Lời khuyên của chuyên gia khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Nguyễn Thu Hà

17-03-2021

goole news
16

Tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân luôn khiến nhiều ông bố bà mẹ phải lo lắng, căng thẳng. Liệu đây có phải dấu hiệu sức khỏe bé có vấn đề?

Thông thường, một em bé mới sinh có xu hướng giảm cân hoặc tăng cân rất chậm so với trọng lượng ban đầu trong vài ngày đầu sau sinh. Nhưng sau khoảng thời gian đó, bé sẽ tăng cân một cách đều đặn. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa khiến không ít các ông bố bà mẹ băn khoăn, lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không và làm cách nào để cải thiện?  

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ tăng trưởng như thế nào? 

trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là điều không đáng lo ngại

Trong khoảng 0 - 12 tháng đầu tiên của bé, mẹ nên theo dõi cân nặng của bé thường xuyên, so với cân nặng mới với mức ban đầu để biết con mình có đang phát triển bình thường hay không:

- Trẻ sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi: trung bình bé cần tăng 700 - 800gr

- Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi: trung bình bé cần tăng 500 - 600gr

- Trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi: trung bình bé cần tăng 400gr

- Trẻ từ 9 tháng tuổi - 1 năm tuổi: trung bình bé cần tăng 300 - 350gr.

Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ được xem là tăng trưởng bình thường khi chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng và chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà mỗi bé sẽ có sự phát triển không giống nhau. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có đáng lo ngại?

Thực tế, trẻ sơ sinh chậm tăng cân là điều không đáng lo ngại, nhưng bố mẹ cũng nên theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé. Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn đều đặn giống con nhà hàng xóm.

Tốc độ tăng trưởng của bé sẽ tăng nhanh rồi chậm lại, thậm chí có thể chững lại tạm thời khi bé bị ốm. Nhưng tổng thể bố mẹ nên thấy cân nặng và chiều cao của bé có tăng so với lúc chào đời. Nếu lo ngại việc bé chậm tăng cân hay không đủ cân, hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn.

trẻ sơ sinh chậm tăng cân có làm sao không

Sữa mẹ quá ít không đáp ứng được nhu cầu cũng khiến bé sơ sinh chậm tăng cân

Các bác sĩ sẽ làm gì với tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân?

Khi đưa trẻ đến bệnh viện, bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho bé, đồng thời hỏi bố mẹ một vài câu hỏi để xác định xem có vấn đề gì với sự tăng trưởng của bé không, nếu có thì nguyên nhân tiềm ẩn có thể là gì.

Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố cùng với tốc độ tăng trưởng của bé để đánh giá xem tình trạng hiện tại của bé như thế nào. Trẻ sẽ khỏe mạnh, vui vẻ khi đang đạt được đúng các cột mốc phát triển theo trình tự thời gian. Còn nếu phát hiện ra trẻ phát triển bất thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bé “không tăng cân” hoặc “không phát triển”.

Một số tiêu chí bác sĩ đưa ra để chẩn đoán bao gồm: 

- So với trọng lượng trên biểu đồ tăng trưởng, trọng lượng của bé dưới phần trăm thứ 5

- Nhẹ hơn 20% so với cân nặng lý tưởng với chiều cao của bé

- Giảm từ 2% trở lên so với mức tăng trưởng trong lần kiểm tra trước đó

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác cũng như theo dõi lượng calo bé nạp vào trong một khoảng thời gian. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ giới thiệu bố mẹ bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi về tiêu hóa, dinh dưỡng để đánh giá và điều trị. 

Theo các bác sĩ, tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể xảy ra với mọi bé. Tuy nhiên, những trẻ sinh sớm có nguy cơ cao hơn những trẻ sinh đủ tháng. Bố mẹ không nên lo lắng quá mức khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân, điều quan trọng hơn là phải tìm ra lý do tại sao. Và bố mẹ không được đổ lỗi cho chính mình. Đừng mặc cảm với cảm giác mình không phải là một người cha, người mẹ tốt. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là do đâu? 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân chẳng hạn như chế độ ăn uống, tiền sử sức khỏe của cha mẹ, mức độ hoạt động của trẻ, nguyên nhân gây căng thẳng đối với bé… Nhìn chung, nếu bé không phát triển đều thường do một trong những nguyên nhân dưới đây: 

- Trẻ bị sinh non: Với những bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm lên cân hơn so với các bé khác. Chưa kể đến sức khoẻ của bé cũng sẽ kém hơn, dễ mắc bệnh hơn.

- Trẻ không bú đủ sữa: Sữa mẹ quá ít không đáp ứng được nhu cầu khiến bé sơ sinh chậm tăng cân. Hoặc có thể vì lý do nào đó mà mẹ không xác định được lượng sữa cung cấp cho bé có đủ hay không. 

- Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe: Việc trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể liên quan đến sức khoẻ của bé. Chẳng hạn vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… Hoặc, bé bị một số rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Trẻ sơ sinh nên được cho bú mỗi 2 – 3 tiếng mỗi ngày trong 6 – 8 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bé chậm tăng cân vì do lười bú, không chịu bú. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn và bé chỉ bú với một lượng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

trẻ sơ sinh chậm tăng cân mẹ phải làm sao

Trẻ sơ sinh nên được ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân mẹ phải làm sao?

Nếu xác định được trẻ sơ sinh chậm tăng cân có liên quan đến vấn đề sức khỏe thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị bệnh dứt điểm. Khi đó trẻ mới bắt kịp đà phát triển một cách bình thường.

Để cải thiện cân nặng của trẻ, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

- Chăm chút cho giấc ngủ của con: Giấc ngủ tốt chính là yếu tố quan trọng để tăng cân ở trẻ sơ sinh. Do đó mẹ cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Đặc biệt, mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với những lúc khác.

- Cho bé bú thường xuyên: Đối với bé bú sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú mẹ mỗi 2 – 3 tiếng và bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu. 

- Bú đúng cữ: Bé ngủ lâu hơn vào ban đêm, bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức trong trường hợp sữa mẹ không đủ cho sự phát triển.

- Ăn dặm đúng thời điểm: Không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt…..

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu con của bạn bị bệnh trong thời gian dài thì có thể bé sẽ nhỏ con so với mặt bằng chung. Mặt khác, nếu vấn đề được giải quyết, bé hoàn toàn có thể bắt kịp các bạn nhỏ cùng lứa tuổi. Và bé sẽ sớm phát triển như trẻ khác trong một thời gian ngắn. Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bé cưng.

Nếu vẫn còn thắc mắc, quý phụ huynh hãy liên hệ đến hotline 19001806 để được tư vấn miễn phí. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,565

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám