Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu tình trạng sức khỏe như nào?

Nguyễn Thu Hà

17-03-2021

goole news
16

Trẻ sơ sinh bị khô môi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khởi phát tình trạng này như thói quen liếm môi, dị ứng, thiếu nước hay thiếu dinh dưỡng. Khi bé bị khô môi, cha mẹ áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời để giảm bớt cảm giác khó chịu cho trẻ.

Hiện tượng khô môi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị khô môi là hiện tượng môi của trẻ bị bong tróc, thô ráp. Thậm chí, trong trường hợp nặng, môi bé còn bị nứt, ứa máu mỗi khi bé khóc, cười hay dùng tay để gãi.

Thời tiết thay đổi sẽ khiến nhiệt độ và độ ẩm thay đổi làm cho làn da, nhất là da trẻ sơ sinh bị tác động nhiều. Mặt khác, độ ẩm trên da trẻ sơ sinh có được là từ sữa nên môi bé sẽ khô hơn người lớn và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố xung quanh. 

Trẻ sơ sinh bị khô môi là hiện tượng môi của trẻ bị bong tróc, thô ráp
Trẻ sơ sinh bị khô môi là hiện tượng môi của trẻ bị bong tróc, thô ráp

Thông thường, môi của trẻ sơ sinh có vẻ khô và đỏ hơn so với trẻ lớn hơn nhưng điều này không gây ra bất kỳ sự đau đớn hoặc khó chịu nào. Tuy nhiên, bạn vẫn không nên xem nhẹ hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi bởi đôi lúc tình trạng này cảnh báo nguy cơ bé bị thiếu nước. Ngoài ra, việc cho trẻ bú bình sai cách, thiếu vitamin B cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ.  

Nguyên nhân gây nên tình trạng khô môi ở bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị khô môi có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do bé bị bong da, liếm môi, dị ứng, mất nước,... Cụ thể:

Tre bị lột da gây khô môi

Sau khi sinh, trẻ sơ sinh thường sẽ bong một ít da để da dần thích nghi với thế giới bên ngoài tử cung của người mẹ. Đây là quá trình bình thường và có thể gây ra hiện tượng lột da, thậm chí khô môi. 

Bé sơ sinh bị khô môi do có thói quen liếm môi

Trẻ sơ sinh có bản năng mút khá mãnh liệt, bé có thể tiếp tục mút hoặc liếm môi ngay cả khi không bú. Nhiều cha mẹ có suy nghĩ hành động liếm môi thường xuyên sẽ làm cho môi đỡ bị nứt hơn. Nhưng điều này là sai lầm, bởi nước bọt thường nhanh chóng bay hơi sau khi liếm, do đó, nó sẽ càng làm cho môi mất đi độ ẩm tự nhiên và khiến trẻ sơ sinh bị khô môi. Cộng thêm việc trẻ nhỏ liên tục thè lưỡi và liếm môi thì có lẽ mẹ đã hiểu tại sao môi trẻ bị khô rồi đấy. 

Môi trẻ sơ sinh bị khô có thể xuất phát từ thói quen thường xuyên liếm môi
Môi trẻ sơ sinh bị khô có thể xuất phát từ thói quen thường xuyên liếm môi

Phản ứng với yếu tố dị ứng khiến trẻ sơ sinh bị khô môi

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi còn do bé có làn da nhạy cảm. Điều này khiến da dễ phản ứng với nhiều loại kem dưỡng da hoặc thậm chí trẻ dị ứng ngay cả với chất liệu của quần áo mà con đang mặc. Nên nếu hôn bé trong khi bạn có thoa son, trang điểm có thể khiến bé bị phát ban và gây ra hiện tượng khô hoặc nứt nẻ môi. Ngoài ra, vải, khăn ướt cũng có nguy cơ gây ra các kích ứng tương tự.

Thiếu chất dinh dưỡng

Tình trạng đôi môi nứt nẻ là một dấu hiệu khác cho thấy chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé là không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu một đứa trẻ sơ sinh được chẩn đoán có hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định trong cơ thể thấp hơn, đôi môi của bé sẽ không giữ được độ ẩm. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể trẻ có hệ miễn dịch kém. Nếu nghi ngờ, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra đầy đủ. 

Trẻ sơ sinh bị khô da do tác dụng phụ của thuốc

Trẻ sơ sinh bị khô môi còn là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Do vậy, nếu bé đang mắc bệnh, bạn có thể thảo luận về những tình trạng mà con dễ gặp phải khi sử dụng thuốc. Điều này giúp bác sĩ có hướng điều chỉnh thích hợp

Trẻ bị khô môi do thiếu nước

Khi trẻ không uống đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ sơ sinh có thể bị mất nước. Đặc biệt vào trời mùa hè, nắng nóng, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để tránh hiện tượng thiếu nước. Các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh bao gồm: Da khô, nứt nẻ, thóp đầu bị lõm, môi và lưỡi đều khô, hơi thở sâu, gấp gáp, bàn tay và bàn chân hơi lạnh, bé Khóc nhưng không có nước mắt. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay nhé. 

Mất nước khiến trẻ bị khô môi

Ngoài tình trạng thiếu nước, mất nước cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô môi. Có 2 yếu tố gây ra nguyên nhân mất nước ở trẻ sơ sinh: một là thời tiết khô, lạnh sẽ làm độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp khiến cho môi trở nên khô cứng; thứ hai là điều kiện thời tiết cũng có thể khiến bé ra nhiều mồ hôi liên tục.

Mất nước cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi
Mất nước cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi

Ngoài ra, nếu số lượng thức ăn bé cần không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, cơ thể sẽ không đủ nước. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng môi khô. Một số dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể nhận biết là: Mắt trũng, bé  khóc không có nước mắt, bàn tay và bàn chân lạnh, nhịp tim nhanh, có một điểm mềm trên đầu của bé,....

Ba mẹ cần làm gì khi con bị khô môi

Để khắc phục tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để giúp con yêu giảm đau nhanh chóng, giảm sự khó chịu và giúp bé thoát khỏi tình trạng khô môi. Cụ thể là:

Cho trẻ sơ sinh bị khô môi bú thường xuyên

Trẻ sơ sinh có thể nhanh chóng bị mất nước nếu không được cho bú đều đặn. Mặt khác, mỗi bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Trong vài tuần đầu đến vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường sẽ được cho ăn mỗi 1 – 3 giờ hoặc khoảng 8 – 12 lần trong 24 giờ.

Bôi sữa mẹ lên môi bé

Sữa mẹ là cách an toàn và tự nhiên nhất để chữa lành tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi. Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, sữa mẹ còn chứa sữa non, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi khuẩn và virus. Mẹ hãy thoa một ít sữa xung quanh núm vú trước khi cho bé bú hoặc dùng ngón tay chấm nhẹ sữa lên môi trẻ. Điều cần chú ý là mẹ không nên chà xát lên môi bé. Điều này không chỉ có tác dụng làm dịu và giữ ẩm mà còn giúp giảm nguy cơ con yêu bị nhiễm trùng. 

Bôi dầu dừa trị khô môi ở trẻ

Dầu dừa có thành phần chính là axit lauric, có khả năng làm mềm vết khô môi nhưng không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Do đó, nó được coi như phương thuốc tự nhiên dùng khi bé bị khô môi. Dầu dừa khá rẻ và mẹ hoàn toàn có thể mua để sẵn tại nhà. Mẹ chỉ cần chấm một chút dầu dừa lên môi bé, thoa nhẹ và lặp lại nhiều lần trong ngày. 

Khi thấy trẻ bị khô môi, phụ huynh hãy lấy dầu dừa bôi lên môi bé để dưỡng ẩm
Khi thấy trẻ bị khô môi, phụ huynh hãy lấy dầu dừa bôi lên môi bé để dưỡng ẩm

Dùng son dưỡng môi cho trẻ

Hiện nay có những loại son dưỡng đặc biệt được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chúng được làm từ các thành phần tự nhiên dịu nhẹ và phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Do đó, bạn có thể tìm hiểu về sản phẩm này để sử dụng cho con yêu nhé. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chọn mua cho bé yêu dùng nhé. 

Sử dụng Vaseline cho trẻ

Vaseline là loại sáp được làm từ lanolin, có tác dụng dưỡng ẩm mạnh mẽ cho đôi môi nhỏ bé của trẻ, giúp chữa lành vết nứt nhanh hơn. Ngoài ra, thành phần này rất lành tính cũng như tương đối an toàn, ngay cả khi bé yêu liếm hoặc nuốt phải. Cách sử dụng là mẹ rửa tay sạch, quệt một ít sáp lên ngón tay rồi thoa nhẹ nhàng lên đôi môi của trẻ. Mẹ hãy thử sử dụng loại sáp này vào ban đêm khi bé ngủ để sản phẩm giữ được lâu hơn và đủ thời gian cần thiết cho quá trình chữa lành. 

Giữ độ ẩm phòng ngủ hợp lý

Mẹ nên giữ ấm cho bé nếu phòng ngủ sử dụng máy lạnh và nhiệt độ của điều hòa nên để trong mức phù hợp từ 25 - 27 độ C. Nhiệt độ quá lạnh có thể nhanh chóng làm khô đôi môi nhạy cảm của trẻ sơ sinh. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm sẽ hỗ trợ tăng độ ẩm trong khu vực sinh hoạt. Việc giữ ẩm không khí ở mức vừa phải có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi. Do đó, mẹ hãy cân nhắc về việc mua và sử dụng sản phẩm này nhé. 

Để hạn chế tình trạng trẻ bị khô môi, phòng ngủ của bé phải có độ ẩm thích hợp
Để hạn chế tình trạng trẻ bị khô môi, phòng ngủ của bé phải có độ ẩm thích hợp

Biện pháp phòng tránh hiện tượng khô môi ở trẻ sơ sinh

Để ngăn ngừa tình trạng môi khô ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:

  • Duy trì nhiệt độ tối ưu trong nhà.
  • Không cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa quá lâu
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết khô hanh, khó chịu.
  • Cho bé mặc loại quần áo có chất liệu thích hợp theo từng điều kiện thời tiết.
  • Tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc gió mạnh.
  • Đảm bảo cho bé bú sữa mẹ thường xuyên, nhất là khi thời tiết nắng nóng, dễ khiến bé bị mất nước.

Trẻ sơ sinh thì bị khô môi chắc chắn sẽ khiến bé đau đớn và khó chịu. Bởi vậy, ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có phương hướng khắc phục hiệu quả. Qua bài viết này, mong rằng các mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, quý phụ huynh có thể gọi trực tiếp đến hotline 19001806 để được tư vấn miễn phí.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
42,679

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám