Trong thai kỳ, người mẹ có thể cảm nhận được rất nhiều cử động của thai nhi, bao gồm cả nấc cụt. Đây là hiện tượng xuất hiện phổ biến cho thấy sự phát triển của trẻ hoặc cảnh báo tình trạng dây rốn bị chèn ép. Vậy thai nhi nấc cụt nguyên nhân do đâu và cách nhận biết ra sao? Hãy theo dõi kỹ nội dung trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Dấu hiệu nhận biết thai nhi nấc cụt
Mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi nấc cụt thông qua những dấu hiệu điển hình sau đây:
- Nhịp điệu: Khi thai nhi bị nấc cụt, mẹ sẽ cảm thấy những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Lúc này bạn hãy đặt tay lên bụng cảm nhận biết những rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Khác với nấc cụt, thai máy hay cử động thai sẽ không có nhịp điệu đều mà có lúc nhanh, lúc mạnh, lúc yếu. Bên cạnh đó hai hiện tượng này cũng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.
- Thời gian: Thời gian trung bình của mỗi cơn nấc cụt của thai nhi là khoảng từ 3 đến 15 phút. Một ngày bé có thể có từ một đến vài cơn nấc xuất hiện.
- Thời điểm: Thai nhi có thể bị nấc cụt bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm. Bà bầu hoàn toàn có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua phương pháp siêu âm.
- Mức độ nấc: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ thai máy nấc cụt của thai nhi đều nhẹ nhàng như nhau. Tuy nhiên, khi đến 3 tháng cuối thì hai hiện tượng trên lại có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng, ngược lại thai máy lại rất mạnh, đôi khi có thể nhìn thấy cả dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của người mẹ.
Thai nhi có thể bị nấc cụt bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm
Nguyên nhân dẫn đến thai nhi nấc cụt
Bạn có thể bắt đầu cảm nhận được thai nhi nấc cụt vào khoảng tam cá nguyệt 2 và 3. Không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, do đó không có gì lạ nếu bạn không cảm nhận được hoạt động này của thai.
- Dây rốn bị chèn ép: Vào tuần thứ 32, mẹ cảm thấy em bé hay bị nấc thường xuyên và kéo dài nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Khi dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài. Đây là dấu hiệu nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Trong thời gian dài mẹ vẫn cảm nhận thấy thai nhi bị nấc hoặc có bất cứ bất thường nào cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ sản khoa thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.
- Bé tập phản xạ bú mút: Ngoài những dấu hiệu nhận biết thai nhi vung tay, đạp chân bé cũng đã bắt đầu tập phản xạ bú mút. Quá trình này giúp điều chỉnh được khả năng bú mút sau khi chào đời và giảm nguy cơ tắc nghẽn phổi. Đây cũng là nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt.
- Sự chuyển động bất thường của cơ hoành: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi bị nất cụt. Lúc này các cơ quan chưa được hoàn thiện, em bé chưa cân bằng được nhịp nuốt, khi nuốt em bé thở ra, hút vào đẩy ối ra ngoài và tạo nên tiếng nấc cụt.
- Con muốn chào đời: Những tiếng nấc của thai nhi cũng để mẹ và các bác sĩ biết được con sắp đến ngày chào đời. Nếu khi sinh con ra, mẹ nhận thấy trên mặt con có một số vết đỏ trên da, đây cũng chính là lý do khiến em bé nác cụt.
Thai nhi nấc cục có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dây rốn bị chèn ép
Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?
Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Mặc dù rất khó xác định chính xác rằng tại sao em bé của bạn lại nấc cụt, nhưng ở hầu hết trường hợp, đây chính là phản xạ bình thường đồng thời là một phần tự nhiên của thai kỳ.
Sau 32 tuần, bạn sẽ rất hiếm khi thai nhi nấc cụt mỗi ngày. Nếu trong thời gian này, bé vẫn nấc thường xuyên nhưng cũng không hoàn toàn là một vấn đề bất thường. Tuy nhiên, cũng không thể loại bỏ trường hợp thai nhi đang chèn ép hoặc sa dây rốn dẫn đến nấc cụt nhiều. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cũng như bằng chứng đáng tin cậy trên người về vấn đề nhưng khi có vấn đề về dây rốn, em bé có thể gặp phải các biến chứng sau:
- Thay đổi bất thường về huyết áp và nhịp tim thai.
- Nồng độ CO2 tăng mạnh trong máu thai
- Thai bị tổn thương não.
- Thai chết lưu.
Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm không tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát
Như vậy, thai nhi bị nấc cụt thường là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, để mẹ an tâm nhất, khi bé yêu có dấu hiệu nấc cụt liên tiếp, dồn dập mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có hươớng điều trị kịp thời tránh trường hợp thai nhi nấc cụt do dây rốn bị chèn ép mà ảnh hưởng đến thai nhi. Đây sẽ là cách giúp bạn yên tâm hơn từ đó giảm bớt những lo lắng, căng thẳng không tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
Cách phân biệt thai nhi nấc cụt và chuyển động đạp
Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận được cử động đạp của thai trong khoảng từ 16- 20 tuần. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm nhận cử động của thai sớm hay muộn như: vị trí của bánh nhau, cân nặng của mẹ,.... Khi lớp mỡ bụng mỏng hơn, mẹ sẽ cảm nhận được cử động thai sớm và rõ hơn.
Cách tốt nhất để xác định em bé đang nấc cụt hay đang đạp đó là di chuyển xung quanh hoặc thay đổi tư thế. Đôi khi, thai nhi sẽ đạp khi chúng không thoải mái khi ở một tư thế hoặc khi mẹ ăn một số loại thực phẩm làm kích thích giác quan như đồ ngọt, đồ nóng hoặc lạnh,... Nếu mẹ bầu cảm nhận được cử động xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau hoặc dừng lại khi mẹ đổi tư thế, thì đây có thể là chuyển động đạp. Nếu mẹ ngồi yên và có những cơn co thắt theo nhịp ở một vùng bụng, thì đây có thể là do bé đang bị nấc cụt. Nấc cụt là cử động nhịp nhàng hơn so với những cử động khác.
Thai nhi bị nấc cụt phải làm sao?
Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi ngoại trừ việc dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng bị nấc cụt đột ngột với cường độ mạnh, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác thì bà bầu nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một số phương pháp giúp thai nhi ít nấc cụt hơn mà mẹ bầu có thể tham khảo là:
- Giữ tinh thần thoải mái.
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ.
- Nằm nghiêng về phía bên trái khi nằm và ngủ.
- Sử dụng gối ôm kê dưới bụng để giảm bớt áp lực lên bụng và cột sống.
- Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga.
- Uống đủ nước.
- Khám và siêu âm để phát hiện những điều bất thường của thai nhi.
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sớm nếu thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày
Hiện nay, với gói thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông mẹ có thể đăng ký ngay từ khi bắt đầu mang thai với đầy đủ các lần khám, siêu âm 3D, 4D định kỳ và các xét nghiệm cần thiết giúp đảm bảo mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi tận tình của đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn giúp các mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con. Để biết thông tin chi tiết cũng như bảng giá, danh mục khám vui lòng gọi 1900 1806.
Hy vọng qua những chia sẻ trên hy vọng mẹ bầu đã hiểu được nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết khi thai nhi nấc cụt. Để bớt lo lắng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ kỹ hơn về những cử động lạ có thể gặp để an tâm hơn.