Trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?

Hồ Trinh

19-03-2021

goole news
16

Cũng giống như giật mình, nôn trớ hay rôm sảy, trẻ sơ sinh nấc cụt là hiện tượng sinh lý rất thường gặp, đặc biệt giai đoạn dưới 1 tuổi. Vậy ngoài cảm giác khó chịu thì nấc cụt quá nhiều liệu có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Tại sao bé sơ sinh bị nấc? 

Lý giải về nấc cụt (Hay mọi người vẫn gọi là nấc) ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia cho rằng hiện tượng này xảy ra khi cơ hoành bị kích thích không liên tục, đồng thời, nắp âm thanh bị đóng lại đột ngột. Thực tế, một số trẻ đã nấc cụt ngay từ trong bụng mẹ vào những tháng cuối thai kỳ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng không ngoại trừ những nguyên nhân do bệnh lý.

Nhiều trường hợp trẻ nấc cụt ngay khi đang còn trong bụng mẹ.

Nhiều trường hợp trẻ nấc cụt ngay khi đang còn trong bụng mẹ.

Các nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt gồm: 

- Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Chẳng hạn, thời tiết đang nóng bỗng trở lạnh, trong khi trẻ không được mặc ấm có thể khiến không khí lạnh đi vào phổi khiến trẻ nấc cụt.

- Trẻ bú quá no làm cho kích thước dạ dày giãn to ra và làm kích thước khoang bụng thay đổi đột ngột làm co thắt cơ hoành làm trẻ nấc cụt.  

- Trẻ bú bình sai cách và nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày tạo ra kích thích khiến cơ hoành co thắt rồi tạo thành tiếng nấc.  

- Do chứng trào ngược dạ dày thực quản: Có nghĩa là axit trong dạ dày trẻ tăng cao đi ngược vào thực quản khiến trẻ bị nấc cụt nhiều. Trong những tháng đầu tiên mới chào đời, hệ tiêu hóa, dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ xảy ra trào ngược. 

- Trẻ hít phải không khí ô nhiễm: Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên khi hít phải khói hay khí ô nhiễm khác dễ khiến trẻ bị ho. Việc trẻ ho quá nhiều sẽ làm tổn thương cơ hoành dẫn đến nấc.

- Các nguyên nhân khác về bệnh lý như: Trẻ bị hen suyễn, dị ứng,... cũng bị nấc kéo dài nhiều ngày.

Làm thế nào để ngăn cơn nấc cụt ở bé sơ sinh 

Phần lớn trẻ sơ sinh hay nấc cụt là vô hại và thường tự khỏi trong vài phút, không cần điều trị gì. Để hạn chế tình trạng trẻ nấc nhiều có thể bị trớ sữa hay khó chịu, bố mẹ hãy tham khảo các cách làm hết nấc cụt ở trẻ sơ sinh dưới đây: 

- Bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của trẻ: Bạn hãy dùng hai ngón tay bịt kín hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng 20 - 30 giây. Hoặc dùng tay bóp nhẹ hai cánh mũi, đồng thời, giữ kín miệng trẻ trong 2 - 3 giây. Lặp lại động tác khoảng 15 lần sẽ giúp các cơ hoành căng cứng, không bị co lại nữa, nhờ thế, cơn nấc sẽ hết.  

Khi trẻ nấc cụt, mẹ hãy thử dùng tay bịt kín hai tai trẻ trong khoảng 20 giây, lặp lại 15 lần.

Khi trẻ nấc cụt, mẹ hãy thử dùng tay bịt kín hai tai trẻ trong khoảng 20 giây, lặp lại 15 lần.

- Cho bé bú sữa: Những cơn nấc kéo dài có thể được ngăn chặn khi mẹ cho bé bú sữa (bé dưới 6 tháng) hoặc uống nước (bé đã ăn dặm).  

- Khiến trẻ khóc: Tất nhiên không thú vị chút nào khi phải tự làm cho con khóc nhưng đây cũng là cách hiệu quả giúp trẻ sơ sinh bị nấc nhiều dừng nấc. Bởi khi trẻ khóc sẽ làm giãn thần kinh thực quản, cắt được các kích thích lên cơ hoành.  

- Thay đổi tư thế bú: Áp dụng với các bé bú bình hay bú phải nhiều không khí vào dạ dày. Mẹ nên thay đổi tư thế bú để sữa luôn ngập kín phần cổ bình, tránh không khí vào. Mẹ cũng lưu ý không dùng các loại bình có núm ti quá lớn. 

- Vỗ lưng cho bé: Mẹ thực hiện như sau: Đặt bé nằm nghiêng hoặc bế dựa vào vai mẹ rồi dùng bàn tay chụm kín vỗ nhẹ trên lưng trẻ để giúp bé ợ hơi, thoát hết các không khí trong dạ dày cũng như tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.  

Lưu ý: Bố mẹ không nên cho con uống nước quá lạnh hoặc bế rung lắc mạnh. Điều này không khiến con hết nấc mà ngược lại có thể ảnh hưởng đến tâm lý, làm bé hoảng sợ, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. 

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ ngay cũng giúp trị nấc cụt hiệu quả

Với trẻ sơ sinh thì cách trị nấc cụt hiệu quả và đơn giản nhất là cho con bú mẹ ngay.

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt 

Thực tế thì hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh có thể được phòng ngừa bằng các cách dưới đây:

- Giữ nhiệt độ phòng ổn định, không nên mở cửa sổ lớn hoặc quá lâu, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh đột ngột. 

- Khi cho trẻ ra ngoài, nhất là vào mùa đông hay khi thời tiết có gió lạnh, hãy đeo khăn và mặc ấm tránh gió cho bé.  

- Bố mẹ lưu ý khi tắm cho trẻ không nên để nhiệt độ nước chênh lệch quá so với nhiệt độ phòng, trong mùa đông cần bật đèn sưởi làm ấm phòng khi tắm cho bé.  

- Cho trẻ bú theo cữ, không để con quá đói mới bú dẫn đến bé háu ăn, bú quá nhanh và quá no dẫn tới nấc cụt.  

Luôn quàng khăn ấm cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh gây nấc.

Luôn quàng khăn ấm cho trẻ khi trời gió mạnh để tránh bị nhiễm lạnh gây nấc.

Bé sơ sinh nấc cụt cần đi khám bác sĩ khi nào?

Trừ các trường hợp đã kể trên thì khi bố mẹ theo dõi thấy bé bị nấc cụt liên tục trong nhiều ngày thì cần đưa con đi thăm khám với bác sĩ. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó liên quan đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các trường hợp sau cần được thăm khám ngay để tránh hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ:

Trong một số trường hợp nấc cụt kéo dài nên được đưa đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Một số trường hợp trẻ nấc cụt kéo dài nên được đưa đi thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Nhi.

- Nếu trẻ có những cơn nấc kéo dài kèm ợ hơi ra chất lỏng (hay còn gọi là nôn trớ). 

- Trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục trong trong khi bú, lúc đang chơi, thậm chí ngay cả lúc ngủ. Nấc mãn tính khiến ảnh hưởng đến mọi hoạt động, khiến trẻ luôn có cảm giác khó chịu.

- Cơn nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ kèm theo chứng thở khò khè.

Như vậy, trẻ sơ sinh nấc cụt chủ yếu là hiện tượng sinh lý, không gây nguy hiểm. Nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan, hãy theo dõi để phát hiện những bất thường và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Nếu cần thêm tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ Nhi giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hãy nhắn tin ngay TẠI ĐÂY

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,180

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám