Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và hậu quả khó lường ba mẹ cần lưu ý

Hồ Trinh

11-03-2021

goole news
16

Ngủ hay giật mình là một phản xạ tự nhiên thường thấy ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên mới chào đời. Nó xảy ra rất nhanh chóng chỉ khoảng vài giây, sau đó bé có thể ngủ tiếp ngay. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến bé khó chịu, chậm tăng cân,... thì cha mẹ cần lưu tâm để tránh những hậu quả khó lường. 

Các nguyên nhân thông thường khiến trẻ hay giật mình, ngủ không sâu giấc 

Nếu đã từng hoặc đang chăm con nhỏ, hẳn cha mẹ nào cũng ít nhất một vài lần nhìn thấy em bé nhà mình đang ngủ bị giật mình, vặn mình đến nỗi mặt đỏ, nhiều trường hợp bé khóc thét và mẹ phải rất vất vả mới cho bé ngủ lại được. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là yếu tố sinh lý và yếu tố bệnh lý.  

 

Phòng để đèn quá sáng có thể khiến trẻ hay bị giật mình, ngủ không sâu giấc.

Trẻ hay giật mình do yếu tố môi trường 

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, cụ thể:  

- Phản xạ tự nhiên: Động tác giật mình của trẻ hay còn gọi là Moro, một phản xạ sinh lý bình thường và không có hại trong vài tháng đầu đời. Điều này được lý giải khi bé ở trong bụng mẹ đã quen với không gian nhỏ hẹp được bao bọc và an toàn nên khi chào đời chưa quen với môi trường ngoài khiến bé tự phản xạ giật mình.

- Tâm lý bất an: Bé sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do lúc đó bé cảm thấy bất an, lo lắng hoặc ngủ mơ thấy ác mộng khi bé cảm thấy lo lắng, bất an không an toàn, hoặc ngủ mơ thấy ác mộng cũng khiến trẻ giật mình.

- Xung quanh có tiếng ồn lớn: Bất kỳ tiếng ồn dù lớn hay nhỏ ngay gần nơi bé ngủ đều có thể làm bé giật mình, đặc biệt bé hay giật mình khi bắt đầu ngủ. 

- Bé đang được ôm ấp trên tay ngủ mà bị đặt xuống giường bất ngờ cũng có thể giật mình hoặc khóc thét tỉnh lại.  

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ hay giật mình

Ngoài lý do sinh lý, tác động từ môi trường bên ngoài thì nguyên nhân bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình còn có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe. Trẻ ngủ giật mình liên tục kéo dài gây ảnh hưởng đến việc tăng cân, sinh hoạt hàng ngày thì có thể là một trong các triệu chứng của bệnh lý dưới đây:

 

Sốt do viêm họng, viêm tai giữa cũng khiến trẻ sơ sinh hay bị giật mình.

- Chứng trào ngược dạ dày: Do trẻ dễ nuốt cả không khí vào bụng khi bú sữa khiến bụng bé bị đầy hơi, ọc ạch làm bé ói sữa. Cảm giác căng thẳng, không yên khiến trẻ sơ sinh bị giật mình

- Thiếu hụt canxi: Con ngủ hay giật mình kèm theo các dấu hiệu như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, chậm lớn, còi xương,... thì rất nguy cơ cao là cơ thể bé đang thiếu canxi. Tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám với bác sĩ chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm vi chất để được chẩn đoán chính xác và bổ sung canxi kịp thời, tránh các hậu quả nghiêm trọng khó lường cho trẻ khi trưởng thành.  

- Các bệnh lý khác như viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu kéo dài,... cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc, dễ bị mơ man lúc ngủ dẫn tới hốt hoảng và hay giật mình khi ngủ.  

- Hệ thần kinh trung ương của trẻ bị tổn thương: Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ cũng không ngoại trừ khả năng bị rối loạn bẩm sinh hay dây thần kinh bị tổn thương. Cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao, nếu thấy thêm biểu hiện bất thường gì cần cho trẻ đi khám ngay. 

Trẻ hay giật mình khi ngủ có nguy hiểm không? 

Trẻ sơ sinh hay giật mình dù khởi phát từ nguyên nhân nào nếu cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những hậu quả thường gặp khi bé hay giật mình

- Chậm tăng cân: Giấc ngủ sâu có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon giấc, tuyến yên sẽ tăng tiết hormone tăng trưởng tới 4 - 5 lần so với bình thường giúp trẻ tăng cân và chiều cao tốt hơn. Ngược lại, nếu trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc nhiều thì chắc chắn chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ ngủ hay giật mình liên tục sẽ dẫn tới chậm tăng cân.

Trẻ ngủ hay giật mình liên tục sẽ dẫn tới chậm tăng cân.

- Giảm khả năng nhận thức: Trên thực tế, bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Bởi trong năm đầu tiên kể từ khi bé chào đời, não bộ là cơ quan chưa thực sự phát triển hoàn thiện nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Những trẻ ít ngủ ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, thậm chí khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn hẳn so với những khác trong cùng độ tuổi.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý: Hiện tượng hay giật mình cũng có thể bắt nguồn từ chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Cụ thể như suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và tiêu hóa, từ đó dẫn đến hàng loạt các bệnh lý từ nhẹ đến nặng ở trẻ.

- Tăng nguy cơ đột tử: Hiện tượng trẻ nhỏ giật mình, quấy khóc liên tục trong đêm dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và lúc này nguy cơ đột tử cũng tăng cao.

- Trẻ đói lả, giảm bú: Có khá nhiều trẻ khi ngủ hay bị giật mình khi được mẹ cho bú sữa lại không chịu ăn. Điều này là do trẻ ngủ không được ngon giấc, khiến hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn bị suy giảm. Hệ quả là khiến trẻ giảm phản xạ bú, từ đó, chất lượng sữa mẹ cũng bị giảm đi, thậm chí là mất sữa. 

Một số trường hợp trẻ bỏ bú có thể bắt nguồn từ việc thiếu ngủ, ngủ hay giật mình.

Một số trường hợp trẻ bỏ bú có thể bắt nguồn từ việc thiếu ngủ, ngủ hay giật mình.

Như vậy, với trẻ từ 0 - 3 tuổi thì phản xạ giật mình khi ngủ nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng là sinh lý bình thường không đáng lo nhưng nếu điều này khiến bé thức giữa đêm, giấc ngủ ngắn, kém chất lượng thì có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Về lâu dài sẽ tác động xấu tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các bậc làm cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm tới chất lượng giấc ngủ trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh để có biện pháp xử trí phù hợp.

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ? 

Tùy thuộc vào nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc mà cha mẹ cần có các biện pháp cải thiện khác nhau. Điều này là vô cùng cần thiết để giúp trẻ có điều kiện tốt nhất phát triển về thể chất và tinh thần. Nếu bé hay giật mình khi bắt đầu ngủ do sinh lý, do môi trường xung quanh thì cha mẹ chỉ cần thay đổi môi trường sao cho phù hợp. Cụ thể là: 

Về yếu tố môi trường 

- Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới giấc ngủ, khiến trẻ hay giật mình, vặn mình, thậm chí quấy khóc hàng đêm. Bởi vậy,  bạn nên cho bé ngủ ở phòng nhiệt độ phù hợp, thoáng mát, yên tĩnh.

- Trong phòng ngủ của bé sơ sinh cần giữ ánh sáng thật dịu. Cha mẹ tuyệt đối không tắt mở đột ngột đèn với ánh sáng mạnh khi bé đang ngủ.

- Giặt giũ chăn, màn của bé thường xuyên. Vệ sinh phòng ốc sạch sẽ tránh gây ngứa ngáy khó chịu cho bé khi ngủ.

Về yếu tố dinh dưỡng 

- Trẻ sơ sinh hay bị giật mình cũng không ngoại trừ khả năng thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Do vậy, cha mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi cho con trong mỗi bữa ăn. Nếu cần thiết hãy đưa trẻ đi xét nghiệm vi chất để biết chính xác việc thiếu canxi như thế nào và bác sĩ sẽ tư vấn cách bổ sung canxi cho trẻ. 

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh ngay sau khi ăn giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh ngay sau khi ăn giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Đối với những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì bản thân người mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất canxi từ cá ngừ, cá hồi,… Điều này là cách tốt nhất để cung cấp canxi hiệu quả cho bé qua nguồn sữa mẹ. Việc tắm nắng cho bé cũng có thể giúp cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D qua da. Từ đó giúp cơ thể bé hấp thụ canxi và photpho tốt hơn. Các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ tắm nắng cho bé sơ sinh khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày từ 6 - 9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều.

Các lưu ý khác 

- Không nên vui đùa với trẻ trước khi ngủ để tránh khiến bé phấn khích quá mức gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Không để bé đi ngủ ngay khi quá đói hoặc quá no.

- Luôn đảm bảo tã của bé được thay sạch sẽ trước khi ngủ.

- Quần áo của bé phải có chất liệu mềm mại, thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu tối đa khi ngủ.

- Không để chuông điện thoại quá lớn khi ở cạnh hoặc ở gần vì dễ khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình.

- Với trẻ sơ sinh hay giật mình khi bắt đầu ngủ, mẹ hãy quấn chăn mềm mỏng cho bé, giúp trẻ cảm thấy an toàn và ít giật mình hơn. 

Cách quấn khăn thành tổ giúp hạn chế tình trạng ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh.

Cách quấn khăn thành tổ giúp hạn chế tình trạng ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh.

Khi nào cần cho bé đi khám bác sĩ?

Trường hợp thấy các dấu hiệu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình liên tục một cách bất thường nghi ngờ do các vấn đề bệnh lý thì cần đưa con tới thăm khám bác sĩ ngay. Đặc biệt khi trẻ có các biểu hiện dưới đây: 

- Trẻ sơ ngủ hay bị giật mình liên tục nhiều ngày dù đã áp dụng các biện pháp thông thường như thay đổi môi trường sống, dinh dưỡng sao cho phù hợp.

- Trẻ ngủ giật mình liên tục kèm hiện tượng quấy khóc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bé.

- Bé hay giật mình khi ngủ kèm các triệu chứng bất thường như chán ăn, bỏ bú, nôn trớ, phát ban,..

Bằng việc xét nghiệm, thăm khám chuyên sâu, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh lý chính xác và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất. Phụ huynh không nên dùng các mẹo để chữa cho bé tại nhà dễ dẫn tới những hậu quả khó lường. Nếu cha mẹ vẫn cảm thấy băn khoăn hay cần giải đáp thêm bất cứ vấn đề gì liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ hãy liên hệ ngay hotline 19001806 đặt lịch để được các chuyên gia nhi khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tư vấn, chẩn đoán kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,771

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Lần đầu tiên làm mẹ biết bao bỡ ngỡ, chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào mới đúng? Mẹ hãy cùng các chuyên gia Phương Đông gỡ rối nhé.

19001806 Đặt lịch khám