Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải

Nguyễn Mai Phương

07-12-2020

goole news
16

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vốn dĩ rất non yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là tiêu chảy. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để sớm có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Bệnh tiêu chảy có tên tiếng anh là diarrhea. Theo Bộ y tế, đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ với triệu chứng đặc trưng là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày.

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Còn theo tổ chức Vị tràng học Thế giới, tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lợn cợn hoặc phân lỏng liên tục một cách bất thường kéo dài gần 14 ngày, và được phân loại như sau:

  • Tiêu chảy do bị kích thích bài tiết: Đây là dạng tiêu chảy do tăng sự kích thích hoặc do cơ thể con người không dung nạp do độc tố của khuẩn tả làm kích thích bài tiết ion âm, nhất là ion clorua. Ngay cả khi không ăn,bệnh lý này vẫn tiếp tục tiếp diễn.
  • Tiêu chảy thẩm thấu: Đây là tình trạng tiêu chảy xảy ra khi có quá nhiều nước được kéo vào ruột hoặc do tiêu hóa kém, do các thuốc nhuận tràng thẩm thấu gây ra.
  • Tiêu chảy rỉ mủ: Là dạng tiêu chảy trong phân có lẫn cả máu và mủ. bệnh khởi phát từ các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng và bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng như E.coli. Ngoài ra, tình trạng dạng ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra dạng tiêu chảy rỉ mủ.
  • Kiết lỵ: Là tình trạng tiêu chảy với biểu hiện trong phân có máu. Đây là dấu hiệu cho thấy mô ruột của người bệnh đã bị xâm lấn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường thấy nhất sẽ bao gồm:

  • Trẻ bị đầy bụng, sôi bụng;
  • Trẻ bị đi ngoài liên tục, nhiều lần trong ngày. Lúc đầu bé đi ra phân lỏng, sau đó toàn là nước. Đặc biệt trong trường hợp bé bị bệnh tả phân sẽ chứa toàn nước đục như nước vo gạo.
  • Nôn cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy điển hình. Lúc đầu bé thường nôn ra thức ăn nhưng sau đó lại chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt.
  • Bé có biểu hiện mệt lả do mất nước.

Trẻ bị đi ngoài liên tục là dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ bị đi ngoài liên tục là dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mất nước do tiêu chảy bao gồm 3 cấp độ với sự nguy hiểm tăng dần như sau:

  • Mất nước mức độ nhẹ: Trẻ bị khô miệng, khô mắt, ít chảy nước mắt khi khóc hoặc không chảy nước mắt. Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường, hay mệt mỏi, quấy khóc,...
  • Mất nước mức độ vừa: Da bé bị  khô, xuất hiện hiện tượng trũng mắt. Bé trông lờ đờ hoặc thường xuyên ngủ li bì.
  • Mất nước mức độ nặng: Thóp của bé trũng xuống, da mất khả năng đàn hồi. Trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ, thần sắc ất lờ đờ, có khi hôn mê, bất tỉnh. Đặc biệt mạch của bé đập nhanh và tụt huyết áp.

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài kéo dài dưới 2 tuần có khả năng trẻ mắc tiêu chảy cấp. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm khiến trẻ nôn, mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho bé

Nhiễm khuẩn do virus Rota là nguyên nhân hàng đầu khiến bé sơ sinh bị tiêu chảy. Tình trạng này khởi phát do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột của trẻ. Đáng chú ý, virus Rota cũng là tác nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác.

Đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng có thể bao gồm:

  • Trẻ không dụng nạp lactose: Lactose là thành phần thường thấy trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Cơ thể trẻ sơ sinh không tự sản xuất đủ lactase, một loại enzyme có nhiệm vụ tiêu hóa lactose sẽ khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột. Từ đó gây nên các vấn đề về đường ruột, trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vốn dĩ đang còn trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài. Chẳng hạn như khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức cũng khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm của bé cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nếu được xử lý đúng cách, bệnh hoàn toàn không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu phụ huynh chủ quan không chăm sóc, điều trị sớm cho trẻ, bệnh tiêu chảy có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Viêm loét hậu môn: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở khu vực quanh hậu môn. Tình trạng này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí còn gây nhiễm trùng máu.
  • Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là tác nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Nguyên nhân là bệnh tiêu chảy khiến trẻ ăn ít đi đồng thời khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần.
  • Mất nước: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là mất nước. Trong giai đoạn bị mắc bệnh này, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) trong cơ thể trẻ bị mất đi thông qua việc đi ngoài phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Những chất này nếu không được thay thế kịp thời có thể khiến trẻ có triệu chứng co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Mối đe dọa nghiêm trọng nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là mất nước
Mối đe dọa nghiêm trọng nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là mất nước

Bởi vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu như phát hiện trẻ có dấu hiệu nguy hiểm như sau:

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy quá 3 ngày
  • Bé sốt cao kéo dài > 38,5 độ C
  • Bé có triệu chứng nôn ói nhiều.
  • Bé bị đau bụng, thường xuyên quấy khóc.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, đi ngoài phân lỏng có máu

Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả, phụ huynh nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu đời của trẻ. Đáng chú ý, theo các chuyên gia, bác sĩ việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là cách tốt nhất giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do do lượng đường trong sữa mẹ có thể dễ dàng chuyển hóa thành đường sữa, từ đó giúp vi khuẩn axit lactic phát triển đồng thời ức chế sự sinh sôi trực khuẩn đại tràng, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa ở trẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách phòng bệnh tiêu chảy ở sơ sinh và nhiều bệnh lý khác
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách phòng bệnh tiêu chảy ở sơ sinh và nhiều bệnh lý khác

Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cũng cần phải chủ động cải thiện môi trường sống xung quanh sao cho sạch sẽ. Đặc biệt, chỉ được sử dụng nguồn nước sạch cho bé và rửa tay, sát khuẩn tay trước khi cho trẻ bú,  xử lý phân trẻ nhỏ vệ sinh, an toàn.. 

Ngoài ra, cả mẹ và bé đều cần thực hiện ăn chín, uống sôi. Đây là cách làm hiệu quả giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đường ruột gây bệnh cho bé.

Cho trẻ uống vắc xin Rotavirus

Cho trẻ uống vắc xin Rotavirus ngay từ 6 tuần tuổi được giới chuyên gia đánh giá là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus. Hiện nay, có 3 loại vắc xin Rotavirus được áp dụng phổ biến tại nước ta với lịch uống cụ thể như sau:

  • Vắc xin Rotarix (xuất xứ Bỉ): Trẻ cần uống 2 liều; liều đầu tiên vào lúc 6 tuần tuổi và liều thứ 2 cần uống sau liều đầu tiên 4 tuần. Chú ý, để phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả, trẻ cần uống đủ 2 liều vắc xin Rotarix trước 24 tuần tuổi.
  • Vắc xin Rotateq (xuất xứ Mỹ): Trẻ cần uống 3 liều; liều đầu tiên khi trẻ 7-12 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều đầu khoảng 1 tháng và liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.
  • Vắc xin Rotavin-M1 ( xuất xứ Việt Nam): Trẻ cần uống 2 liều; liều đầu tiên uống khi bé được khoảng 6 tuần tuổi, liều thứ 2 uống sau liều thứ nhất từ 1-2 tháng. Chú ý, để phòng ngừa tiêu trẻ hiệu quả, trẻ cần uống đủ 2 liều vắc xin Rotavin-M1 trước khi được 6 tháng tuổi.

Uống vắc xin Rotavirus ngay từ 6 tuần tuổi là cách phòng tránh tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Uống vắc xin Rotavirus ngay từ 6 tuần tuổi là cách phòng tránh tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Tại Trung tâm Tiêm chủng bệnh viện Đa khoa Phương Đông, trẻ sẽ được miễn phí khám hoàn toàn trước khi uống vắc xin Rotavirus. Bên cạnh đó bác sĩ chuyên khoa cũng  tiến hành thăm khám sàng lọc, đảm bảo chắc chắn bé đủ điều kiện sức khỏe để uống vắc xin. Ngoài ra, sau khi uống vắc xin Rotavirus, bé sẽ được theo dõi phản ứng sau tiêm sát sao trong vòng 30 phút - tiếng.

Trung tâm Tiêm chủng bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu đội ngũ nhân viên, bác sĩ, điều dưỡng tận tâm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ giúp bố mẹ hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi đưa trẻ đến chủng ngừa. Ngoài ra, phụ huynh còn được trải nghiệm các các tiện ích miễn phí wifi, nước uống, giữ xe, khu vui chơi cho trẻ trong nhà,.....

Để được tư vấn chi tiết hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hoặc đặt lịch khám cho bé với chuyên gia nhi khoa giàu kinh nghiệm, cha mẹ vui lòng liên hệ hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,194

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám