Trẻ sốt 39 độ có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Trần Hồng Nụ

17-02-2021

goole news
16

Trẻ sốt 39 độ là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời, đúng cách sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sốt cao

Tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ xuất phát chủ yếu từ 2 nhóm nguyên nhân chính là do nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

Sốt do nhiễm trùng

Nhiễm siêu vi có thể nói là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị sốt. Thông thường, khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ khỏi sau một tuần. Có khá nhiều loại siêu vi có thể gây bệnh cho trẻ, trong đó nguy hiểm nhất phải kể tới siêu vi gây bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, cúm hay bệnh thủy đậu

Trẻ sốt 39 độTrẻ sốt cao có thể do bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính bao gồm viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản là bệnh nhiễm vi trùng thường gặp nhất. Ngoài ra, các bệnh tả, kiết lỵ, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ do vi khuẩn xâm nhập hay viêm màng não mô,...cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sốt cao.

xem thêm: Lịch tiêm vắc xin Hib phòng viêm phổi, viêm màng não

Sốt không do nhiễm trùng

Những trẻ bị sốt không do nhiễm trùng thường xuất phát từ những nguyên nhân khác như:

  • Cơ thể trẻ ở trong môi trường nóng bức quá lâu hoặc bị ba mẹ ủ ấm quá kỹ khiến thân nhiệt tăng cao.
  • Việc tiêm chủng vắc-xin trong giai đoạn đầu đời cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sốt 39 độ.
  • Trẻ bị sốt do tác dụng phụ của thuốc, một số bệnh về rối loạn miễn dịch, hay các bệnh lý ác tính.
  • Trẻ đang mọc răng cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị sốt.

Trẻ sốt 39 độ có nguy hiểm không?

Vậy trẻ sốt 39 độ có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, mặc dù đây là tình trạng phổ biến nhưng cha mẹ tuyệt đối không được xem thường. Đáng chú ý, trong trường hợp bé sốt cao liên tục không hạ và kèm theo các triệu chứng khác như chân tay lạnh sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Trẻ sốt 39 độ
Trẻ sốt 39 độ sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời

Một số biến chứng sẽ xảy ra nếu như trẻ sốt 39 độ mà không được khắc phục kịp thời gồm:

  • Biến chứng thần kinh, não bộ: Trẻ bị thiểu năng trí tuệ, bại não khiến chân tay hoạt động khó khăn.
  • Biến chứng về hô hấp, tim mạch, co giật, mất nước, rối loạn đông máu có thể xảy ra nếu bé sốt cao lâu ngày.
  • Biến chứng suy đa tạng và thậm chí là tử vong.

Trẻ sốt 39 độ mẹ phải làm sao?

Theo các y, bác sĩ khi trẻ sốt 39 độ trở lên thì bố mẹ cần có biện pháp khắc phục ngay để tránh gây các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Biện pháp không dùng thuốc

Trước khi dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ hãy thử áp dụng trước một số biện pháp đơn giản sau:

  • Cho bé nằm ở phòng rộng rãi, thoáng mát nhưng tuyệt đối không có gió lùa.
  • Hạn chế nhiều người trong phòng và vây quanh bé.
  • Không đắp chăn và cho bé mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thoáng mát.
  • Đo thân nhiệt thường xuyên tại vị trí nách và hậu môn của bé trong 3 phút. Chú ý, nhiệt độ thực của trẻ sẽ là chỉ số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 đến 0,4 độ.
  • Lau, chườm khăn mát cho bé để hạ thân nhiệt tại nách, bẹn và trán.
  • Bù nước cho trẻ bằng nước lọc, oresol hay nước hoa quả, bởi khi bị sốt bé rất dễ bị mất nước.

Dùng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị sốt 39 độ trở lên thì tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Trong trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc paracetamol đơn chất theo dạng gói hoặc siro.

trẻ sốt 39 độ
Việc sử dụng thuốc hạ sốt là cần thiết nếu bé sốt cao trên 39 độ

Liều dùng của thuốc paracetamol cho bé là khoảng 10 đến 15 mg cho một kg cân nặng ở mỗi lần uống. Lần thuốc sau cách lần uống trước trong 4 đến 6 tiếng nếu trẻ vẫn chưa hạ sốt. Với trẻ nhỏ, paracetamol thường được áp dụng 3 đến 4 lần một ngày và tổng liều dùng đối đa sẽ không quá 60 mg/kg cân nặng mỗi ngày.

Trong trường hợp trẻ sốt 39 độ nhưng lại có tiền sử co giật hoặc cơ địa nôn thì cần bố mẹ cần phải tiến hành hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Lúc này thuốc mới có thể nhanh chóng phát huy tác dụng thay vì đường uống.

Một số lưu ý khi trẻ bị sốt 39 độ

Khi bé bị sốt 39 độ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin để hạ sốt bởi thuốc này có thể làm tăng nguy cơ khiến bé hội chứng Reye.
  • Không dùng kết hợp thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ nhỏ, nhất là với bé dưới 4 tuổi
  • Không tắm và mặc quần quá dày cho trẻ khi bé bị sốt.

trẻ sốt 39 độ
Khi trẻ bị sốt cao, bố mẹ nên cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi thân nhiệt bé

Trong trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp hạ sốt tại nhà mà nhiệt độ ở thể trẻ vẫn không hạ thì tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám và điều trị. Nhất là khi bé xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như:

  • Bé ngủ li bì cả ngày, đánh thức không dậy.
  • Bé bị tiêu chảy, trong phân có máu.
  • Trẻ sốt cao kèm hiện tượng cơ giật, thở nhanh bất thường.
  • Bé bị sốt cao 2 ngày trở lên mà không khỏi.
  • Bé sốt 39 độ nhưng chân tay lạnh.
  • Tình trạng sốt kèm theo hiện tượng đau họng, đau tai, cứng cổ, phát ban, thậm chí là đau đầu dữ dội.
  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi khi bị sốt tốt nhất nên đưa tới bệnh viện ngay.

Như vậy, trẻ sốt 39 độ là tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi bố mẹ phải có biện pháp khắc phục kịp thời để tránh những rủi ro không mong muốn. Hy vọng những thông tin trong bài viết vừa rồi sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh, nhất là những cặp vợ chồng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,977

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám