Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có nguy hiểm không?

Hồ Trinh

18-03-2021

goole news
16

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này khiến đa số các bậc cha mẹ lo lắng và nghi ngờ bé đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Vậy trẻ đi ngoài có nhầy có nguy hiểm không? Bài viết ngay sau đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ có lời giải đáp chi tiết cho bạn!

Biểu hiện trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy

Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, phân của bé thường có màu xanh thẫm trong vài ngày đầu sau. Tiếp theo khoảng vài ngày, phân bé lại chuyển sang màu vàng hoa cải. Tuy nhiên, đôi khi phân của bé cũng có màu sáng xanh, có ít bọt và chất nhầy. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, đây đều là dấu hiệu phân bình thường và bố mẹ không cần phải lo lắng.

Hình ảnh trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy
Hình ảnh trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy

Đối với những trẻ sơ sinh bú sữa công thức, phân của bé thường có màu xanh hoặc vàng nâu giống như đất sét, nặng mùi và tương đối rắn. Trong trường hợp bé nhà bạn đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng kèm mùi hôi tanh và có chất nhầy thì là vấn đề đáng lo ngại. Bởi đây đều là các dấu hiệu cho thấy bé có thể đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Lúc này, phụ huynh cần theo dõi và có biện pháp chữa trị kịp thời để ngăn chặn bệnh của bé chuyển biến nặng. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi phân có chất nhầy

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khởi phát tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, nhầy, chẳng hạn như do chưa tiêu hóa hết thức ăn, nhiễm virus rota, dị ứng sữa, nhiễm trùng tiêu hóa và một số vấn đề về sức khỏe khác.

Do chưa tiêu hóa hết thức ăn

Đa phần trẻ đi ngoài có bọt, chất nhầy hoặc đi ngoài phân lỏng đều do bé chưa tiêu hóa hết thức ăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là hệ tiêu hóa của bé còn yếu, không thể tiêu thụ hết lượng đường trong sữa.

Do Rotavirus

Do Rotavirus cũng là nguyên nhân phổ khiến phân trẻ sơ sinh có nhầy. Trẻ có thể bị nhiễm loại virus này thông qua việc tiếp xúc với bề mặt đồ vật chứa virus.

Bé đi ngoài có bọt và nhầy có thể do Rotavirus
Bé đi ngoài có bọt và nhầy có thể do Rotavirus

Do Rotavirus có khả năng gây ra bệnh viêm dạ dày. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tổn thương khá nặng tại lớp lót bên trong của ruột. Các tổn thương này là nguyên khiến thức ăn không được hấp thụ gây ra tình trạng tiêu chảy nặng, đi ngoài có bọt, chất nhầy.

Trẻ đi ngoài có nhầy do nguồn sữa mẹ

Đôi khi sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh cũng có thể khiến bé đi ngoài có nhầy trong vài ngày. Chẳng hạn như việc cho trẻ dùng sang một loại sữa bột mới.

Với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, những thay đổi trong cách cho con bú sữa mẹ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc phân của bé. Ví dụ, một số trẻ bú mẹ trước khi chuyển sang bầu vú thứ hai có hiện tượng ị ra phân màu xanh lá cây trong thời gian ngắn.

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy đôi khi cũng liên quan đến lượng sữa đầu (Foremilk) và sữa cuối (Hindmilk) mà bé nhận được khi bú mẹ. Sữa đầu chính là loại sữa sẵn khi trẻ bắt đầu bú mẹ, nó giống như một “món tráng miệng” nhiều nước, rất giàu vitamin, protein, đồng thời tạo cảm giác cực kỳ ngon miệng cho bé. Sữa cuối tiết ra ở giai đoạn cuối cùng nhưng lại có nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn giúp trẻ dễ no và tăng cân tốt.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Môi trường sống xung quanh cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, khi trẻ sống trong khu vực không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu chảy. Các loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh này là E.coli; Salmonella và Shigella… Những triệu chứng tiêu chảy của bé bao gồm sốt cao, buồn nôn, tiêu chảy, đi ngoài phân nhầy và có thể kèm máu.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy
Nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, hiếm khi trẻ đi phân nhầy là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể chủ quan mà ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý.

Nếu trường hợp phân của trẻ sơ sinh có nhầy, trông to bất thường hoặc có mùi hôi thì có thể xuất phát từ chứng phân mỡ. Đây là tình trạng một lượng đáng kể chất béo được tìm thấy trong phân.

Các nguyên nhân dẫn đến đi phân mỡ ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Vấn đề ở gan: Khi trẻ gặp vấn đề về gan thì thường có biểu hiện cụ thể là vàng da, vàng mắt, tiểu tiện không thường xuyên. Ngoài ra, một số ít trường hợp, phân của bé cũng có thể có chất nhầy và chuyển sang màu nhạt hoặc trắng.
  • Vấn đề ở tuyến tụy: Khi tuyến tụy của trẻ sơ sinh không hoạt động tốt sẽ khiến cơ thể bé không thể hấp thụ hoặc tiêu hóa chất béo đúng cách. Hệ quả là trẻ đi phân mỡ kèm chất nhầy, phân có màu nhạt hoặc trắng.
  • Bệnh khiến trẻ kém hấp thu dưỡng chất: Ở những trẻ đã bắt đầu ăn dặm, việc mắc các bệnh như bệnh Celiac hoặc xơ nang là một ví dụ điển hình về việc cơ thể trẻ khó tiêu hóa chất béo. Được biết, Celiac là bệnh lý đường ruột gây ra do cơ địa trẻ nhạy cảm với gluten – protein trong lúa mì.

Bệnh Celiac hoặc xơ nang khiến trẻ khó hấp thu dưỡng chất cũng có thể
Bệnh Celiac hoặc xơ nang khiến trẻ khó hấp thu dưỡng chất cũng có thể

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có nguy hiểm không?

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài chỉ có ít chất nhầy và số lần không nhiều thì triệu chứng này có thể tự hết nên các bậc cha mẹ yên tâm không cần phải lo lắng. Nhưng nếu trẻ gặp phải bất kỳ tình trạng nào dưới đây phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay:

  • Có nhiều chất nhầy bất thường trong phân của trẻ
  • Tiêu chảy, sốt hoặc đau nhức
  • Trẻ bị mất nước nhiều khiến mắt trũng, môi khô nứt nẻ hoặc đi tiểu không thường xuyên
  • Có lượng máu nhiều bất thường trong phân của trẻ
  • Phân màu trắng có thể là dấu hiệu không tốt
  • Trẻ sinh non hoặc trẻ dưới 3 tháng tuổi gặp phải tình trạng này
  • Bé đi ngoài có nhầy sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó.

Khi trẻ gặp các triệu chứng trên, cha mẹ không nên chủ quan. Bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý cần phải thăm khám, trị kịp thời. Ngay cả khi bạn không chắc chắn về một dấu hiệu nào đó thì cũng cần phải thận trọng, tốt hơn hết cha mẹ  nên sớm tìm gặp bác sĩ để được giải đáp.

Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra phân nhầy?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi trẻ sơ sinh 1 đến 2 tháng tuổi bị đi ngoài có chất nhầy, phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Tốt nhất, hãy bình tĩnh xem xét kỹ các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như chế độ ăn uống của mẹ, của bé hay mẹ có đang dùng thuốc gì không.

Nếu trẻ đi ngoài ra phân nhầy nhiều lần trong ngày và liên tục nhiều ngày, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ
Nếu trẻ đi ngoài ra phân nhầy nhiều lần trong ngày và liên tục nhiều ngày, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ

Trường hợp bé uống thêm sữa ngoài hay không bú sữa mẹ mà dùng hoàn toàn sữa ngoài thì hãy xem xét lại loại sữa để biết nó có phù hợp không. Nếu nghi ngờ, hãy thử thay đổi sữa xem bé có còn tình trạng đi ngoài phân nhầy nữa không.

Trường hợp bé đi ngoài nhiều lần có nhầy mà không các yếu tố thông thường thì ba mẹ nên cho con đến thăm khám bác sĩ. Có như vậy, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nà, từ đó đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất cho bé.

Vừa rồi là lời giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy có nguy hiểm không và một số vấn đề liên quan. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng với bài viết này, các bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con nhỏ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
38,501

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám