít. Do đó, tần suất đi cầu, chất lượng phân cũng kém đi. Trẻ sơ sinh có thể thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi hơn.

Dụng cụ uống sữa không sạch sẽ

Nếu dụng cụ vệ sinh không được tiệt trùng kỹ càng có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn và gặp vấn đề trong tiêu hoá. 

Thay đổi chế độ ăn đột ngột

Trẻ chuyển từ uống sữa sang ăn dặm, từ thức ăn mềm sang thức ăn rắn. Lượng thức ăn, thành phần khác nhau có thể khiến hệ tiêu hoá của trẻ chưa kịp làm quen đã phải hoạt động hết công suất. Không loại trừ một số thực phẩm được đưa vào bữa ăn chưa phù hợp. Kết quả là quá trình đường ruột chưa kịp làm quen, trẻ bị đầy hơi chướng bụng và khó tiêu.

Để tránh trẻ bị đầy bụng không đi ngoài, mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớmĐể tránh trẻ bị đầy bụng không đi ngoài, mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài phải làm sao?

Đa phần trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài sẽ tự giảm về hết dần khi hệ tiêu hoá của bé phát triển hơn. Tuy nhiên không loại trừ trường hợp cha mẹ vẫn phải can thiệp đưa trẻ đến Bệnh Viện nếu bé có các dấu hiệu xấu như:

  • Sốt, nôn mửa, chướng bụng
  • Khóc quá nhiều
  • Không bú hay ăn bất cứ thứ gì
  • Còng lưng như thể bé đang ăn

Hướng dẫn 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài

Để hỗ trợ điều trị cho trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài, cha mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc dưới đây:

Massage bụng

Sau 30 phút khi ăn xong, cha mẹ có thể massage bụng cho bé bằng cách đặt hai đầu ngón tay trỏ và giữ lên bụng trẻ. Sau đó, di chuyển tay theo chiều kim đồng hồ. 

Cách làm này có thể kích thích nhu động ruột, giúp chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Tình trạng chướng bụng cũng được giảm nhẹ bởi lượng hơi trong bụng được giảm nhẹ, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Chăm massage bụng cho bé có thể giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu hơnChăm massage bụng cho bé có thể giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu hơn

Điều chỉnh tư thế khi bú cho trẻ

Khi cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, mẹ nên đặt đầu bé lên cao hơn dạ dày để sữa chảy xuống dạ dày dễ hơn. Bé ít nuốt khí vào bụng và dễ ợ hơi hơn. 

Chườm nóng bụng cho bé

Để hỗ trợ trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài, mẹ có thể dùng 2 chiếc khăn sạch, nhúng vào nước nóng rồi vắt khô. Sau khi kiểm tra độ nóng của khăn, mẹ hãy đặt 1 khăn lên bụng bé. Chiếc còn lại quấn quanh bụng bé để cố định. 

Chườm nóng truyền hơi nóng vào trong bụng, có thể giúp hơi trong bụng bé nhanh thoát ra ngoài và giảm các giác khó chịu khi không đi tiêu lâu ngày. 

Hỗ trợ bé ợ hơi

Sau khi dùng bữa, mẹ có thể bế bé, đầu bé tựa vào ngực mẹ. Mẹ vỗ lưng bé từ từ cho đến khi bé ợ hơi thành tiếng. Giúp bé ợ hơi có thể giúp bé giảm sự khó chịu khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài.

Thay đổi cách ăn cho bé

Không nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm với các thức ăn rắn quá sớm vì khi hệ tiêu hoá phải tiếp xúc với thực phẩm không phù hợp. Thức ăn không tiêu được sẽ tồn đọng và lên men tạo thành hơi trong đường ruột.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn chuyển bé từ uống sữa mẹ sang uống sữa công thức hoặc đổi loại sữa cũng cần thay đổi từ từ, nếu không có thể khiến bé bị đầy bụng. 

Mẹ nên xay nhuyễn và cho trẻ làm quen với thức ăn mềm từ trướcMẹ nên xay nhuyễn và cho trẻ làm quen với thức ăn mềm từ trước

Bổ sung nước cho trẻ

Em bé bị đầy bụng có thể là do thiếu nước. Vì thế, mẹ có thể theo dõi lượng nước em bé hấp thu mỗi ngày và bổ sung lượng nước cần thiết nếu bé uống ít nước hoặc hay bỏ bú. Bổ sung lượng nước sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài.

Luyện tập thể dục

Phụ huynh có thể bổ sung bài tập thể dục đạp xe, mô phỏng động tác đạp xe giúp bé giảm chướng bụng. Cách thực hiện theo các bước như sau:

  • Đặt bé nằm ngửa, một chân ngược lên ngực. Chân kia đẩy xuống. 
  • Đẩy chân đang co xuống. Đồng thời, mẹ đưa chân vừa đẩy xuống lên.
  • Lần lượt lặp lại các động tác giúp bé đẩy khí trong bụng ra ngoài. 

Khám sức khỏe cho trẻ em ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Để chủ động bảo vệ sức khoẻ cho bé, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, các chức năng của trẻ chưa phát triển hết. Hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Khoa Nhi Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông hiện đang là địa điểm được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn và đặt lịch khám cho con em mình. Bởi những lý do:

  • Đa dạng các gói khám: tư vấn dinh dưỡng, sức khoẻ tổng quát, tiêm chủng khám và điều trị,... Trong đó có Khám tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.
  • Đội ngũ bác sĩ Khoa nhi đầu ngành, đã xử lý nhiều ca bệnh khó và thấu hiểu tâm lý con trẻ: BS CKII - Trần Kinh Trang (Trưởng khoa Tim mạch BV Nhi TW), TS.BS Dương Bá Trực (chuyên sâu các bệnh lý huyết học cho trẻ), PGS.TS.BS Phạm Hữu Hoà (Trưởng Khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi TW),..
  • Chương trình ưu đãi thường xuyên, hỗ trợ tiết kiệm chi phí từ kết hợp BHYT, BHBL.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu. Ứng dụng thành công công nghệ AI vào nội soi tiêu hoá.

Bệnh nhi khám bệnh tại Khoa Nhi BVĐK Phương ĐôngBệnh nhi khám bệnh tại Khoa Nhi BVĐK Phương Đông

Chính vì thế, Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có lợi thế trong tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhi sơ sinh. Từ đó, em bé được chữa trị kịp thời, dứt điểm và lớn lên khỏe mạnh như các bạn cùng trang lứa.  

Để đặt lịch khám nhi và biết thêm thông tin về trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,341

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám