U nhú lưỡi và lầm tưởng không cần điều trị, bệnh tự khỏi!

Ngọc Anh

09-07-2025

goole news
16

U nhú lưỡi là một trong số các bất thường về lưỡi thường gặp trên lâm sàng. Mặc dù đa số các ca u nhú trên lưỡi là lành tính nhưng nó vẫn làm cho bệnh nhân cảm thấy đau rát, bất tiện khi ăn uống và mất tự tin khi trò chuyện.

U nhú lưỡi là gì?

Nhú lưỡi là gì?

Nhú lưỡi là những khối mô liên kết và biểu mô nằm nổi trên bề mặt lưỡi với các chức năng đặc thù như:

  • Cảm nhận vị giác: Một số nhú lưỡi như nhú nấm chứa các nụ vị giác giúp chúng ta nhận biết được các hương vị khác nhau như ngọt, chua, mặn, đắng, umami,..
  • Vận động, hỗ trợ lưỡi hoạt động linh hoạt hơn khi ăn uống: Nhú gai lưỡi và các loại nhú khác giúp tăng ma sát trên bề mặt lưỡi, hỗ trợ thức ăn di chuyển dễ dàng và người bệnh nhai nuốt hiệu quả hơn

Nhú lưỡi được coi là một phần cấu trúc của lưỡi, đảm nhiệm các nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trên thực tế, có nhiều loại nhú lưỡi như nhú gai, nhú nấm, nhú lá, nhú vòng. 

Thế nào là u nhú lưỡi

U nhú lưỡi là tình trạng các nhú lưỡi hoặc các chồi vị giác bị sưng lên và gây đau đớn cho người bệnh. Khi soi gương, bệnh nhân có thể thấy các nốt li ti màu hồng hoặc trắng, không đau nằm ở hai bên lưỡi.Trong giai đoạn các khối u mới hình thành, chúng không gây ra bất cứ triệu chứng nào.

Minh hoạ về các một nốt nhú bất thường trên lưỡi

Minh hoạ về các một nốt nhú bất thường trên lưỡi

Bệnh nhân chỉ có những biểu hiện đầu tiên khi các khối u này to lên giống như những chiếc đĩa dẹt, mọc chồng lên nhau và bám thành từng mảng dày đặc ở giữa lưỡi - họng, gây đau rát. Lúc này, chúng rất dễ vỡ, chảy mủ, chảy máu và gây loét miệng. 

Lưu ý rằng: U nhú lưỡi có thể xuất hiện trên hoặc dưới bề mặt lưỡi (u nhú dưới lưỡi).  Ngoài ra, một số người còn nhầm lẫn, u nhú lưỡi và viêm nhú lưỡi. Tuy nhiên đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. U nhú dưới lưỡi là tổn thương lành tính do tăng sinh mô nhú, tạo thành các cục nhỏ. Nhưng viêm nhú lưỡi là tình trạng các nhú trên bề mặt lưỡi bị viêm, gây sưng, đau do nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công,...

Nguyên nhân u nhú lưỡi

U nhú ở lưỡi là các khối u nhỏ, lành tính, xuất hiện do sự tăng sinh quá mức của mô nhú trên lưỡi. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm cả biểu hiện từ bệnh lý và ảnh hưởng từ các nhân tố khác như sau:

U nhú lưỡi là biểu hiện của bệnh lý gì?

U nhú ở lưỡi có thể báo hiệu các bệnh lý từ lành tính đến nghiêm trọng bao gồm:

Nguyên nhân

Mô tả

Trào ngược dạ dày

Axit dạ dày trào ngược lên miệng và thực quản, gây bỏng làm các nhú lưỡi bị sưng.

Dị ứng thực phẩm

Các nhú lưỡi hoặc chồi vị giác bị kích ứng khi tiếp xúc với các thực phẩm gây kích ứng

Bỏng miệng

Thức ăn quá cay, nóng gây bỏng, loét và nhú lưỡi sưng rộp lên.

Nhiễm trùng

Virus hoặc vi khuẩn tấn công làm nhú lưỡi sưng đỏ và tổn thương.

Ung thư miệng

Bệnh nhân bị ung thư miệng cũng có thể có các khối u trên bề mặt  lưỡi 

Viêm nhú lưỡi

Trong vài trường hợp, nhú lưỡi sẽ bị sưng, trở nên viêm và tăng nguy cơ hình thành các khối u nhỏ 

Nhiễm trùng

Một số loại virus, vi khuẩn tấn công sẽ khiến nhú lưỡi sưng đỏ và tổn thương

U nhú có thể là hệ quả của việc miệng bị bỏng

U nhú có thể là hệ quả của việc miệng bị bỏng

Các nguyên nhân khác 

Ngoài các nguyên nhân đến từ bệnh lý kể trên, đây có thể là triệu chứng sinh ra do ảnh hưởng từ các thói quen không khoa học trong sinh hoạt như:

  • Chấn thương lưỡi do răng nhọn, răng giả va chạm với lưỡi khi nói chuyện, nhai thức ăn
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá có hơn 700 chất độc hại sẽ khiến các chồi vị giác bị kích thích và giảm khả năng phân biệt mùi vị
  • Thường xuyên ăn các món nhiều gia vị hoặc gia vị mạnh: Điều này có thể khiến nhú lưỡi bị kích ứng và tăng khả năng hình thành các u cục
  • Stress, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể
  • Thiếu vitamin như sắt, vitamin B cũng khiến bạn dễ gặp các vấn đề sức khoẻ ở khoang miệng hơn
  • Nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc bằng miệng

U nhú lưỡi có tự khỏi được không? Có cần điều trị không?

Như đã nhắc đến ở trên, nếu u nhú ở lưỡi chỉ là tổn thương lành tính do loét miệng, thói quen ăn uống,.. thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị u nhú lưỡi do các bệnh lý khác gây ra hoặc nhiễm virus HPV thì bắt buộc phải điều trị.

Thông thường, nếu các biểu hiện của u nhú trên kéo dài hơn 10 ngày thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Điều trị nội khoa

Tuỳ vào nguyên nhân bệnh lý mà các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị sớm như sau:

  • Đối với nhiễm HPV: Bệnh nhân có thể được điều trị bằng liệu pháp áp lạnh (cryotherapy) hoặc tiêm interferon alfa-2B, một loại thuốc kháng virus.
  • Đối với u nang: Chỉ định chọc hút dịch cho nang nhầy hoặc nang lympho biểu mô, hoặc sử dụng laser/cryotherapy cho các khối u lớn sẽ được đưa ra
  • Đối với sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi: Điều trị bằng thuốc chống viêm, massage cho sỏi nhỏ, hoặc phẫu thuật nếu sỏi lớn.
  • Đối với khối u tuyến nước bọt: phẫu thuật cắt bỏ khối u và mô xung quanh, kết hợp xạ trị hoặc hóa trị nếu đã di căn.

Dùng thuốc là cách điều trị phổ biến nhất

Dùng thuốc là cách điều trị phổ biến nhất

Để điều trị dứt điểm và hạn chế biến chứng về sau, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám và điều trị ngay khi phát hiện ra cơ thể có các triệu chứng bất thường đầu tiên.

Điều trị tại nhà

Đa số các ca u nhú lưỡi đều là do các gai nhú lưỡi bị kích thích quá mức trong ngắn hạn. Khi đó, bệnh nhân có thể chỉ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

  • Đánh răng đúng cách, sử dụng nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng.
  • Tránh thực phẩm cay, nóng, chua, và đường để giảm kích ứng khoang miệng
  • Không hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm.
  • Không tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định, vì có thể làm tình trạng nặng hơn.

Có thể nói, u nhú lưỡi là bệnh lý lành tính nhưng phải được theo dõi và điều trị đúng lúc để hạn chế các biến chứng không mong muốn. Điều trị bất thường này cũng khá đơn giản, tập trung vào vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kiêng đồ ăn cay nóng, thuốc lá hoặc điều trị ngoại khoa với các trường hợp u nhú dưới lưỡi do bệnh lý gây ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

7

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám