Sỏi san hô trong thận và cách xử lý hiệu quả an toàn nhất

Đỗ Linh Chi

28-10-2020

goole news
16

Sỏi san hô là 1 trong những loại sỏi thận phức tạp và khó điều trị. Vậy sỏi san hô có đặc điểm gì, có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây

Nguồn gốc hình thành và đặc điểm của sỏi san hô trong thận 

Sỏi san hô là loại sỏi hỗn hợp, len lỏi vào bên trong các đài thận có hình dáng giống san hô, thường chiếm ít nhất 2 đài thận. Phần lớn sỏi thận san hô là sỏi hỗn hợp struvite – carbonate-apatite còn lại 1 số ít là là sỏi canxi oxalat và canxi photphat và chỉ xuất hiện tại đài bể thận, không có tại các vị trí khác như niệu quản, niệu đạo.... Đặc điểm của sỏi san hô là có nhiều nhánh, gai nhỏ thường có màu vàng trắng và nằm trong các đài thận, lấp đầy đài thận, rất cứng và khó bị bào mòn. 

Nguyên nhân chính hình thành sỏi san hô thường là trên cơ sở nhiễm khuẩn đường tiết niệu do đó nó còn được gọi là sỏi nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm điển hình như trực khuẩn Proteus Species, tụ cầu Ureaplasma urealyticum, Staphylococcus có trong đường tiết niệu sẽ làm tăng thủy phân ure thành các ion amoni và hydroxy, kết hợp với sự thay đổi về pH trong nước tiểu sẽ khiến hình thành sỏi san hô trong thận.

Sỏi san hô trong thận cứng và có nhiều nhánh nhỏ

Sỏi san hô trong thận cứng và có nhiều nhánh nhỏ

Những người dễ bị sỏi san hô thường là phụ nữ, người lớn tuổi, người bị viêm đường tiết niệu nhiều lần, những người đã thực hiện các phẫu thuật niệu quản, bàng quang hoặc dị tật đường tiết niệu.

Biểu hiện của sỏi san hô trong thận

Khi có sỏi san hô trong thận, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng điển hình như đau lưng, bí tiểu, tiểu ra máu hoặc có thể sốt… Tuy nhiên cũng có những trường hợp có sỏi thận san hô nhưng không xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Điển hình là khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ nét nên người bệnh dễ chủ quan không đi khám khiến sỏi lớn dần và khó điều trị. 

Ở giai đoạn đầu sỏi san hô thường không có nhiều triệu chứng

Ở giai đoạn đầu sỏi san hô thường không có nhiều triệu chứng

Sự nguy hiểm của sỏi san hô trong thận

Đặc điểm sỏi san hô là len lỏi vào các đài bể thận nên khiến nước tiểu bị ứ đọng, không được đẩy hết và bể thận gây nên tình trạng viêm nhiễm lâu dần sẽ khiến thận bị tổn thương, suy giảm chức năng bài tiết. 

Đặc biệt, sỏi san hô ở giai đoạn mới xuất hiện thường không có triệu chứng vì vậy khiến người bệnh chủ quan không đi thăm khám khiến sỏi to dần có thể chiếm hết đài bể thận gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn  viêm đài bể thận, viêm xơ nhu mô thận, áp xe thận, suy thận… đe dọa sức khỏe và gây nhiều đau đớn cho người bệnh.

Cách điều trị sỏi thận san hô hiệu quả

Sỏi san hô có đặc điểm rất cứng, lại có nhiều nhánh nhỏ lấp đầy các khoảng trống trong đài bể thận nên điều trị rất phức tạp. Thông thường bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng cụ thể của từng người mà đưa ra phương án điều trị. Dưới đây là 1 số cách điều trị sỏi san hô:

Điều trị bằng thuốc: Sỏi thận san hô là sỏi hình thành do tình trạng nhiễm trùng nên bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị và phòng ngừa viêm đài bể thận và nhiễm trùng.  

Phẫu thuật: Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mổ mở để lấy sỏi. Với phương pháp này bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là bệnh nhân lâu hồi phục, cần thời gian nằm viện lâu do vết mổ lớn.

Tán sỏi qua da: Nếu trước đây phẫu thuật mổ ở là phương pháp chủ yếu được sử dụng để loại bỏ sỏi thận san hô thì hiện nay tán sỏi qua da được sử dụng nhiều hơn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như hạn chế xâm lấn do bác sĩ chỉ mở 1 đường nhỏ đi vào đài bể thận sau đó sử dụng laser để tán sỏi thành những viên nhỏ và hút ra ngoài. Do đó bệnh nhân sẽ ít đau đớn hơn so với phẫu thuật mổ mở, nhanh hồi phục và rút ngắn thời gian nằm viện. Phương pháp này cũng ít biến chứng hơn và giúp bảo toàn, cải hiện chức năng của thận.

Sỏi thận san hô có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi thận san hô có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách phòng ngừa sỏi san hô trong thận

Để phòng ngừa sỏi san hô trong thận người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Tốt nhất nên ăn nhạt, ít dầu mỡ và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin như cá khô, thịt khô, lạp xưởng, các loại mắm, nội tạng động vật…. 

Sỏi thận san hô rất khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng thận nên khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào người bệnh cần đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm do sỏi thận san hô. 

XEM THÊM:

            ➤ Sỏi thận CÓ di truyền không và làm cách nào để phòng tránh

Hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,252

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

[Câu chuyện khách hàng] Tăng gần 10kg sau khi phẫu thuật nội soi loại bỏ "sỏi thận" hoàn toàn

Nhập viện trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, đau lưng, đi tiểu buốt kèm những cảm giác sốt, ớn lạnh, anh T. (36 tuổi, Hà Nội) cho biết chỉ trong thời gian ngắn anh...

19001806 Đặt lịch khám