Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ có thể khiến trẻ ngủ nông. Một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi đến nỗi bé loay hoay không vào giấc, thậm chí mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi, sức khoẻ kém cho con trẻ và mệt mỏi, tạo áp lực tinh thần cho cha mẹ. Sau đây là gợi ý về cách chăm sóc và điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả cho bé của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông!
Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở
Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ bằng các dấu hiệu sau:
- Khó thở, mất ngủ
- Dễ quấy khóc, bực bội và khó chịu
- Thở bằng miệng
(Hình 1 - Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi hay mất ngủ và quấy khóc nhiều)
Theo thời gian, bé sẽ có thói quen thở bằng miệng, ăn uống và ngủ nghỉ không theo giờ giấc quy định. Gia đình nên lưu ý, những bất thường về đường hô hấp của bé dễ xuất hiện hơn vào các thời điểm dưới đây:
- Thời tiết giao mùa, thay mùa
- Nhiệt độ thay đổi như độ ẩm thấp, thời tiết khô hanh,... tạo điều kiện cho virus gây bệnh sinh sôi
- Trẻ bị cúm hay viêm xoang
- Môi trường sống có các tác nhân gây dị ứng như bụi, thuốc lá, nước hoa,....
(Hình 2 - Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi vào ban đêm có thể là do thời tiết thay đổi khiến bé bị các vi khuẩn tấn công)
Các biểu hiện khác
Trên thực tế, cha mẹ hay bắt gặp con trẻ có các triệu chứng khi gặp khó khăn khi thở dưới đây:
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: Bé có thể bị sốt cao >39 độ C báo hiệu tình trạng nhiễm trùng xoang mũi, đường thở và đau rát họng.
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm: Khi kiểm tra sẽ thất các dịch nhầy, mô mũi sưng và tắc nghẽn khiến bé bị khó thở, càng về đêm con bạn sẽ càng khó thở. Một số bé không thở được nên phải chuyển sang thở bằng miệng.
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kèm ho: Đây là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có sức đề kháng yếu, dễ bị viêm đường hô hấp trên hoặc dưới.
- Trẻ sơ sinh bị khò khè nghẹt mũi: Bên cạnh đó, con bạn có thể bị chảy nước mũi, quấy khóc,... cảnh báo tình trạng phế quản bị viêm, dịch nhầy cản trở đường lưu thông của không khí.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ do dị ứng thời tiết chỉ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Ngược lại, nếu tình trạng khó thở kéo dài lâu hơn và chỉ chấm dứt khi bé đã được điều trị đúng bệnh, đúng phương pháp.
(Hình 3 - Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể chỉ mất từ 5 - 7 ngày điều trị tại nhà để hồi phục)
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý nguy hiểm. Bởi bất thường này trực tiếp dẫn đến:
- Trẻ chán ăn, gây ra suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, thậm chí là sự phát triển trí não của trẻ.
- Trẻ mất ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt
Đồng thời, cha mẹ phải chăm sóc các bé nhiều về đêm nên chất lượng giấc ngủ và tinh thần của gia đình sẽ suy giảm đáng kể.
(Hình 4 - Trẻ dễ khó chịu, quấy khóc khi bị nghẹt mũi khó thở)
Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?
Một số cha mẹ thường sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi để em bé khỏi bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sát trùng cho đường thở cũng hiệu quả. Nguyên nhân là có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, bao gồm:
- Cảm lạnh, cảm cúm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm kèm ho, sốt là các triệu chứng điển hình của viêm đường hô hấp do thời tiết.
- Dị ứng: Trẻ sơ sinh với cơ địa nhạy cảm nên dễ phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa,… Do đó, bệnh dẫn đến triệu chứng nghẹt mũi khi ngủ ở trẻ em.
- Mọc răng: Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng khiến hệ miễn dịch thay đổi. Trẻ bị khó chịu, đau nhức, ho, nghẹt mũi và không ngủ ngon giấc.
(Hình 5 - Quá trình mọc răng ở trẻ sơ sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ)
- Thay đổi môi trường: Sự thay đổi môi trường sống hoặc môi trường không khí ô nhiễm có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi ban đêm do bụi bẩn và khói bụi gây viêm mũi và tắc nghẽn.
- Bệnh lý về hô hấp: Các bệnh như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi ban đêm.
- Các nguyên nhân khác: Bao gồm tác động của khói thuốc lá và sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào hệ thống hô hấp.
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra nghẹt mũi giúp cha mẹ áp dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp và kịp thời đối với tình trạng nghẹt mũi khó thở khi ngủ của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?
Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nhỏ nước muối sinh lý là phương pháp chăm sóc bé bị nghẹt mũi đầu tiên. Thuốc nhỏ mũi sẽ đào thải dịch nhầy, hỗ trợ thông mũi, làm sạch và sát khuẩn mũi hiệu quả.
(Hình 6 - Cha mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé bị nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên)
Tuy nhiên, cha mẹ chú ý sử dụng theo liều lượng hợp lý, không nên quá lạm dụng để tránh trẻ bị khô mũi.
Dùng bóng hút mũi
Nước muối sinh lý chỉ có tác dụng cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ trong thời gian ngắn. Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi lâu ngày thì lượng dịch nhầy tích tụ khá nhiều, cha mẹ phải cân nhắc dùng bóng hút mũi để làm loãng dịch nhầy và khơi thông đường thở.
Gia đình nên duy trì hút mũi 1 - 3 lần/ ngày để hỗ trợ trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Không nên hút mũi quá nhiều vì dễ gây kích ứng mũi.
(Hình 7 - Dùng bóng hút mũi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi)
Sửa tư thế ngủ cho bé
Đổi tư thế ngủ để giúp trẻ dễ thở hơn, bao gồm kê cao đầu bé bằng gối hoặc chăn dày, hoặc để bé nằm nghiêng về một hướng.
(Hình 8 - Sử dụng dụng cụ hút mũi để làm giảm nghẹt mũi ở trẻ)
Massage cánh mũi cho bé
Hàng ngày sau khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, gia đình nên massage trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh với thao tác nhẹ nhàng. Mẹ có thể dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi để giảm nhẹ các biểu hiện ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.
Cho trẻ uống nhiều nước
Bổ sung nước cũng là một trong số các cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Nước sẽ giúp cân bằng điện giải trong cơ thể và làm loãng dịch nhầy trong mũi.
(Hình 9 - Cho bé uống đủ nước là điều hết sức quan trọng)
Xông hơi
Mục đích của công hơi trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là làm loãng dịch nhầy, ấm mũi, giảm ho và giảm nhẹ tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh. Xông hơi được thực hiện bằng cách xả nước nóng vào chậu rồi cho trẻ ngồi xông.
Các phương pháp khác
Nếu các cha mẹ đã áp dụng cách phương pháp mà chưa thấy hiệu quả và vẫn phân vân không biết bé sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao thì có thể tham khảo thêm các phương pháp sau:
- Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ: Vệ sinh thường xuyên để đảm bảo môi trường sống của bé luôn sạch sẽ và thoáng đãng.
- Chườm khăn ấm lên vùng mũi, súc miệng bé bằng nước muối ấm, giúp bé hỉ mũi và đẩy dịch nhầy ra bên ngoài
- Cho bé mặc quần áo thoải mái, thoáng mát.
- Bật máy giữ ẩm không khí giúp giảm đau, khô rát họng và lỗ mũi thông thoáng hơn
Khi nào cần đưa bé đi khám?
Cha mẹ nên chú ý những thay đổi của cơ thể con khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Hãy đưa bé đến Bệnh viện uy tín gần nhất nếu:
- Gia đình đã thực hiện đầy đủ các biện pháp hỗ trợ nhưng tình trạng ngạt mũi khó thở khi ngủ của bé vẫn không được cải thiện
- Bé khó thở, thở nhanh, sốt cao. Chất nhầy từ dịch lỏng chuyển sang màu xanh hoặc vàng
- Phát ban da, sưng trán, mũi hoặc má, quấy khóc nhiều
(Hình 10 - Nếu trẻ bị nghẹt mũi có những dấu hiệu bất thường cần đưa bé đi khám ngay)
Những sai lầm cần tránh trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
Bên cạnh các cách chăm sóc trên đây, gia đình nên lưu ý không thực hiện các điều sau:
- Tự ý mua và cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Hút mũi cho trẻ bằng các dụng cụ chưa được khử khuẩn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào đường hô hấp của trẻ
- Không rửa tay với xà phòng khi chăm sóc trẻ cho bé uống thuốc, ăn uống,...
Bên cạnh đó, nếu bé cần chăm sóc y tế hoặc chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa thì Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ đáng tin cậy.
Con bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ PGS, TS đầu ngành và các bác sĩ có kinh nghiệm làm việc ở các Bệnh viện tuyến TW. Đồng thời, hệ thống trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ hỗ trợ tối đa quá trình khám chữa chuẩn xác, kịp thời và tiết kiệm thời gian cho cha mẹ.
(Hình 11 - Khám Nhi tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông)
Trong trường hợp bệnh nhi phải điều trị nội trú dài ngày, gia đình sẽ được nghỉ ngơi trong phòng nội trú hiện đại, tiện nghi với đầy đủ hệ thống chuông báo y tế và dụng cụ sinh hoạt thiết yếu như ở nhà. Hơn nữa, chương trình ưu đãi thường xuyên và chính sách thanh toán kết hợp BHYT, BHBL giúp gia đình an tâm thăm khám, tối ưu chi phí khi khám và chữa bệnh cho con.
Có thể nói, các triệu chứng của trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ sẽ giảm đi sau 2 - 3 ngày khi được cha mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng của bé có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hoặc viêm xoang. Chính vì thế, gia đình nên cân nhắc phối hợp giữa chăm sóc tại nhà và điều trị y khoa để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.