Đái ra sỏi thận có nguy hiểm hay không?

goole news
16

Đái ra sỏi thận là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh sỏi thận, tiết niệu đã diễn biến tới giai đoạn nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý này để bạn đọc có thể tham khảo.

Đái ra sỏi thận là bệnh gì?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết đái ra sỏi thận là một trong số những biểu hiện của bệnh lý sỏi thận. Sỏi sẽ được hình thành ở niệu quản, đường tiết niệu, thận hay bàng quang. Chúng có nhiều kích thước khác nhau. Những viên sỏi to sẽ không thể di chuyển, bị mắc lại một vị trí nào đó, cọ xát gây ra tổn thương niêm mạc tại bộ phận tiết niệu. 

Trường hợp viên sỏi có kích thước nhỏ thì chúng có thể di chuyển theo đường nước tiểu dọc các cơ quan. Nếu khi đó không bị mắc lại ở vị trí nào thì chúng có thể được đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Do đó dẫn tới hiện tượng đái ra sỏi thận ở một số người.  

Đái ra sỏi thận thường kèm theo nước tiểu có màu đỏ nhạt

Đái ra sỏi thận thường kèm theo nước tiểu có màu đỏ nhạt

Tình trạng này thường kèm theo đau buốt, thậm chí đái đục, đái ra mủ và đau bụng dữ dội. Nhiều trường hợp còn đi tiểu kèm theo máu và đau quặn thận. 

Triệu chứng cụ thể của đái ra sỏi thận

Nhận biết đái ra sỏi thận sớm thông qua các biểu hiện giúp quá trình điều trị diễn ra sớm hơn. Nhờ đó hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể như sau:

Đau vùng hố thắt lưng là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi thận

Đau vùng hố thắt lưng là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi thận

  • Biểu hiện đau vùng hố thắt lưng: Người bệnh bị đau nặng nề, dữ dội và khó chịu. Trong đó các cơn đau quặn thận xuất hiện dày đặc, thường xuyên và kéo dài. 
  • Đau cấp tính: Người bệnh có thể cảm thấy đau ở vùng thắt lưng sau đó lan nhanh xuống bộ phận sinh dục và bẹn. Nguyên nhân là do khi ấy sỏi thận đã rơi xuống niệu quản hình thành sỏi niệu quản.
  • Đái ra máu: Trước khi đái ra sỏi thận, viên sỏi gây cọ xát, xước, rách dẫn tới đau và chảy máu các cơ quan. Do đó nước tiểu có thể có màu hồng nhạt, mủ hoặc ứ mủ bể thận.

Ngoài ra khi bị đái ra sỏi thận, người bệnh còn cảm thấy rét run, sốt cao, đái rắt, tiểu buốt, buồn nôn và nôn. 

Các dạng sỏi thận, tiết niệu

Chế độ ăn uống có quá nhiều đạm, uống ít nước hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu chính là những yếu tố khiến sỏi niệu đạo phát sinh. Nồng độ tinh thể trong máu qua, khi lọc qua thận bị lắng đóng lại có thể tạo thành sỏi bên trong nhu mô thận hay bể thận gọi chung là sỏi thận. Hiện nay các dạng sỏi thận tiết niệu phổ biến bao gồm:

Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến và dễ gặp nhất

Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến và dễ gặp nhất

  • Sỏi canxi: Đây là loại sỏi phổ biến và dễ gặp nhất. Nguyên nhân hình thành do nước tiểu quá bão hòa về muối canxi, tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tái hấp thu ở ống thận. 
  • Sỏi oxalat: Là loại sỏi chiếm tỷ lệ cao tại các nước nhiệt đới. 
  • Sỏi phosphat: Thường có kích thước lớn, có hình san hô và cản quang. Sỏi hình thành do hậu quả của nhiễm khuẩn trên đường tiết niệu.
  • Sỏi acid uric: Hình thành do sự tăng nồng độ Uric trong máu. 
  • Sỏi struvit: Hình thành do nhiễm khuẩn đường tiết niệu lâu dài.
  • Sỏi cystin: Thường xuất hiện do bẩm sinh rối loạn vận chuyển và tái hấp thu cystin ở ống thận. 

Điều trị sỏi thận

Thực chất đái ra sỏi thận là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh sỏi thận ở giai đoạn nguy hiểm. Vậy khi bị sỏi thận cần làm gì, hiện nay với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hiện đại, có nhiều giải pháp để điều trị sỏi thận, trong đó tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi bằng laser là những phương pháp cho hiệu quả cao. 

Tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là một giải pháp điều trị không xâm lấn cho tác dụng tốt. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là có thể làm ảnh hưởng tới nhu mô thận, đài bể thận. Giải pháp sử dụng sóng âm với tần suất cao khiến sỏi bị giao động và tổn thương. Muốn khỏi bệnh hoàn toàn thì vẫn cần thực hiện tán nhiều lần sỏi mới có thể trôi sạch. 

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Phương pháp sử dụng 2 loại ống cứng và ống mềm để tán sỏi nhằm bảo tồn chức năng thận. 

  • Với ống cứng: Thường được sử dụng để tán sỏi bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Phương pháp không thể tiếp cận và can thiệp phía bên trên hoặc phía trong thận. Sử dụng kèm các dụng cụ như camera dẫn sáng và luồng dụng cụ. 
  • Với ống mềm: Sử dụng với các sỏi nhỏ, nằm ở vị trí khó tiếp cận, bên trên và trong thận, bể thận hoặc các trường hợp ở cực dưới gây ứ nước. Dụng cụ kèm theo là camera dẫn sáng, luồng dụng cụ, cơ cấu điều khiển,...

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp mới hiện đại

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp mới hiện đại

Tán sỏi qua da

Đây là một phương pháp ít xâm lấn, thường áp dụng với sỏi thận >2cm. Ưu điểm khi thực hiện là người bệnh sạch sỏi, sớm ra viện. Tuy nhiên nhược điểm là có thể gây tổn thương cho người bệnh. 

Nội soi sau phúc mạc

Phương pháp được chỉ định thực hiện với những người bệnh bị sỏi có kích thước lớn, bệnh nhân bị hẹp hoặc gấp niệu quản và không thể là tán sỏi ngược dòng. 

Phòng tránh các bệnh sỏi thận

Song song với việc tiến hành điều trị, các biện pháp phòng tránh sỏi thận cũng cần được bạn thực hiện. 

Uống nước đầy đủ

Bạn nên duy trì uống từ 2 tới 3 lít nước để cơ thể đáp ứng đủ nước và hệ tiêu hóa có thể hoạt động bình thường. Việc bài tiết nước tiểu khi ấy diễn ra đều đặn nhằm ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra uống thêm nước cũng là cách để cơ thể bài tiết sỏi thận tốt hơn. 

Uống nước đầy đủ là cách phòng bệnh hiệu quả

Uống nước đầy đủ là cách phòng bệnh hiệu quả

Sử dụng thuốc chứa canxi, vitamin D, vitamin C hợp lý

Thừa lượng canxi trong cơ thể sẽ làm cho nồng độ canxi trong nước tiểu tăng dẫn đến hình thành sỏi tiết niệu. Tính acid của nước tiểu, nguy cơ dẫn đến sỏi ngày một tăng nếu như bổ sung vitamin quá nhiều.

Thực phẩm giàu canxi và oxalat cần được cân bằng

Việc bổ sung hàm lượng canxi thông qua đường uống có thể là nguyên nhân tạo sỏi. Chính vì thế bạn cần lưu ý bổ sung nhóm thực phẩm chứa caxi và oxalat một cách hợp lý. Tốt nhân nên đan xen ăn tôm cua cá và kết hợp với việc sử dụng rau đậu, khoai lang, củ cải,...

Ăn ít đạm

Acid uric trong nước tiểu tăng đột ngột là một trong những nguyên nhân khiến đái ra sỏi thận. Chính vì thế bạn cần hạn chế ăn nhiều protein từ thịt bò, thịt lợn, thịt gà, dê, nội tạng động vật…

Hạn chế ăn muối

Natri trong muối là nguyên nhân khiến canxi khó hấp thu tại thận và bị đào thải thông qua nước tiểu, dễ dàng kết dính tạo sỏi tiết niệu và dẫn tới tình trạng tiểu ra sỏi. Chính vì thế bạn cần lưu ý không nên ăn quán 2,3g muối/ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đái ra sỏi thận có nguy hiểm hay không. Khi mắc sỏi thận bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
30,784

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám