Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hồ Trinh

18-03-2021

goole news
16

Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì giấc ngủ cũng quan trọng không kém trong quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc nếu không được chữa trị sớm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con trẻ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bé sơ sinh

Để trẻ sơ sinh có thể phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần thì việc đảm bảo giấc ngủ cho trẻ là điều đặc biệt quan trọng. Nguyên do vì lúc ngủ là thời gian các tế bào não phát triển nhiều nhất. Các chuyên gia cho biết, trong 30 ngày sau sinh, các tế bào não đã đạt 80% so với não trẻ lúc 3 tháng tuổi và não bộ trẻ lúc 3 tuổi đã đạt 80% tế bào não lúc trưởng thành. Do đó, thời gian và chất lượng giấc ngủ của trẻ ở những năm đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ sau này. 

Không chỉ vậy, thời gian bé ngủ cũng là lúc não bộ xử lý, sắp xếp những thông tin tiếp nhận trong ngày. Đây cũng là thời điểm mà các hormone cần thiết của cơ thể được tăng cường sản xuất cho sự chuyển hóa, tích lũy năng lượng để trẻ phát triển mỗi ngày. 

Các chuyên gia Nhi khoa nhận định rằng, giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thức ăn, nước uống vậy. Nếu cha mẹ muốn con khỏe mạnh và nhanh lớn thì cần đảm bảo trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ đủ lâu và sâu giấc. 

giấc ngủ của trẻ ở những năm đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ sau này

Giấc ngủ của trẻ ở những năm đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ sau này

Biểu hiện của tình trạng ngủ không sâu giấc của bé sơ sinh

Mặc dù biết tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là như thế nào nhưng thực tế, có rất ít trẻ từ khi mới sinh đã có được giấc ngủ tốt. Có rất nhiều trẻ bị rối loạn giấc ngủ với những biểu hiện như sau: 

  • Trẻ khó đi vào giấc ngủ
  • Trẻ ngủ không sâu giấc và hay vặn mình
  • Trẻ gắt ngủ
  • Khi đang ngủ chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến bé giật mình và quấy khóc

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc, năng lực trí tuệ của trẻ sau này. Nếu không được điều chỉnh từ sớm sẽ dần hình thành tật xấu của trẻ và sẽ tiếp tục khi trẻ lớn hơn, nhiều trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và người chăm sóc bé. 

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và được chia ra thành 3 nhóm: 

  • Nguyên nhân bệnh lý
  • Nguyên nhân sinh lý
  • Các nguyên nhân do sinh hoạt hàng ngày

Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Trẻ ngủ không sâu giấc vì nguyên nhân sinh lý

Khi mẹ cho trẻ bú quá no hoặc chưa đủ sữa thường dễ khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Bởi khi quá no, bụng trẻ thường có cảm giác ì ạch, khó chịu khiến trẻ khó ngủ hoặc ngủ nhưng nhanh tỉnh giấc. 

Còn khi trẻ bú không đủ no, trẻ sẽ rất nhanh đói nên thường tỉnh dậy giữa giấc để đòi ăn. Đối với trẻ lớn hơn một chút, biết bò, biết đi, vận động nhiều hơn hay mọc răng,...cũng sẽ làm trẻ khó đi vào giấc ngủ.

Trẻ ngủ không sâu giấc vì nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể là do mắc một số bệnh lý

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể là do mắc một số bệnh lý

- Trẻ bị còi xương do thiếu canxi: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Trẻ bị thiếu một số vi dưỡng chất như magie, kẽm cũng có thể khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. 

Hoặc có thể gây hội chứng chân không yên khi trẻ thiếu sắt. Hội chứng này khiến bé mệt mỏi, có xu hướng ngủ ngày nhiều hơn, trẻ không còn  sâu giấc về đêm.

- Trẻ bị nhiễm khuẩn:  Đường hô hấp của trẻ bị một số bệnh lý như viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… khiến trẻ khó thở, sốt dẫn đến trẻ ngủ không sâu giấc.

- Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa:  Một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, trào ngược dạ dày cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Trẻ bị mộng du: Mộng du hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomnia. Tình trạng này biểu hiện rõ nhất với trẻ ở độ tuổi đã biết đi. Trẻ đang ngủ bỗng bật dậy và đi lại, nói hoặc gặp ác mộng khi ngủ,... Những trẻ mắc rối loạn này đều có giấc ngủ không sâu hay quấy khóc, vặn mình

- Trẻ bị béo phì: Trẻ thường khó ngủ, hay thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều về đêm hoặc thường tiểu dầm do các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ khó thở.

Các nguyên nhân do sinh hoạt cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Cần đảm bảo luôn vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho con

Cần đảm bảo luôn vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho con

- Một số cha mẹ thường có thói quen bồng bế, đưa nôi, võng khi cho con ngủ, lâu dần khiến trẻ bị phụ thuộc vào thói quen này. Đây cũng là một nguyên nhân bé ngủ không sâu giấc hoặc không ngủ được nếu không làm theo thói quen.

- Giờ ngủ của trẻ không hợp lý. Một số trẻ ngủ ngày quá nhiều, hoặc trẻ ngủ quá 17h cũng gây nên tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc vào ban đêm

- Do không vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, giường chiếu, chăn ga khiến trẻ ngứa ngáy khi ngủ hoặc tã của trẻ bị tràn cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

 - Nơi ngủ của trẻ sử dụng đèn quá sáng hoặc trẻ tiếp xúc với ánh sáng của điện thoại, ipad, tivi… trước khi đi ngủ. 

- Môi trường xung quanh quá nhiều tiếng ồn hoặc tiếng nói chuyện các thành viên trong gia đình lớn khiến trẻ hay giật mình khi ngủ, khiến giấc ngủ không sâu.

Ba mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng ngủ không sâu giấc ở trẻ

Tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ

Cha mẹ hãy tập cho trẻ ngủ đúng cữ, không để trẻ chơi quá giờ ngủ. Khi có dấu hiệu buồn như mắt lim dim, ngáp kéo dài phụ huynh nên cho trẻ đi ngủ ngay để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.

Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm

Chưa phân biệt được ngày và đêm cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình. Do đó, mẹ cần dạy trẻ phân biệt ban ngày và ban đêm bằng cách:  

- Ban ngày khi trẻ còn thức cha mẹ cần chơi và nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt, hoặc hát cho con nghe vào các cữ bú. Luôn đảm bảo cho con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều nhất và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường như tiếng tivi, xe cộ ngoài đường...

- Ban đêm thì ngược lại, cha mẹ cần giữ phòng yên tĩnh và đèn không quá sáng.

Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ ngủ không nên bế trẻ trên tay nhiều sẽ tạo thói quen xấu

Khi trẻ ngủ không nên bế trẻ trên tay nhiều sẽ tạo thói quen xấu 

Cách dạy trẻ tự ngủ khi trẻ được 6-8 tuần tuổi sẽ giảm được đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Khi trẻ buồn ngủ mẹ nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ mới chỉ có dấu hiệu buồn ngủ. Không nên cho trẻ ngủ khi đang bế vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Ngoài những cách khắc phục trên thì việc chuẩn bị để con có giấc ngủ ngon cũng vô cùng quan trọng. Việc mẹ cần chuẩn bị đó là: cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, cho trẻ ngủ sớm, tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ, sắp xếp giường ngủ,chăn gối thật êm ái và sạch sẽ.

Nếu nghi ngờ tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc nguyên nhân do các bệnh lý, cha mẹ cần theo dõi sát sao để nếu có dấu hiệu bất thường có thể chủ động đưa trẻ đi thăm khám trực tiếp tại Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Mọi thắc mắc cần được giải đáp mời quý phụ huynh liên hệ qua hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,292

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám