Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nguyễn Thu Hà

27-05-2024

goole news
16

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua nhưng không kèm theo triệu chứng bất thường nào là hiện tượng bình thường, do hệ tiêu hóa chưa hấp thụ được hết chất dinh dưỡng. Bởi vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý từ chuyên gia y tế.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua là gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua là hiện tượng thường gặp, cha mẹ hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Song, cha mẹ không được chủ quan, cần tìm ra nguyên nhân để có hướng điều chỉnh phù hợp, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh phân mùi chua là hiện tượng bình thường

Trẻ sơ sinh phân mùi chua là hiện tượng bình thường

Ban đầu, những lần đầu đi ngoài của trẻ được gọi là phân su, màu hắc ín, xanh đen, đặc, dính và không mùi. Sau khi đẩy hết phân su ra ngoài cơ thể, phân trẻ sẽ chuyển dần sang màu vàng, không mùi hoặc có mùi theo nguồn dinh dưỡng.

Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, phân của trẻ thường không có mùi hoặc mùi ngọt nhẹ, dễ chịu. Còn với trường hợp trẻ uống sữa công thức, phân sẽ đặc tựa bơ đậu phộng, não và có mùi nồng hơn phân trẻ chỉ bú bằng sữa mẹ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

Đối với trẻ sơ sinh, lượng đi ngoài nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng lấy từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Kết cấu phân có thể sệt, lỏng, vón cục hoặc lợn cợn nhưng ít có mùi khó chịu. Vậy nên, nếu xuất hiện tình trạng đi ngoài có mùi chua, cha mẹ cần sớm tìm hiểu nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua thường xuất phát từ nguyên nhân về chế độ ăn của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua thường xuất phát từ nguyên nhân về chế độ ăn của bé

Theo các chuyên gia, các yếu tố làm tăng nguy cơ bé đi ngoài phân sống có mùi chua gồm có:

Do không hấp thụ hết dinh dưỡng

Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất có trong sữa. Bởi vậy, lượng đường cũng như dinh dưỡng có thể bị dư thừa, gây kích ứng dạ dày hoặc tạo điều kiện vi sinh vật phát triển, khiến phân trẻ có mùi chua.

Ngoài ra, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm, lượng tinh bột nạp vào cơ thể nếu quá nhiều hoặc chưa chín sẽ khiến hệ tiêu hóa quá tải. Từ đó thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động mạnh hơn, khiến phân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt mùi chua.

Do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng

Hệ vi sinh đường ruột tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, khi trẻ nhiễm khuẩn đường ruột, cúm dạ dày, ngộ độc thực phẩm,... thì các hại khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển mạnh, gây mất cân bằng hệ vi sinh. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé đi ngoài lỏng có mùi chua bất thường.

 

Lượng đường trong sữa mẹ cũng là nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Lượng đường trong sữa mẹ cũng là nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Ngoài ra, những trẻ chào đời qua đường âm đạo thường được nhận lợi khuẩn hơn phương pháp sinh mổ. Bởi vậy, hệ vi sinh đường ruột của trẻ đẻ thường hoàn thiện nhanh và khỏe mạnh hơn, là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ sơ sinh đẻ mổ đi ngoài phân có mùi chua.

Không dung nạp đường lactose

Trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức, nếu cơ thể chưa có đủ enzym phân giải đường lactose trong sữa có thể sẽ đi ngoài mùi chua, do dịch dạ dày xúc tác phát sinh. Các chuyên gia y tế nhận định, hiện tượng không phân giải lactose phổ biến ở trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Ngoài tình trạng trẻ đi ngoài có mùi chua thì, nguyên nhân do không dung nạp được lactose có thể khiến bé:

  • Đi ngoài phân màu xanh, lỏng.
  • Trẻ xì hơi, quấy khóc nhiều do bị đau, chướng bụng.
  • Phân trẻ có bọt, hoặc đi ngoài kiểu “ném bom" - tức bắn ra với lực mạnh và tung tóe.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột đặc thù mãn tính ở trẻ sơ sinh, gây kích thích, viêm nhiễm với bất kỳ bộ phận nào của hệ tiêu hóa, khiến cơ thể hấp thu kém. Nguyên nhân này khiến phân trẻ có mùi chua, lỏng, lẫn máu, đau bụng, nôn, sốt, quấy khóc, lừ đừ, bỏ bú,...

Trẻ bị bệnh Crohn khiến phân có mùi chua, lỏng, thậm chí lẫn máu

Trẻ bị bệnh Crohn khiến phân có mùi chua, lỏng, thậm chí lẫn máu

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, trẻ có thể chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của trẻ. Vậy nên, khi bé đi ngoài phân chua kèm các biểu hiện trên thì cần nhanh chóng thăm khám, nhận chỉ định điều trị kịp thời.

Bệnh xơ nang

Bệnh xơ nang ở trẻ là tình trạng chất nhầy, dịch tiêu hóa trở nên đặc, dính bất thường. Điều này khiến đường tiêu hóa bị tắc nghẽn, các enzym tuyến tụy không để di chuyển đến ruột non để thực hiện chức năng phân hủy, hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó gây hiện tượng phân có mùi chua.

Không chỉ khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua, bệnh xơ nang còn có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp. Về lâu dài, khởi phát các biến chứng nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, nên cần được can thiệp kịp thời và phù hợp.

Trẻ được điều trị bằng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có thể khiến phân trẻ có mùi chua. Các bác sĩ lý giải rằng, trong những trường hợp cần thiết, trẻ bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị các loại vi khuẩn gây hại, nhưng đồng thời thuốc cũng tiêu diệt cả những yếu tố có lợi. Vì vậy, sau một thời gian cho bé dùng kháng sinh, một số lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị suy yếu, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật.

trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hoá khi dùng kháng sinh

Cách điều trị trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

Có thể thấy, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đều cần chữa trị kịp thời trước khi diễn tiến biến chứng nặng. Khi nhận thấy phân bé có mùi bất thường, kết cấu lỏng hoặc màu sắc khác với thực phẩm nạp vào thì cha mẹ cần xử lý nhanh với 3 gợi ý dưới đây.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có thể chia thành hai nhóm, trẻ bú sữa mẹ và trẻ dùng sữa công thức, giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của bé. Theo đó:

  • Trẻ sơ sinh dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ: Mẹ nên ăn những thực phẩm rau củ quả, sữa chua, bánh mì, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh và chất kích thích. Đồng thời chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tránh trẻ bị nhiễm khuẩn từ đường sữa, gây phân có mùi chua.
  • Trẻ dùng sữa công thức: Bé đi ngoài phân chua thường xảy ra trong 2 - 3 ngày đầu khi trẻ uống sữa, cha mẹ nên theo dõi mức độ hấp thu của trẻ, nếu nhận thấy tình trạng đi ngoài chưa cải thiện thì nên xem xét đổi sữa khác để phù hợp với cơ thể trẻ.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bú mẹ và uống sữa công thức

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bú mẹ và uống sữa công thức

Như vậy, dù trẻ bú sữa mẹ hay dùng sữa công thức đều có nguy cơ gặp tình trạng đi ngoài có mùi chua. Đây cũng là lý do vì sao cần cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt những tháng đầu đời.

Ưu tiên vấn đề vệ sinh

Cha mẹ không chỉ cần đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ, vật dụng hay đồ chơi sạch sẽ mà còn cần cẩn thận lựa chọn thực phẩm. Dù đồ ăn nạp vào cơ thể mẹ hoặc bé, đều cần được xác định nguồn gốc, tránh tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài có mùi chua.

Dùng thuốc

Trường hợp trẻ đi ngoài có mùi chua do nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thì cha mẹ có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ như men vi sinh, men tiêu hóa để hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và thuyên giảm triệu chứng. 

Lưu ý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy

Phân trẻ có mùi chua tuy là hiện tượng phổ biến, phần lớn có thể tự xử lý tại nhà nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay mẹo dân gian cho trẻ. Bởi những việc làm này luôn tiềm ẩn nguy hiểm, nếu lạm dụng trẻ thậm chí có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Lưu ý khi điều trị bé đi ngoài có mùi chua tại nhà

Lưu ý khi điều trị bé đi ngoài có mùi chua tại nhà

Một cách để giúp cha mẹ, bác sĩ sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ phù hợp, trong giai đoạn cho con bú mẹ hãy ghi lại thực đơn mình đã ăn. Đối với trẻ ăn sữa công thức, lưu lại loại sữa, cách pha cũng như liều lượng. Thực hiện tương tự với các loại thuốc, thực phẩm chức năng sử dụng trong thời gian này.

Khi nào cần đưa trẻ đi ngoài có mùi chua đến bệnh viện?

Trẻ sơ sinh đi ngoài mùi chua có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, mẹ rất khó phát hiện nên cần theo dõi sát sao, chủ động phòng ngừa. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào sau đây thì cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện:

  • Trẻ đi phân lỏng, tiêu chảy, phân sủi bọt.
  • Trẻ đi đại tiện hơn 3 lần/ngày với lượng phân nhiều hơn bình thường.
  • Phân có màu xanh, mùi chua nhưng dạng lỏng, không thành khuôn.
  • Trẻ mệt mỏi, xanh xao, mắt trũng sâu, môi khôi, da đàn hồi kém.

Bé đi ngoài có mùi chua thường không nằm trong trường hợp cấp cứu, nên gia đình có thể cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị cho trẻ. Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, với chất lượng dịch vụ uy tín là gợi ý hoàn hảo cho gia đình.

Đưa trẻ đến BVĐK Phương Đông khi có dấu hiệu phân mùi chua bất thường

Đưa trẻ đến BVĐK Phương Đông khi có dấu hiệu phân mùi chua bất thường

Tại đây, trẻ sẽ được đội ngũ y bác sĩ xem xét, đánh giá tình trạng dựa trên biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ được rút gọn tối đa, song vẫn đảm bảo giá trị chẩn đoán trong điều trị.

Không những vậy, đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cha mẹ không phải lo lắng về không gian sinh hoạt. Hệ thống phòng được thiết kế hiện đại, hình vẽ tinh nghịch khơi gợi sự thích thú của trẻ, tạo tâm lý thoải mái trong thời gian điều trị, giảm tối đa gánh nặng con sợ bệnh viện của các bậc phụ huynh.

Liên hệ hotline 1900 1806 hoặc trực tiếp di chuyển đến BVĐK Phương Đông khi trẻ có biểu hiện đi ngoài phân mùi chua. Công tác phát hiện sớm, điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng, giúp bảo toàn sức khỏe và phòng ngừa biến chứng về sau.

Kết lại, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua là biểu hiện bất thường của rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi màu sắc, kết cấu, hiện tượng kèm theo để kịp thời xử lý, hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,140

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám